Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 15/06/2015

Bật mí 8 bí quyết thay tã cho bé

Bật mí 8 bí quyết thay tã cho bé
Lần đầu thay tã cho con có thể là một viễn cảnh đầy thách thức nhưng dần dần nó sẽ trở nên quen thuộc và dễ dàng hơn. Thậm chí bạn có thể trở thành các chuyên gia bỉm tã cho con mà không hề hay biết. Dưới đây sẽ là 8 mẹo nhỏ giúp rút ngắn hành trình làm chuyên gia bỉm tã
Thay tã cho bé
Thay tã là công việc đơn giản nhưng mẹ cũng cần ít nhiều sắp xếp

1/ Chọn đúng loại bỉm tã cho con

Điều đầu tiên cần quyết định là bạn muốn dùng loại bỉm nào cho con. Việc này hoàn toàn là lựa chọn cá nhân và nó tùy thuộc vào loại bỉm, lối sống, điều kiện kinh tế và sự thoải mái của bé.

Loại bỉm dùng một lần rất tiện lợi, nhất là trong những tuần đầu đời khi bạn đang tập làm quen với việc chăm sóc bé. Tuy nhiên, nếu bạn là một người yêu môi trường và có ý thức sinh thái thì loại bỉm này sẽ khó “sống” với bạn vì chúng sẽ là loại rác thải phải cần đến nhiều thế kỷ để phân hủy. Hiện nay, chúng ta đã có thể sử dụng loại bỉm sinh thái dùng một lần, với loại này, nhà sản xuất sẽ sử dụng ít hơn hay thậm chí là không sử dụng gel hóa chất hay chất tẩy trắng, nhờ đó chúng sẽ phân hủy nhanh hơn. Tuy nhiên, loại bỉm sinh thái này có giá khá cao.

Tã vải khá phổ biến với đa dạng kiểu dạng thiết kế, màu sắc và thường có 2 dạng chính. Loại bỉm này có cấu trúc 2 mặt: mặt ngoài không thấm nước và mặt trong có thể giặt sạch được, hoặc đã có may sẵn miếng lót hoặc mình phải để miếng lót vào, và cũng có thể dùng loại kết hợp 2 cách ở trên.Cả 2 loại tã này đều có thể dùng với miếng lót một lần hay giặt lại và có thể thêm miếng lót để tăng thêm khả năng thấm hút, nhất là khi bé ị.

Tã vải có thể dùng đi dùng lại trong vòng 2 năm rưỡi và thậm chí có thể dùng cho bé tiếp theo. Nhìn chung loại tã nay thường rẻ hơn loại dùng một lần khi “chạy đường dài”.

Tuy nhiên, việc giặt tã vải với nhiệt độ cao có thể sẽ có ảnh hưởng không tốt cho môi trường và khá tốn kém, đó là chưa kể đến thời gian chúng ta dành cho việc làm sạch chúng.

2/ Đảm bảo loại bỉm tã được chọn, thích hợp với bé

Dù dùng tã vải hay tã dùng một lần, mẹ đều cần đảm bảo cho cuống rốn của bé được thông thoáng.

Loại bỉm dành cho trẻ sơ sinh thường được thiết kế có một lỗ trống để chừa không gian cho cuống rốn của bé. Khi cuống rốn rụng, cái lỗ nhỏ này sẽ giúp rốn bé được “thở” và mau lành. Chúng ta sẽ cần dùng loại bỉm này ít nhất là vài tuần sau khi bé chào đời.

Với loại bỉm dùng một lần bình thường, chúng ta có thể gấp mí trên của bỉm xuống để tạo cho không gian quanh cuống rốn bé được thông thoáng tương tự như loại chuyên dụng.

3/ Trữ bỉm tã cho con

Trẻ sơ sinh sẽ cần được cho ăn thường xuyên và vì thế cứ khoảng 1-3 tiếng, bé sẽ “tạo nên thành phẩm” một lần. Do đó, giai đoạn này, bé sẽ cần khoảng 12 bỉm mỗi ngày. Nếu dùng bỉm dùng một lần cho bé, mẹ nên mua trữ với số lượng lớn để tiết kiệm tiền.

Nếu dùng bỉm vải, còn tùy vào việc mẹ dùng loại nào. Với loại kết hợp miếng dán có sẵn và có thể tháo rời, mẹ sẽ cần khoảng 15 cái. Còn loại bỉm vải tháo rời, mẹ sẽ cần khoảng 3 cái bỉm bọc ngoài và 20 miếng lót.

Những con số ở trên được tính trên cơ sở bạn giặt giũ chúng hàng ngày. Nếu để qua ngày khác giặt, mẹ cứ nhân lên với số ngày dồn đồ lại nhé. Một điều cần lưu ý khác là không nên mua quá nhiều bỉm tã cùng một cỡ cho bé vì con lớn rất mau trong giai đoạn này.

4/ Chọn miếng lót/ nệm thay bỉm chất lượng tốt

Bền là điều ưu tiên hàng đầu khi chọn mua miếng lót/ nệm thay bỉm cho bé vì nó sẽ “sống chung” với bạn ít nhất là 2 năm. Hầu hết chúng sẽ bị phồng lên hay không bằng phẳng như trước theo thời gian, nhưng điều này cũng chưa cần thiết phải thay một cái mới vì khi bé luôn cần có cha mẹ bên cạnh trong khi thay tã.

Mẹ sẽ cần một miếng lót/ nệm mỏng, có thể di chuyển được để có thể cuốn chúng lại rồi cho vào túi mang theo. Đây là vật dụng không thể vắng mặt trong giỏ đồ chuẩn bị cho bé ra ngoài.

Hiện nay, tại một số nơi công cộng, chúng đều có trang bị bàn hay buồng thay tã cho bé. Tuy nhiên, khi bạn có mang theo một miếng lót, mẹ có thể thao tác ở bất cứ chỗ nào, trên nền đất hay trên giường…

5/ Lựa chọn vật dụng hỗ trợ

Khi thay tã cho bé, mẹ có thể sẽ cần:

– Khăn vải hay giấy dùng một lần để lau chùi, vệ sinh cho bé

– Túi đựng bỉm đã qua sử dụng vì túi này được thiết kế có mùi thơm nhằm trung hòa mùi hôi của bỉm

– Kem chống hăm giúp hạn chế bé bị hăm vùng mặc bỉm

– Giỏ xách để đựng các vật dụng cần mang theo mỗi khi ra ngoài

– Miếng lót bỉm thay thế :đối với loại bỉm vải mà không có miếng thấm hút nhanh.

Không phải tất cả các vật dụng hỗ trợ thay đổi đều quan trọng nhưng ít nhiều chúng cũng có thể hỗ trợ chúng ta khi cần.

6/ Thường xuyên kiểm tra, thay bỉm cho bé

Bé sẽ cần thay bỉm trước và sau mỗi lần cho ăn cũng như sau khi bé ị để có cảm giác khô thoáng, dễ chịu cho bé. Thật ra, khi sử dụng loại bỉm một lần, chúng có ưu điểm là thấm hút rất tốt nên chúng ta ít cảm thấy ẩm ướt khi sờ tay kiểm tra, trừ khi nó “ngậm” nước quá mức.

Cách vài giờ, mẹ nên kiểm tra độ ẩm của bỉm bằng một ngón tay sạch cho an tâm, dù cho loại bỉm bé đang dùng có khả năng báo hiệu chỉ số độ ẩm hay không.

7/ Nắm một vài kỹ thuật thay tã cơ bản

Đầu tiên cần chuẩn bị khu vực an toàn, ổn định để thay tã cho bé. Sau đó gom các vật dụng liên quan lại, trong tầm với và rửa tay thật sạch. Mẹ cũng có thể trải một cái khăn tắm hay vải màn vuông trên miếng nệm/lót để làm cho bé thêm thoải mái.

Luôn ở bên bé và đặt một tay lên người bé trong suốt thời gian thay tã để bé không có cơ hội nằm ngoài tầm kiểm soát.

Với bỉm dùng một lần thì cách thay bỉm sẽ tùy thuộc vào từng thương hiệu. Còn với bỉm vải, mỗi loại cũng sẽ có kỹ thuật thay khác nhau. Cụ thể như thế nào, mẹ có thể tham khảo thêm ở bài viết: 7 bước thay tã cho bé

8/ Bảo vệ bé khỏi hăm tã

Hăm tã thường xuất hiện khi bé được 9 đến 12 tháng. Nguyên nhân chính dẫn đến hăm tã là do sự ẩm ướt từ nước tiểu và phân. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ bé là luôn giữ cho vùng mặc bỉm được khô thoáng. Một số bước dưới đây sẽ giúp làn da bé tránh được kích ứng:

– Thường xuyên thay bỉm tã cho bé, thay sớm ngay sau khi bé vừa “giải quyết”.

– Vệ sinh bộ phận sinh dục và hậu môn sạch sẽ và chờ cho nó khô ráo mới mặc bỉm khác vào

– Thoa một lớp mỏng kem chống hăm sau mỗi lần thay bỉm

– Thỉnh thoảng nên để cho mông bé được tự do, thoáng khí

– Không sử dụng phấn rôm vì nó dễ gây ra ma sát và kích ứng da cho bé

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x