Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Cứ mỗi 2 giờ, bé sơ sinh lại cần được bú sữa và cùng với sữa, bé cũng nuốt vào một lượng khá nhiều không khí. Nếu không được ợ hơi, không khí tồn đọng có thể gây đầy bụng, khó chịu và có khi là nguyên nhân gây ra trào ngược, nôn trớ cho bé. Cách cho bé ợ hơi đúng đòi hỏi mẹ lưu ý đến tư thế bế bé, cách xoa hoặc vỗ lưng để hỗ trợ bé đẩy hơi ra khỏi bụng.
♦ Bế bé áp vào ngực: Mẹ ngồi thẳng và để đầu bé tựa vào vai, thân người bé áp vào ngực. Một tay mẹ đỡ mông bé và một tay còn lại xoa hoặc vỗ nhè nhẹ vào lưng bé. Nếu mẹ ngồi trên một chiếc ghế bập bênh và nhún nhẹ thì cũng có thể tạo ra tác dụng tương đương.
♦ Cho bé ngồi trong lòng mẹ: Cách ợ hơi thứ hai là để bé ngồi thẳng trên đùi mẹ, dùng lòng bàn tay đỡ cằm của bé và phần cổ tay đỡ phần ngực bé. Tay còn lại nhẹ nhàng vỗ vào lưng bé. Mẹ có thể để bé ngồi hơi nghiêng về đằng trước để đẩy hơi ra dễ dàng hơn.
♦ Để bé nằm sấp: Để bé nằm sấp trên đùi mẹ và dùng tay để hỗ trợ phần đầu cho bé. Mẹ hãy đảm bảo rằng phần đầu bé cao hơn phần ngực. Vỗ nhẹ lưng bé.
Trong những ngày đầu tiên, mẹ có thể cảm thấy lo lắng vì phần cổ của bé còn yếu nên không muốn bế đứng hoặc để bé ngồi hay nằm sấp. Nhưng khi thực hiện đúng cách, phần đầu và cổ của bé luôn được hỗ trợ và bé sẽ không cảm thấy khó chịu tí nào cả. Hơn nữa, việc tập nằm sấp sẽ khuyến khích bé mau học cách nâng đầu lên, một trong những bước quan trọng để khởi đầu cho khả năng vận động toàn thân của bé sau này.
Mẹ cũng nên lưu ý, lặp đi lặp lại việc vỗ nhẹ nhàng sẽ rất hiệu quả. Không có lý do gì để dùng lực mạnh trên lưng của bé, vì nó sẽ không giúp bé ợ hơi hiệu quả hơn. Và để tránh việc bé có thể ọc ra một ít sữa trong mỗi lần ợ hơi làm bẩn quần áo, mẹ nhớ lót vai hay đùi của mình bằng một chiếc khăn sạch nhé.
Với một em bé khỏe mạnh, mẹ luôn cần cho con ợ hơi sau mỗi cữ bú. Tốt nhất, cứ sau mỗi 60 đến 90ml sữa hoặc mỗi lần đổi bên ngực, mẹ nên cho con ợ hơi trước khi tiếp tục cho bú.
Đối với các em bé bị trào ngược, nôn trớ nhiều hoặc đang có dấu hiệu đầy bụng và khó chịu, mẹ lại càng phải cho ợ hơi nhiều lần. Hãy cho bé ợ hơi mỗi khi bú xong bình sữa hay sau mỗi 5 phút bú mẹ.
Nếu bé vẫn chưa ợ hơi, mẹ nên thay đổi tư thế của bé và thử lại sau một vài phút. Mẹ cần cho bé ợ hơi trước khi tiếp tục cho bú. Luôn ghi nhớ cho bé ợ hơi sau khi bú xong, mẹ nhé.
Trong suốt 6 tháng đầu, không chỉ cần cho bé ợ hơi, sau mỗi cữ bú mẹ nên bế bé thẳng đứng trong 10 đến 15 phút để tránh không cho sữa trào ra. Đôi khi bé thức giấc và quấy khóc ban đêm cũng chỉ vì đầy bụng và việc cho bé ợ hơi sẽ giúp con ngủ trở lại.
Khi ợ hơi, bé sẽ phát ra thành tiếng hoặc ngừng khóc và chịu bú mẹ tiếp. Thời gian mẹ vỗ lưng ợ hơi cho bé sẽ tùy vào lượng không khí trong dạ dày. Thông thường, thời gian này sẽ rơi vào khoảng từ 10 – 15 phút.
Trên thực tế, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về mặt lợi ích khi cho bé ợ hơi sau khi bú như sau:
Như đã đề cập, việc ứ đọng không khí thừa là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị đau bụng hoặc các cơn đau dạ dày. Nếu được ợ hơi sau mỗi lần cho bú, ắt hẳn nguy cơ xuất hiện các cơn đau trên sẽ giảm tối đa.
Hãy hình dung khi chúng ta bị đầy hơi. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu. Các triệu chứng như vậy cũng xuất hiện tương tự ở trẻ sơ sinh, đôi khi có kèm hiện tượng nôn trớ ngay khi cho ăn.
Chính vì thế, việc tạo điều kiện để trẻ ợ hơi sau khi bú chính là cách bạn bảo vệ hệ tiêu hóa non nớt của bé. Bên cạnh đó, trẻ sẽ thấy thoải mái, vui vẻ hơn trong mọi hoạt động. Có như vậy trẻ mới hấp thu thức ăn được tốt và mau lớn hơn từng ngày.
Thao tác nuốt trong khi bú vô tình đưa một lượng không khí vào trong bụng trẻ. Nó gây cản trở khá nhiều đến hoạt động tiêu hóa, hấp thu. Hệ quả là trẻ cảm thấy khó chịu, bứt rứt.
Nếu lượng không khí dư thừa này được loại bỏ, hệ tiêu hóa sẽ lại làm việc dễ dàng. Mọi giai đoạn tiêu hóa lúc này không còn bị cản trở, trẻ sẽ hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa tốt hơn.
Tình trạng ứ đọng hơi kéo dài mà không được giải tỏa sẽ khiến bé trằn trọc, khó ngủ. Đây cũng là lý do vì sao trẻ lại thức giấc thường xuyên hơn. Nếu chịu khó để ý, các bà mẹ sẽ dễ phát hiện trẻ đang thấy khó chịu ở bụng. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy bế bé thẳng lên, đầu tựa vào vai bạn, vỗ nhẹ lên lưng con đến khi nào trẻ ợ được thì hãy đặt bé nằm xuống ngủ.
Về cách để tống xuất lượng khí thừa, bạn có thể tham khảo qua bài viết: Mách mẹ cách cho bé ợ hơi.
Theo quan sát, một số trẻ sơ sinh khóc trước, trong hoặc sau khi ợ hơi. Sở dĩ như vậy có thể là do bé cảm thấy không thoải mái hoặc chưa thể đẩy hết không khí ra khỏi cơ thể thông qua việc ợ hơi. Các bậc phụ huynh cần giám sát chặt chẽ nếu trẻ khóc thường xuyên trong khi ợ hơi, vì điều này có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề tiềm ẩn mà trẻ đang mắc phải. Trong trường hợp này, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nhi khoa ngay lập tức.
Ngoài ra, bạn cần chú ý thực hiện đúng hướng dẫn ợ hơi cho trẻ sau khi bú. Có như vậy, trẻ sơ sinh mới cảm thấy dễ chịu.
Thường một số người lớn có kinh nghiệm hay khuyên phải cho trẻ khóc một chút. Các bác sĩ nhi khoa ngày nay cũng cho rằng, hành động khóc sẽ khiến cơ bắp và phổi của bé được cung cấp đủ oxy. Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý cho trẻ ăn ít nhất 3 giờ một lần để nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.