Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/10/2020

7 bước thay tã cho bé và các lưu ý

7 bước thay tã cho bé và các lưu ý
Đừng quá lo lắng nếu mẹ chẳng biết chút gì về cách thay tã cho trẻ sơ sinh bởi bạn sẽ luôn có đầy ắp các cơ hội thực hành

Hầu hết bố mẹ mắc những lỗi phổ biến như đặt tã bị ngược, lệch hay thậm chí là bị bé yêu “tè” vào người khi không đề phòng. Vì vậy, những bí quyết bên dưới chẳng những giúp mẹ nâng cao tay nghề thay tã cho bé mà còn biết cách khắc phục sơ sót nhanh chóng.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh: 7 bước mẹ cần biết

1. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh: Chuẩn bị vật dụng cần thiết

Mẹ cần chuẩn bị mọi thứ trong tình trạng “sẵn sàng ngay và luôn”, bao gồm 1-2 miếng tã sạch, khăn hoặc giấy để lau và chọn một mặt phẳng nhẵn làm nơi thay tã cho bé. Nếu bé bị hăm tã hoặc sinh chưa đủ 1 tháng, mẹ nên chuẩn bị bông gòn, nước ấm, khăn sạch và tuýp kem bôi vết hăm nhé.

Tã vải cho trẻ sơ sinh
Nếu dùng tã vải, mẹ có thể sắm thêm loại thùng đựng tã bẩn đặc biệt có tác dụng khử mùi

2. Dùng một tay giữ bé

Mẹ cần chú ý rửa tay thật sạch và đặt bé lên bàn hoặc một mặt phẳng nhẵn. Để cẩn thận hơn, mẹ có thể dùng thêm dây đai an toàn hoặc đảm bảo một tay mẹ vẫn giữ bé để bé không cựa quậy hoặc xoay người lung tung.

Đừng bao giờ rời bé dù chỉ 1 phút! Nếu bé không nằm yên được, hãy đánh lạc hướng bằng điện thoại hoặc món đồ chơi đầy màu sắc. Sau đó, nhấc 2 chân bé lên và dùng tay kéo miếng tã. Tiếp theo, kéo miếng tã từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng đường tiết niệu.

3. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh: Lau từ trước ra sau

Sau khi hoàn thành bước 2, bạn dùng khăn ẩm hoặc ướt để lau sạch từ trước ra sau cho bé. Với những bé mới sinh hoặc bị hăm tã, mẹ nên sử dụng bông gòn nhúng vào nước ấm và lau khô mông bé. Nếu là bé trai, mẹ cũng cần đề phòng bé tè vào người bằng cách đặt hờ một cái tã hoặc khăn trong khi vệ sinh vùng quấn tã.

4. Thay tã sạch

Nâng chân và nhẹ nhàng kéo tã bẩn ra khỏi người bé. Mẹ cần giữ chân bé để tránh việc bé ngọ nguậy và chạm vào miếng tã bẩn, sau đó luồn tã sạch bên dưới người bé. Với loại tã dùng 1 lần, mẹ nhấc phần trước của tã qua giữa 2 chân và dán miếng dính ở 2 bên sao cho tã ôm khít lấy eo bé. Nếu là bé trai, cần chú ý phần dương vật đang hướng xuống để bé không “tè” ra ngoài rìa trên của miếng tã.

5. Cách thay tã cho trẻ sơ sinh: Dùng tay điều chỉnh độ vừa vặn

Mẹ lưu ý dán các miếng dính thật chắc chắn khi sử dụng loại tã dùng 1 lần nhưng cũng không nên chật quá, đảm bảo mẹ vẫn cho 2 ngón tay vào giữa bụng bé và miếng tã là được. Với trẻ sơ sinh, mẹ gấp phần đầu tã ngay dưới rốn hoặc mua loại tã chuyên dụng với phần lưng được cắt để phù hợp với rốn bé.

6. Xử lý tã bẩn

Mẹ sẽ xử lý tã bẩn ra sao? Với tã vải, mẹ cần khử sạch phân mỗi khi bé đi “ị” trước khi đem đi giặt. Với tã dùng 1 lần, mẹ nên gói ghém kỹ càng và cho vào thùng rác. Nhiều bố mẹ còn cẩn thận cho tã bẩn vào loại túi nhựa có khóa kéo để hạn chế mùi hôi trước khi vứt tã đi.

7. Nhẹ nhàng cảm nhận

Không ít bố mẹ cho rằng thay tã là lúc họ cảm thấy gắn kết với con mình nhiều nhất vì được ôm, vỗ về, nói chuyện hay thầm thì với con yêu. Những lúc ấy bé sẽ tìm kiếm, ngó nghiêng và lắng nghe giọng nói nên bố mẹ đừng ngại ngùng hát cho bé nghe. Dù bố mẹ có thể thay tã nhanh cho bé nhưng nên giữ sự kết nối này một cách chậm rãi vì bạn sẽ cảm thấy thật đặc biệt.

Những lưu ý khi thay tã

1. Thay tã đúng cách

Với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, việc mặc tã đúng cách rất quan trọng, vì nó góp phần tạo nên cảm giác an toàn và một giấc ngủ ngon cho bé. Nếu cho con “làm bạn” với tã giấy, mẹ không cần băn khoăn quá nhiều về việc mặc tã sao cho đúng cách, vì các bước đều được hướng dẫn khá chi tiết trên bao bì. Mẹ chỉ cần chú ý chọn tã đúng kích thước, và phụ hợp với trọng lượng của bé trong từng giai đoạn.

Nếu để con “kết thân” với tã vải, mẹ nên lưu ý một chút về cách quấn tã cho con. Theo các chuyên gia y tế, khi quấn tã, mẹ nên “thả tự do” cho hai chân của bé, để bé có thể cử động và co duỗi thoải mái.

  • Lưu ý: Khi thay tã cho các bé trai, lưu ý để “cậu nhỏ” của con hướng xuống để bé không “làm bậy” lên phần rìa trên của miếng tã, mẹ nhé!
Hướng dẫn mẹ thay tã cho bé
Hướng dẫn mẹ cách thay tã cho trẻ sơ sinh “đúng điệu”

2. Thay tã đúng giờ

Để con mặc tã quá lâu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh, bởi các vi khuẩn trong phân sẽ phân giải ure trong nước tiểu và sản sinh ra ammonia kích thích da của bé, gây viêm. Vì vậy, thay tã đúng giờ là một trong những cách giúp mẹ nâng niu làn da mỏng manh của con. Thay tã sau 3-4 tiếng đối với tã giấy, và thay luôn sau mỗi lần con đi vệ sinh với tã vải.

Đối với trẻ sơ sinh, trong tháng đầu tiên, mẹ có thể sẽ phải thay tã cho con không dưới 10 lần đâu. Chuẩn bị tinh thần đi nhé!

3. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Để tránh vi khuẩn gây bệnh, và ngăn ngừa hăm tã cho bé, mẹ nên vệ sinh sạch sẽ cho bé trước mỗi lần thay tã mới. Mẹ cũng nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn sau mỗi lần thay tã cho con. E. coli, viêm gan A, tiêu chảy Rotavirus… đều là những bệnh có thể lây nhiễm, nếu mẹ lỡ chạm vào “sản phẩm” của con.

Rửa tay sau khi thay tã cho bé
Sử dụng xà phòng diệt khuẩn, và rửa tay dưới vòi nước đang chảy ít nhất 20 giây mẹ nhé!

4. Cho da thời gian “thở”

Sau khi vệ sinh sạch sẽ, mẹ nên để da bé khô thoáng một cách tự nhiên trước khi thay tã mới. Cách này giúp da bé được khô thoáng. Tuy nhiên, không nên để quá lâu mẹ nhé! Bé có thể bị cảm lạnh ngay đấy.

Đặc biệt, nếu vùng da quấn tã của bé bị viêm nhiễm, mẹ không nên tiếp tục quấn tã cho bé, mà nên vệ sinh và làm thoáng, khô vùng da bị viêm. Đưa con đi bác sĩ nếu chỗ bị viêm của bé không có dấu hiệu lành và trở nên nghiêm trọng hơn.

5. “Tạm biệt” tã

Tùy theo sự phát triển, thời gian “tạm biệt” tã của từng bé cũng khác nhau. Chỉ có khoảng 22% trẻ em có thể từ bỏ việc mặc tã lúc 2 tuổi rưỡi, trong khi hầu hết trẻ em đều đã có khả năng kiểm soát bàng quang khi được 18 tháng tuổi.

Mẹ nên cân nhắc việc dạy con đi vệ sinh nếu bé có thể giữ quần áo hoặc tã sạch trong khoảng từ 3-4 giờ liên tục.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x