Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nhưng trong quá trình bảo quản đồ ăn dặm; mẹ nên trữ đông thịt sống hay chín cho bé ăn dặm? Các nguyên tắc bảo quản và trữ đông thực phẩm dành cho trẻ là gì? Trong bài viết này, mẹ sẽ có câu trả lời!
Câu trả lời tuỳ thuộc vào mục đích trữ đông của mẹ là gì
Thông thường, khi trữ đông thịt chín, mẹ cần sử dụng trong vòng 2 ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé. Còn với thịt sống để đông lạnh, thời gian sử dụng có thể lên đến 3 tháng. Tuy vậy, hệ tiêu của bé còn non nớt và nhạy cảm; mẹ chỉ nên dùng thịt sống trữ đông trong vòng 7 ngày để nấu đồ ăn dặm cho bé.
Việc trữ đông thịt sống hay chín cho bé ăn dặm có thể không quan trọng, mẹ nên chú ý đến cách thức bảo quản, trữ đông thực phẩm. Đồng thời là quá trình giã đông thực phẩm.
Trường hợp đã chế biến: Thức ăn dặm mẹ tự làm tại nhà sẽ giữ được từ 24 đến 48 giờ trong tủ lạnh; và từ 1 đến 2 tháng trong tủ đông.
Trường hợp đã chế biến: Thịt, gia cầm hoặc cá đã xay nhuyễn mua ở cửa hàng cần dùng 24 giờ sau khi nấu; và có thể để trữ đông lạnh trong 1 đến 2 tháng.
Để biết rõ hơn cách bảo quản rau củ ăn dặm, mẹ có thể xem Hướng dẫn tại đây.
Trường hợp đã chế biến: Rau và trái cây xay nhuyễn mua ở cửa hàng dành cho trẻ em có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 48 đến 72 giờ; và trong tủ đông từ 6 đến 8 tháng.
Một số thực phẩm mẹ nên trữ đông:
Và một số loại cần tránh đông lạnh vì chứa nhiều nước, khi trữa đông nước mất dần, khó trở lại trạng thái tươi ngon như ban đầu. Có thể kể đến như: Sữa bò; Đậu hũ; Cà chua; Các loại rau ăn sống; Trái cây
Sinh ra tủ lạnh để trữ đông, chắc chắn sẽ có những loại hộp đựng và bảo quản thức ăn không mất chất dinh dưỡng; hạn chế tối đa không khí lọt vào nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi bảo quản thức ăn cho bé ăn dặm.
Mẹ không nên sử dụng hộp thủy tinh để đụng thức ăn. Thực tế, thủy tinh không phải là vật liệu được thiết kế cho mục đích đông lạnh; bởi chúng có khả năng bị nứt bể và để lại nhiều mảnh vỡ.
Tốt nhất, mẹ nên sử dụng đồ đựng thức ăn cho bé được sản xuất với chức năng đông lạnh hay chịu được nhiệt độ cao. Thức ăn đông lạnh thì chỉ dùng tối đa trong vòng 1 tháng; nhưng tốt nhất là mẹ nên sử dụng 7 ngày và lên thực đơn cho tuần tiếp theo.
Mẹ chế biến sẵn thức ăn, cho vào hộp nhỏ rồi đựng vào hộp lớn hơn hoặc mẹ có thể đông lạnh thức ăn cho bé trong các khay nhựa có nhiều ô vuông nhỏ. Mỗi ô vuông nhỏ chứa được một lượng thức ăn vừa phải. Sau đó đựng trong hộp kín, dán nhãn ngày cũng như tên thức ăn trên hộp.
Có 3 cách rã đông thức ăn an toàn được chuyên gia khuyến khích:
Như vậy, cho bé ăn đồ trữ đông không những không hại mà còn có ưu điểm giúp bé có thể ăn đa dạng các món ăn theo từng bữa chứ không nhất thiết từng ngày. Lưu ý, mẹ chỉ nên để đông lạnh các thực phẩm như thịt, cá, tôm, ghẹ, cua, lươn; vì những món này chế biến lâu, mất thời gian.
Qua bài viết, hy vọng mẹ đã có câu trả lời “nên trữ đông thịt sống hay chín cho bé ăn dặm”; đồng thời học cách trữ đông thịt cá cho bé ăn dặm. Áp dụng đúng phương pháp giúp mẹ nhàn tênh và có thêm thời gian bên con.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Are You Storing Food Safely?
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/are-you-storing-food-safely
Ngày truy cập: 09.06.2023
2. Food safety and storage
https://www.betterhealth.vic.gov.au/health/healthyliving/food-safety-and-storage
Ngày truy cập: 09.06.2023
3. Storing food safely
https://www.foodstandards.gov.au/foodsafety/standards/Pages/Storing-food-safely.aspx
Ngày truy cập: 09.06.2023
4. Children’s food: safety and hygiene
https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/childrens-food-safety-and-hygiene/#:~:text=
Ngày truy cập: 09.06.2023
5. Safe weaning
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/safe-weaning/storing-and-reheating-food/
Ngày truy cập: 09.06.2023