Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 05/07/2024

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO mới nhất

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi chuẩn WHO mới nhất
Có bố mẹ nào đang lo lắng về chiều cao cân nặng của trẻ không? Cùng MarryBaby tìm hiểu xem bé cưng có đang phát triển đúng "chuẩn" không nhé!

Nhìn thấy con cao lớn và phát triển khỏe mạnh mỗi ngày là ước mơ của không biết bao nhiêu cha mẹ. Vậy bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0-18 tuổi đúng chuẩn WHO mới nhất 2023 là thế nào?

Trong bài viết, cha mẹ cùng MarryBaby tìm hiểu và theo dõi các thông tin bảng cân nặng và chiều cao của trẻ từ 0 đến 18 tuổi chuẩn WHO mới nhất nhé! Sau đây là bảng chiều cao và cân nặng của bé trai và bé gái chuẩn, tính từ lúc trẻ sơ sinh đến khi bé được 18 tuổi.

1. Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ từ 0 – 18 tuổi theo WHO

bảng chiều cao cân nặng của trẻ
Bảng theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ em trai, trẻ em gái từ 0 – 18 tuổi theo tiêu chuẩn WHO mới nhất 2023

Hướng dẫn đọc bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh, bé trai và bé gái năm 2023:

  • Trung bình (TB): bé có thể trạng đạt chuẩn trung bình.
  • Dưới -2SD: bé đang trong tình trạng suy dinh dưỡng thể thiếu cân hoặc thấp còi.
  • Trên +2SD: bé đang thừa cân béo phì (theo cân nặng) hoặc rất cao (theo chiều cao).

Bằng cách so sánh bảng cân nặng và chiều cao của trẻ với chuẩn mực chung của các bé cùng tuổi và cùng giới tính cha mẹ có thể biết được bé cưng của mình có đang phát triển tốt hay không.

2. Chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của bé trai từ 0 – 18 tuổi

2.1 Chiều cao và cân nặng của bé trai từ 0 – 11 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
0 tháng tuổi 3.3 kg (7.28 lb) 49.9 cm (19.45 in)
1 tháng tuổi 4.5 kg (9.92 lb) 54.7 cm (21.54 in)
2 tháng tuổi 5.6 kg (12.35 lb) 58.4 cm (22.99 in)
3 tháng tuổi 6.4 kg (14.11 lb) 61.4 cm (24.17 in)
4 tháng tuổi 7.0 kg (15.43 lb) 63.9 cm (25.16 in)
5 tháng tuổi 7.5 kg (16.53 lb) 65.9 cm (25.94 in)
6 tháng tuổi 7.9 kg (17.42 lb) 67.6 cm (26.61 in)
7 tháng tuổi 8.3 kg (18.30 lb) 69.2 cm (27.24 in)
8 tháng tuổi 8.6 kg (18.96 lb) 70.6 cm (27.80 in)
9 tháng tuổi 8.9 kg (19.62 lb) 72.0 cm (28.35 in)
10 tháng tuổi 9.2 kg (20.28 lb) 73.3 cm (28.86 in)
11 tháng tuổi 9.4 kg (20.72 lb) 74.5 cm (29.33 in)

2.2 Chiều cao và cân nặng của bé trai từ 12 – 23 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
12 tháng tuổi 9.6 kg (21.16 lb) 75.7 cm (29.80 in)
13 tháng tuổi 9.9 kg (21.83 lb) 76.9 cm (30.28 in)
14 tháng tuổi 10.1 kg (22.27 lb) 78.0 cm (30.71 in)
15 tháng tuổi 10.3 kg (22.71 lb) 79.1 cm (31.14 in)
16 tháng tuổi 10.5 kg (23.15 lb) 80.2 cm (31.57 in)
17 tháng tuổi 10.7 kg (23.59 lb) 81.2 cm (31.97 in)
18 tháng tuổi 10.9 kg (24.03 lb) 82.3 cm (32.40 in)
19 tháng tuổi 11.1 kg (24.47 lb) 83.2 cm (32.76 in)
20 tháng tuổi 11.3 kg (24.91 lb) 84.2 cm (33.15 in)
21 tháng tuổi 11.5 kg (25.35 lb) 85.1 cm (33.50 in)
22 tháng tuổi 11.8 kg (26.01 lb) 86.0 cm (33.86 in)
23 tháng tuổi 12.0 kg (26.46 lb) 86.9 cm (34.21 in)

2.3 Chiều cao và cân nặng chuẩn của bé trai từ 2 – 12 tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
2 tuổi 12.2 kg (26.90 lb) 87.1 cm (34.29 in)
3 tuổi 12.7 kg (28.00 lb) 96.1 cm (37.83 in)
4 tuổi 14.4 kg (31.74 lb) 103.3 cm (40.67 in)
5 tuổi 16.0 kg (35.27 lb) 110.0 cm (43.31 in)
6 tuổi 20.5 kg (45.19 lb) 116.0 cm (45.67 in)
7 tuổi 22.9 kg (50.49 lb) 121.7 cm (47.91 in)
8 tuổi 25.4 kg (56.00 lb) 127.3 cm (50.12 in)
9 tuổi 28.1 kg (61.95 lb) 132.6 cm (52.20 in)
10 tuổi 31.2 kg (68.78 lb) 137.8 cm (54.25 in)
11 tuổi 35.6 kg (78.48 lb) 143.1 cm (56.34 in)
12 tuổi 39.9 kg (87.96 lb) 149.1 cm (58.70 in)

2.4 Chiều cao và cân nặng bé trai từ 13 – 20 tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
13 tuổi 45.3 kg (99.87 lb) 156.0 cm (61.42 in)
14 tuổi 50.8 kg (112.00 lb) 158.0 cm (62.20 in)
15 tuổi 56.0 kg (123.46 lb) 163.7 cm (64.45 in)
16 tuổi 60.8 kg (134.04 lb) 172.9 cm (68.07 in)
17 tuổi 64.4 kg (141.98 lb) 175.2 cm (68.98 in)
18 tuổi 66.9 kg (147.49 lb) 176.1 cm (69.33 in)
19 tuổi 68.9 kg (151.90 lb) 176.5 cm (69.49 in)
20 tuổi 70.3 kg (154.99 lb)

3. Chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái 0 – 18 tuổi

3.1 Chiều cao và cân nặng của bé gái từ 0 – 11 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
0 tháng tuổi 3.2 kg (7.05 lb) 49.1 cm (19.33 in)
1 tháng tuổi 4.2 kg (9.26 lb) 53.7 cm (21.14 in)
2 tháng tuổi 5.1 kg (11.24 lb) 57.1 cm (22.48 in)
3 tháng tuổi 5.8 kg (12.79 lb) 59.8 cm (23.54 in)
4 tháng tuổi 6.4 kg (14.11 lb) 62.1 cm (24.45 in)
5 tháng tuổi 6.9 kg (15.21 lb) 64.0 cm (25.19 in)
6 tháng tuổi 7.3 kg (16.09 lb) 65.7 cm (25.87 in)
7 tháng tuổi 7.6 kg (16.76 lb) 67.3 cm (26.50 in)
8 tháng tuổi 7.9 kg (17.42 lb) 68.7 cm (27.05 in)
9 tháng tuổi 8.2 kg (18.08 lb) 70.1 cm (27.60 in)
10 tháng tuổi 8.5 kg (18.74 lb) 71.5 cm (28.15 in)
11 tháng tuổi 8.7 kg (19.18 lb) 72.8 cm (28.66 in)

3.2 Chiều cao và cân nặng của bé gái từ 12 – 23 tháng tuổi

Tuổi Cân nặng (kg) Chiều cao
12 tháng tuổi 8.9 kg (19.62 lb) 74.0 cm (29.13 in)
13 tháng tuổi 9.2 kg (20.28 lb) 75.2 cm (29.61 in)
14 tháng tuổi 9.4 kg (20.72 lb) 76.4 cm (30.08 in)
15 tháng tuổi 9.6 kg (21.16 lb) 77.5 cm (30.51 in)
16 tháng tuổi 9.8 kg (21.61 lb) 78.6 cm (30.94 in)
17 tháng tuổi 10.0 kg (22.05 lb) 79.7 cm (31.38 in)
18 tháng tuổi 10.2 kg (22.49 lb) 80.7 cm (31.77 in)
19 tháng tuổi 10.4 kg (22.93 lb) 81.7 cm (32.16 in)
20 tháng tuổi 10.6 kg (23.37 lb) 82.7 cm (32.56 in)
21 tháng tuổi 10.9 kg (24.03 lb) 83.7 cm (32.95 in)
22 tháng tuổi 11.1 kg (24.47 lb) 84.6 cm (33.31 in)
23 tháng tuổi 11.3 kg (24.91 lb) 85.5 cm (33.66 in)

3.3 Chiều cao và cân nặng của bé gái từ 2 – 12 tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
2 tuổi 11.5 kg (25.35 lb) 85.7 cm (33.74 in)
3 tuổi 13.9 kg (30.64 lb) 95.1 cm (37.44 in)
4 tuổi 16.1 kg (35.49 lb) 102.7 cm (40.43 in)
5 tuổi 16.5 kg (36.38 lb) 109.4 cm (43.07 in)
6 tuổi 20.2 kg (44.53 lb) 115.1 cm (45.31 in)
7 tuổi 22.4 kg (49.38 lb) 120.8 cm (47.56 in)
8 tuổi 25.0 kg (55.12 lb) 126.6 cm (49.84 in)
9 tuổi 28.2 kg (62.17 lb) 132.5 cm (52.16 in)
10 tuổi 31.9 kg (70.33 lb) 138.6 cm (54.57 in)
11 tuổi 36.9 kg (81.35 lb) 145.0 cm (57.09 in)
12 tuổi 41.5 kg (91.49 lb) 151.2 cm (59.53 in)

3.4 Chiều cao và cân nặng của bé gái từ 13 – 20 tuổi

Tuổi Cân nặng Chiều cao
13 tuổi 45.8 kg (100.97 lb) 156.4 cm (61.57 in)
14 tuổi 47.6 kg (104.94 lb) 159.8 cm (62.91 in)
15 tuổi 52.1 kg (114.86 lb) 161.7 cm (63.66 in)
16 tuổi 53.5 kg (117.95 lb) 162.5 cm (63.98 in)
17 tuổi 54.4 kg (119.93 lb) 162.9 cm (64.13 in)
18 tuổi 56.7 kg (125.00 lb) 163.1 cm (64.21 in)
19 tuổi 57.1 kg (125.88 lb) 163.1 cm (64.21 in)
20 tuổi 58.1 kg (128.09 lb) 163.3 cm (64.29 in)

4. Cách xác định trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi

Với trẻ từ 0 – 59 tháng tuổi sẽ xác định bằng 3 chỉ số:

  • Chỉ số cân nặng theo tuổi < –2SD: Trẻ chỉ đạt ≈ 80% so với chuẩn cân nặng trung bình là trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số chiều cao theo tuổi < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng theo chiều cao < – 2SD: trẻ đang bị suy dinh dưỡng cấp tính (suy dinh dưỡng thể gầy còm).

Với trẻ từ 5 – 18 tuổi: xác định bằng BMI = Cân nặng(kg) / Chiều cao(m)^2.

Đối chiếu với bảng số liệu bên dưới, cha mẹ có thể đánh giá được chỉ số BMI của trẻ đang thấp hơn/cao hơn so với mức trung bình.

  • Khi BMI của trẻ < – 2SD: Bé đang bị nhẹ cân, còi cọc.
  • Khi BMI của trẻ > 2SD: Bé đang bị thừa cân, béo phì.
Bảng chỉ số BMI của trẻ 5-18 tuổi
Bảng chỉ số BMI (tính dựa trên chiều cao, cân nặng) của trẻ 5-18 tuổi

Tuy nhiên, cha mẹ không nên quá “ám ảnh” với những số liệu trong biểu đồ. Mỗi bé có một sự phát triển của riêng mình. Mọi chuyện vẫn ổn miễn là bé đang phát triển ổn định và tỷ lệ thuận theo thời gian.

5. Chiều cao cân nặng trung bình của trẻ từ 0 đến 18 tuổi

5.1 Chiều dài và cân nặng trung bình của bé sơ sinh 0 – 3 tháng tuổi

  • Bé sơ sinh: Theo bảng chiều dài trẻ sơ sinh năm 2023, trẻ mới sinh trung bình dài 50cm và cân nặng 3,3kg. Theo Trung tâm Quốc gia về Thống kê Y tế Mỹ, chu vi vòng đầu của bé trai là 34,3cm và bé gái là 33,8cm.
  • Trẻ từ 0 đến 4 ngày tuổi: Trong khoảng thời gian này, cân nặng của trẻ sơ sinh giảm xuống khoảng 5% – 10% so với lúc mới sinh. Nguyên do là bé bị mất nước và dịch của cơ thể khi bé tiểu và đi ngoài.
  • Bé trai và gái từ 5 ngày đến 3 tháng tuổi: Trong suốt khoảng thời gian này, mỗi ngày, cân nặng trẻ sơ sinh sẽ tăng trung bình khoảng 15 – 28g. Do đó, sau 2 tuần tuổi, cân nặng của bé yêu sẽ nhanh chóng trở lại mức như lúc sinh.

>> Cha mẹ xem thêm: Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi

Các thông tin chung về chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 đến 10 tuổi
Sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ theo tiêu chuẩn WHO 2023

5.2 Chiều cao và cân nặng trung bình của bé trai và gái từ 3 – 12 tháng tuổi

  • Trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi: Mỗi 2 tuần, bé sẽ tăng lên khoảng 225g. Khi được 6 tháng, cân nặng của trẻ sẽ đạt gấp 2 lần so với lúc mới sinh.
  • Chiều cao, cân nặng của bé trai và gái từ 7 đến 12 tháng tuổi: Cân nặng của trẻ sẽ tiếp tục tăng khoảng 500g/tháng. Với các bé bú mẹ, cân nặng của trẻ sẽ tăng lên ít hơn so với mốc này. Trong giai đoạn này, bé yêu tiêu tốn rất nhiều calo vì con đã bắt đầu vận động nhiều hơn khi đã học lật, bò, trườn, thậm chí là tập đi. Trước khi bé tròn 1 tuổi, trung bình chiều cao cân nặng của trẻ sẽ ở khoảng 72-76cm và nặng gấp 3 lần lúc mới sinh.
  • Trẻ từ 1 tuổi (tuổi tập đi): Sự tăng trưởng và phát triển của bé không nhanh như giai đoạn trước nhưng mỗi tháng cân nặng vẫn có thể tăng lên khoảng 225g và chiều cao tăng lên khoảng 1,2cm.

5.3 Chiều cao và cân nặng trung bình của bé trai, bé gái từ 2 – 5 tuổi

  • Trẻ từ 2 tuổi: Trẻ sẽ cao thêm khoảng 10cm và cân nặng tăng thêm khoảng 2,5kg so với lúc 1 tuổi. Lúc này, bác sĩ nhi khoa có thể đưa ra những dự đoán chính xác hơn về chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên.
  • Trẻ từ 3 đến 4 tuổi (tuổi mẫu giáo): Theo các chuyên gia, lúc này lượng mỡ trên cơ thể trẻ, cụ thể là ở mặt, sẽ giảm đi nhiều. Lúc này, chân tay của trẻ đã phát triển hơn rất nhiều so với thời điểm trước đó nên trông bé có vẻ cao ráo hơn.
  • Chiều cao cân nặng của trẻ từ 5 tuổi trở lên: Từ độ tuổi này cho tới giai đoạn dậy thì, chiều cao của bé sẽ phát triển rất nhanh. Bé gái thường sẽ đạt được chiều cao tối đa khoảng 2 năm sau kể từ kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Bé trai cũng đạt được chiều cao ở tuổi trưởng thành khi đến tuổi 17.

5.4 Một số lưu ý về chiều cao cân nặng của trẻ em trai và gái

Trẻ em thường có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt ở giai đoạn dậy thì, cơ thể của trẻ sẽ phát triển nhanh hơn bất kỳ thời điểm nào trong cuộc đời.

Khi dậy thì cơ thể của trẻ có thể có những sự thay đổi rõ rệt, có thể tăng hoặc giảm cân một cách nhanh chóng và chiều cao cũng tăng lên thấy rõ.

Mỗi trẻ em dù ở bất kỳ độ tuổi nào cũng đều cần dinh dưỡng để có thể phát triển một cách toàn diện. Vậy nên, không khuyến khích việc áp dụng ăn kiêng cho trẻ vì có thể gây ra các vấn đề do thiếu hụt dinh dưỡng như loãng xương, xương giòn, dậy thì muộn,….

6. Hướng dẫn cách đo chiều cao và cân nặng bé gái và bé trai

6.1 Cách đo chiều cao bé gái và bé trai chuẩn nhất

Theo CDC Hoa Kỳ, để đo chiều cao chính xác tại nhà cho trẻ theo tuổi, cha mẹ cần thực hiện những bước sau:

  • Bước 1: Cởi bỏ giày dép, quần áo cồng kềnh và kẹp, bơm hoặc nơ trên tóc của trẻ.
  • Bước 2: Cho trẻ đứng thẳng, hai chân để sát nhau và dựa vào tường. Đảm bảo hai tay của trẻ để song song với người và vai ngang bằng.
  • Bước 3: Đảm bảo rằng trẻ đang nhìn thẳng về phía trước và đường nhìn song song với sàn nhà.
  • Bước 4: Thực hiện phép đo trong khi trẻ đứng với đầu, vai, mông thẳng hàng và gót chân chạm vào bề mặt phẳng.
  • Bước 5: Tạo góc vuông giữa đầu trẻ và với tường, hạ thanh đo chiều cao xuống cho đến khi nó chạm chặt vào đỉnh đầu bé.
  • Bước 6: Đảm bảo mắt của người đo ở cùng tầm với thanh đo chiều cao. Đánh dấu nhẹ nơi đáy của thanh đo chiều cao tiếp xúc với tường.
  • Bước 7: Sau đó, dùng thước kim loại để đo từ chân trên sàn đến số đo đã đánh dấu trên tường để lấy số đo chiều cao.
  • Bước 8: Ghi lại chính xác chiều cao của bé trai và gái đến 0,1cm (Ví dụ bé cao 68,01cm).

LƯU Ý: Đo chiều cao của trẻ trên sàn không trải thảm và để trẻ đứng trên bề mặt phẳng.

6.2 Cách đo cân nặng cho trẻ em gái và trẻ em trai

Sau cách đo chiều cao, cha mẹ tham khảo cách đo cân nặng bé trai và bé gái chuẩn:

  • Bước 1: Sử dụng cân đo kỹ thuật số.
  • Bước 2: Đặt cân trên sàn cứng (chẳng hạn như gạch hoặc gỗ) thay vì thảm.
  • Bước 3: Yêu cầu trẻ em bỏ giày và quần áo nặng. Để trẻ em đứng bằng cả hai chân ở giữa bàn cân.
  • Bước 4: Ghi lại cân nặng của bé trai và bé gái chính xác đến phần thập phân (ví dụ: 25,1 kg).

6.3 Cách đo chiều dài và cân nặng của trẻ sơ sinh (dưới 12 tháng tuổi)

Cách đo chiều dài của trẻ sơ sinh:

  • Bước 1: Đặt trẻ nằm xuống và kéo căng thước dây từ đỉnh đầu đến cuối gót chân của trẻ.
  • Bước 2: Cha mẹ có thể nhờ ai đó giúp đỡ vì bé sẽ cần được nhẹ nhàng duỗi thẳng chân để đo chiều cao chính xác.
  • Bước 3: Ghi lại độ dài chính xác đến 0,1 cm. Con số có thể sẽ không giống chính xác với số của bác sĩ nhưng vẫn đủ tốt cho cha mẹ tham khảo.

>> Xem thêm: Chiều dài của trẻ sơ sinh chuẩn theo tháng là bao nhiêu?

Cách đo cân nặng của trẻ sơ sinh:

  • Bước 1: Nếu không có một chiếc cân nhỏ bất kỳ chiếc cân nào cũng sẽ dùng được cho trẻ sơ sinh.
  • Bước 2: Cởi quần áo cho bé (không quấn tã), bế bé và đặt trẻ sơ sinh lên bàn cân. Viết ra con số hiển thị trên cân.
  • Bước 3: Sau đó, cha mẹ đặt em bé xuống một nơi an toàn.

7. Cách phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ toàn diện

7.1 Bổ sung thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức

Sữa có tác động tích cực đến sự phát triển của bé do có hàm lượng năng lượng, protein, chất dinh dưỡng vi lượng và đa lượng cao. Hơn nữa, một số dòng sản phẩm sữa hiện nay cũng chứa nhiều canxi và nhân tố tăng trưởng giống như insulin-1 đóng góp vào khả năng tăng chiều cao ở trẻ.

Để phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ đúng chuẩn, mẹ cần lưu ý:

  • Cho bé uống sữa mẹ hay sữa công thức đủ liều lượng theo từng giai đoạn tuổi.
  • Bổ sung thêm 1 cữ hoặc liều lượng uống sữa mẹ hoặc sữa công thức khi thấy trẻ chưa đạt được cân nặng, chiều cao theo khuyến nghị của WHO.

7.2 Thêm bữa phụ cho bé kèm bữa ăn dặm

Khi bé được 6 tháng tuổi, sữa mẹ không còn cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ nữa. Do đó, bé sẽ bắt đầu tập ăn dặm. Khi đó, mẹ chú ý cho bé ăn dặm đúng và đủ bữa qua mỗi tháng tuổi. Đồng thời, theo UNICEF, mẹ cũng nên bổ sung bữa phụ cho bé giữa những bữa ăn dặm.

Ví dụ với bé 6 tháng tuổi, trẻ nên ăn dặm 1-2 bữa/ngày thêm 1 bữa ăn phụ vào buổi chiều. Tùy từng độ tuổi cụ thể mà mẹ nên nghiên cứu thêm về số lượng bữa ăn, liều lượng món ăn cho phù hợp nhé.

7.3 Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh

Khi so sánh với bảng chiều cao cân nặng của trẻ và thấy trẻ trên 2 tuổi nhẹ cân; thấp bé; một trong những điều tốt nhất cho trẻ cha mẹ có thể làm đó là tạo thói quen ăn uống cân bằng, lành mạnh.

Cha mẹ có thể xem thêm dinh dưỡng cho trẻ 2 tuổi3 tuổi để thiết kế khẩu phần ăn uống hợp lý cho con.

Để chiều cao cân nặng của trẻ phát triển lành mạnh, cha mẹ hãy giúp bé ăn những thực phẩm lành mạnh như:

  • Trái cây: quả táo hoặc quả chuối, các loại quả mọng như: việt quất, dâu tây,..
  • Bổ sung thêm nhiều các loại rau củ như: bông cải xanh, cà rốt, ớt chuông,… và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chọn nguồn protein đến từ các loại thịt nạc như: thịt gà, thịt heo, thịt bò; các loại đậu như: đậu lăng và các loại cá giàu axit béo Omega-3.
  • Cho bé uống sữa ít béo hoặc tách béo, bao gồm các chế phẩm từ sữa như: sữa chua, phô mai,…

Tăng chiều cao và cân nặng của trẻ bằng cách bổ sung các thực phẩm dưới đây:

7.4 Hạn chế cho trẻ ăn vặt không lành mạnh

Mẹ nên giới hạn đồ ăn vặt của trẻ (ví dụ như chỉ một miếng bánh nhỏ hoặc bánh ngọt). Một số món ăn không tốt cho sự phát triển và sức khỏe của bé như:

  • Đồ uống hoặc thực phẩm chưa tiệt trùng.
  • Thực phẩm có thêm đường, chất làm ngọt ít calo hoặc chất làm ngọt không chứa calo.
  • Đồ uống có đường: soda, pop, nước ngọt, sữa có hương vị, đồ uống thể thao, nước có đường có hương vị và nước trái cây.
  • Thực phẩm nhiều muối như: một số thực phẩm đóng hộp, thịt chế biến sẵn (ví dụ: thịt xông khói, xúc xích, xúc xích, giăm bông)

7.5 Tăng cường hoạt động thể chất cho trẻ

Không chỉ chế độ ăn uống tốt cha mẹ cũng cần quan tâm đến những hoạt động thể thao để trẻ phát triển cân nặng chuẩn và chiều cao tối ưu.

Đối với trẻ từ 3-5 tuổi, mẹ có thể cho bé hoạt động thể chất trong suốt cả ngày thời gian càng nhiều càng tốt. Đối với trẻ từ 6-18 tuổi nên vận động ít nhất 60 phút mỗi ngày để tăng cường trao đổi chất cũng như phát triển một cách toàn diện.

Mẹ có thể tham khảo một số hoạt động thể chất cho bé như: chạy, nhảy, bơi lội, nhảy dây, chống đẩy,… Mẹ nên lựa chọn các hoạt động phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khỏe,… của bé để đạt hiệu quả tốt nhất.

7.6 Hạn chế cho trẻ tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử

Các chuyên gia khuyến nghị cha mẹ: Không cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng thiết bị điện tử. Trẻ em từ 2 đến 12 tuổi có thể chơi 1 tiếng mỗi ngày. Trẻ trên 12 tuổi có thể sử dụng 2 giờ mỗi ngày.

Khi bé dành quá nhiều thời gian để chơi các thiết bị điện tử trẻ sẽ bị hạn chế vận động và ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Hơn nữa, các thiết bị điện tử còn ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ của trẻ – một yếu tố quan trọng góp phần cho sự tăng trưởng của trẻ em.

7.7 Cho trẻ ngủ đủ giấc và đúng giờ

Ngủ quá ít có mối liên quan mật thiết với tình trạng béo phì ở trẻ. Vì khi ngủ không đủ giấc sẽ gia tăng cảm giác thèm ăn, khiến bé ăn nhiều hơn và gây tăng cân. Trẻ em cần ngủ nhiều hơn người lớn và thời gian ngủ phù hợp sẽ thay đổi theo độ tuổi.

Vì thế, mẹ nên dựa vào độ tuổi của bé để xác định thời gian ngủ phù hợp. Trung bình, trẻ em cần ngủ từ 9-12 tiếng mỗi ngày để đảm bảo phát triển toàn diện.

7.8 Biết khi nào cần lo lắng về chiều cao, cân nặng của trẻ

Cha mẹ nên chú ý khi cân nặng và chiều cao của trẻ có sự thay đổi đáng kể. Chẳng hạn như đã mấy tháng rồi kể từ khi con lên kg hoặc bé có vẻ nhẹ cân hơn rất nhiều so với những bạn khác cùng tuổi.

Cha mẹ cũng nên chú ý đến những nguyên nhân làm bé chậm tăng cân như bệnh tật hoặc do thói quen ăn uống của bé.

8. Chiều cao và cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?

8.1 Sinh non

Nếu trẻ sinh non, cân nặng của bé có thể thấp hơn cân nặng trẻ em bình thường và ngược lại nếu bé được sinh ra sau ngày dự sinh, cân nặng của bé có thể sẽ cao hơn cân nặng trung bình của trẻ em mới sinh.

8.2 Sức khỏe mẹ bầu trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Phụ nữ mang thai thừa cân hoặc hút thuốc có thể khiến trẻ bị thừa cân khi sinh hoặc khi còn nhỏ – ảnh hưởng đến chiều cao cân nặng của trẻ khi lớn lên. Đây cũng có thể là một nguyên nhân gây béo phì ở người trưởng thành.

Sự hạn chế tăng trưởng trong tử cung: Đây là tình trạng mà sự phát triển của em bé bị ảnh hưởng trong bụng mẹ. Thiếu chăm sóc khi mang thai; hoặc hút thuốc trong khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé; khiến trẻ bị thấp bé nhẹ cân.

8.3 Giới tính

Bé gái mới sinh thường sẽ có chiều cao và cân nặng thấp hơn một chút so với bé trai.

8.4 Nội tiết tố

Nếu trẻ bị mất cân bằng hormone, chẳng hạn như lượng hormone tăng trưởng thấp hoặc hormone tuyến giáp thấp, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

8.5 Yếu tố gen di truyền

Chiều cao và cân nặng của trẻ có xu hướng cải thiện, nâng cao trong các gia đình. Điều này cho thấy vai trò của gen đối với sự tăng trưởng của trẻ.

Khả năng trẻ bị thừa cân sẽ cao hơn nếu một hoặc cả hai cha mẹ bị thừa cân hoặc bị béo phì. Các gen có thể ảnh hưởng đến lượng chất béo trẻ dự trữ trong cơ thể và vị trí trẻ tích tụ thêm chất béo trên cơ thể.

Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp con cao lớn bằng cách tạo thói quen ăn uống vận động hiệu quả và chăm sóc tốt.
6 yếu tố ảnh hưởng đến tầm vóc của trẻ
Di truyền là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhiều đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể giúp con cao lớn bằng cách tạo thói quen ăn uống, vận động hiệu quả.

8.6 Các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ

Khi con không đạt được chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn có thể do các tình trạng sức khỏe khác nhau. Chúng có thể bao gồm:

  • Thiếu dinh dưỡng.
  • Căng thẳng quá mức, dai dẳng.
  • Các vấn đề về hệ thống tiêu hóa.
  • Những vấn đề liên quan đến thận, phổi hoặc tim.

>> Cha mẹ đừng quên xem: Bảng thực phẩm cho bé ăn dặm chuẩn khoa học mẹ cần biết

8.7 Thời gian ngủ

Sự phát triển vượt bậc ở trẻ sơ sinh có liên quan đến thời gian ngủ. Trẻ càng có nhiều thời ngủ thì sẽ càng tăng cơ hội phát triển chiều cao và cân nặng tối đa.

8.8 Các loại thuốc trẻ đang sử dụng

Một số loại thuốc, chẳng hạn như sử dụng corticosteroid thường xuyên, có thể làm chậm sự phát triển của trẻ.

8.9 Dòng sản phẩm sữa mà trẻ đang uống

Đôi khi ăn uống đủ chất, tập thể dục cũng chưa tối ưu hóa việc phát triển chiều cao và cân nặng của bé. Sữa bột chính là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng giúp bé phát triển, chiều cao cân nặng toàn diện.

Mẹ hãy tham khảo một số loại sữa dưới đây để bé giúp bé vừa phát triển thể chất và trí não nhé:

8.10 Môi trường sống và sinh hoạt

Nơi trẻ sinh sống, làm việc, vui chơi và thực hành tâm linh có thể ảnh hưởng đến thói quen ăn uống và hoạt động thể chất cũng như khả năng tiếp cận các loại thực phẩm lành mạnh; và những nơi để vận động.

Ví dụ, sống trong một khu vực có nhiều cửa hàng tạp hóa có thể giúp trẻ tăng khả năng tiếp cận với các loại thực phẩm có chất lượng tốt hơn, ít calo hơn. Sống trong một khu phố có nhiều không gian xanh và các khu vực cho hoạt động thể chất an toàn có thể khuyến khích trẻ hoạt động thể chất nhiều hơn.

Nơi trẻ học và tham gia hoạt động tôn giáo cũng có thể khiến trẻ dễ ăn những thực phẩm không lành mạnh, nhiều calo. Máy bán hàng tự động, quán cà phê hoặc các sự kiện đặc biệt tại trường học của trẻ có thể không có các lựa chọn lành mạnh hơn.

8.11 Sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ

Thói quen ăn uống và lối sống của gia đình có thể ảnh hưởng đến cân nặng và chiều cao của trẻ. Một số gia đình có thể tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung hoặc ăn một lượng lớn thực phẩm không lành mạnh tại các buổi họp mặt gia đình.

Một số gia đình cũng có thể dành nhiều thời gian không hoạt động thể thao để xem TV, sử dụng máy tính hoặc sử dụng thiết bị di động thay vì hoạt động.

Cân nặng và chiều cao của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi văn hóa xã hội, dân tộc hoặc nhóm tôn giáo do thói quen ăn uống và lối sống chung. Một số nền văn hóa có thể tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có nhiều chất béo, muối và đường bổ sung.

Một số phương pháp chế biến thực phẩm thông thường chẳng hạn như chiên, có thể dẫn đến lượng calo cao. Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm giàu calo, chất béo và đường có thể dẫn đến tăng cân và không giúp ích cho chiều cao và cân nặng của trẻ.

>> Cha mẹ xem thêm: Bảng thời gian cho bé ăn dặm trong ngày

chiều cao cân nặng của trẻ
Chiều cao cân nặng của trẻ bị ảnh hưởng nhiều bởi sự chăm sóc từ cha mẹ

8.12 Thói quen ăn uống vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Cân nặng và chiều cao của trẻ có thể do thói quen ăn uống và hoạt động thể chất tác động.

Một số ví dụ về tình trạng thừa cân, béo phì ở trẻ bao gồm:

  • Uống nhiều món có nhiều đường bổ sung.
  • Ăn và tiêu thụ đồ uống chứa nhiều calo, đường, chất béo.
  • Dành nhiều thời gian ngồi hoặc nằm và hạn chế hoạt động thể chất.

Kết luận

Nhìn chung, yếu tố di truyền có thể tác động nhiều đối với chiều cao cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường, chẳng hạn như dinh dưỡng và tập thể dục có thể ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong quá trình phát triển.

Khi lớn hơn, trẻ cần có chế độ dinh dưỡng tốt và vận động nhiều để giúp cơ thể tạo ra các kích thích tố cần thiết để phát triển. Nếu cha mẹ lo lắng rằng tầm vóc của con quá lệch bảng cân nặng và chiều cao của trẻ, hãy liên hệ với bác sĩ để được đánh giá và xác định điều trị.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Factors Affecting Weight & Health
https://www.niddk.nih.gov/health-information/weight-management/adult-overweight-obesity/factors-affecting-weight-health
Ngày truy cập: 05.07.2024

2. Factors affecting the growth of children till the age of three years with overweight whose mothers have diabetes mellitus: A population-based cohort study
https://bmcpediatr.biomedcentral.com/articles/10.1186/s12887-021-02768-z
Ngày truy cập: 05.07.2024

3. Factors That Influence Body Weight
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK221834/
Ngày truy cập: 05.07.2024

4. Childhood Obesity Causes & Consequences
https://www.cdc.gov/obesity/childhood/causes.html
Ngày truy cập: 07.08.2023

5. Childhood obesity
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/childhood-obesity/symptoms-causes/syc-20354827
Ngày truy cập: 05.07.2024

6. Measuring Children’s Height and Weight Accurately At Home
https://www.cdc.gov/healthyweight/assessing/bmi/childrens_bmi/measuring_children.html#:~:text=
Ngày truy cập: 05.07.2024

7. Underweight children aged 2 to 5
https://www.nhs.uk/live-well/healthy-weight/childrens-weight/underweight-children-2-5-advice-for-parents/
Ngày truy cập: 05.07.2024

8. BMI-for-age (5-19 years)
https://www.who.int/tools/growth-reference-data-for-5to19-years/indicators/bmi-for-age
Ngày truy cập: 05.07.2024

9. Weight-for-age (5-10 years)
https://www.who.int/tools/growth-reference-data-for-5to19-years/indicators/weight-for-age-5to10-years
Ngày truy cập: 05.07.2024

10. Height-for-age (5-19 years)
https://www.who.int/tools/growth-reference-data-for-5to19-years/indicators/height-for-age
Ngày truy cập: 05.07.2024

x