Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/09/2018

Canh đúng thời điểm cho bé ăn dặm giúp con phát triển vượt trội

Canh đúng thời điểm cho bé ăn dặm giúp con phát triển vượt trội
Cho bé ăn dặm sai thời điểm, dù sớm hay muộn cũng có thể gây tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ trong những năm đầu đời. Đâu là thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu? Quy tắc nào quan trọng? Tham khảo ngay bài viết dưới đây mẹ nhé!

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, trong suốt 6 tháng đầu đời, mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn. Từ 6 tháng tuổi, khi nhu cầu dinh dưỡng của bé tăng lên, mẹ mới bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé trong giai đoạn này, ăn dặm chủ yếu để bé quen dần với mùi vị thực phẩm.

Khuyến cáo là vậy, nhưng tốc độ phát triển của mỗi bé khác nhau. Nhiều bé sẽ sẵn sàng ăn dặm sớm hơn, khoảng 4-5 tháng tuổi. Mẹ có thể tham khảo thêm dấu hiệu sau đây để biết chính xác thời điểm con sẵn sàng cho một bước chuyển mới.

  • Bé có thể kiểm soát tốt đầu và cổ
  • Tăng cân đều đặn
  • Bé có xu hướng dùng tay cầm nắm và đưa đồ vật xung quanh vào miệng
  • Có vẻ “thèm thuồng” khi nhìn ba mẹ ăn
  • Bé luôn cảm thấy đòi, dù vẫn bú đủ, hoặc bú hơn lượng sữa mỗi ngày
  • Miệng, lưỡi của bé phát triển. Bé có khả năng dùng lưỡi đẩy thức ăn vào trong, và nuốt đúng cách
Tác hại khi cho bé ăn dặm sớm
Phải đến tháng thứ 6, hệ tiêu hóa của bé mới sẵn sàng để đón nhận thực phẩm khác ngoài sữa

Bé ăn dặm sớm, mẹ lo đủ đường

Khác với quan niệm của nhiều mẹ, cho bé ăn dặm sớm sẽ không giúp trẻ tăng cân và phát triển tốt hơn mà ngược lại sẽ dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, thậm chí sự phát triển của trẻ.

Dễ gây tổn thương thận

Trẻ dưới 4 tháng tuổi (17 tuần tuổi) có hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa đủ sức tiêu hóa protein, lipit từ thực phẩm để chuyển hóa thành năng lượng cho cơ thể. Khi đó, thận của bé sẽ phải “tăng ca” mới có thể tiêu hóa hết nguồn dưỡng chất này.

Hơn nữa, tiếp xúc với thực phẩm từ sớm, bé cưng có thể gặp phải các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, đi phân ngoài sống.

Nguy cơ béo phì cao hơn

Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc ăn dặm sớm và nguy cơ béo phì ở trẻ nhỏ. So với bé ăn dặm đúng chuẩn, bé ăn dặm sớm có nguy cơ béo phì tăng gấp 3 lần.

Nguy cơ nghẹt thở

Khi bé chưa sẵn sàng, sự hoạt động của cơ hàm, lưỡi, hầu và họng của bé chưa có sự phối hợp nhuần nhuyễn. Phản xạ nuốt cũng chưa hoàn thiện, bé dễ bị sặc và nghẹn, bởi lưỡi chưa có khả năng đẩy thực phẩm vào đúng đường tiêu hóa.

Nguy cơ khi cho bé ăn dặm trễ

Trẻ 6 tháng tuổi có nhu cầu năng lượng cao hơn do hoạt động thể chất tăng đột ngột. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm nguồn dự trữ sắt từ lúc mới sinh bắt đầu cạn kiệt. Bé cần thực phẩm ăn dặm để bổ sung thêm năng lượng cũng như lượng sắt cần thiết.

Cho bé ăn dặm quá muộn, sau 6 tháng tuổi, có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của trẻ. Thậm chí có thể làm trẻ bị suy dinh dưỡng. Hơn nữa, cho trẻ ăn dặm trễ cũng dễ hình thành tâm lý phản kháng, khó chấp nhận thực phẩm dạng rắn.

Quy tắc cho bé ăn dặm đúng cách

Bắt đầu và kết thúc chuẩn

Các chuyên gia khuyến cáo mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi trẻ 6 tháng tuổi, hoặc khi có dấu hiệu sẵn sàng. Tuy nhiên, không nên cho bé ăn trước 17 tuần tuổi. Đồng thời mẹ cũng nên lưu ý kết thúc thời gian ăn dặm khi bé 24 tháng tuổi.

Kéo dài thời gian ăn dặm của trẻ nhỏ có thể dẫn đến vài rắc rối như: trẻ chậm nhai, khó hòa nhập với trường lớp do có chế độ ăn khác…

Ăn từ ít đến nhiều

Lúc bắt đầu, mẹ có thể cho bé ăn bằng bình tập ăn dặm hoặc bằng thìa, sau đó tăng dần từ 1-2 muỗng nhỏ thức ăn xay nhuyễn. Dùng muỗng nhựa, mềm để tránh làm tổn thương nướu răng của bé và nên bắt đầu với một lượng nhỏ trên đầu muỗng. Một khi quen với chế độ dinh dưỡng mới, mẹ có thể tăng dần lượng thực phẩm cho bé.

Từ ngọt đến mặn

Khi mới tập cho bé ăn dặm, mẹ nên bắt đầu với những thực phẩm có vị ngọt như táo, chuối, khoai lang. Sau đó mới thử đến các loại rau, thịt cá. Tuy nhiên, mẹ lưu ý không nên nêm muối, bột ngọt hay bột nêm vào thức ăn của con nhé!

Cho bé làm quen với thực phẩm mới trong 3-5 ngày

Đây là cách giúp phát hiện bé có dị ứng với thực phẩm hay không. Sau thời gian này, nếu bé không có biểu hiện đặc biệt, mẹ có thể cho bé thử món khác.

Cân đối các nhóm thực phẩm

Giống như người lớn, trẻ nhỏ cũng cần nguồn dinh dưỡng từ nhiều nhóm thực phẩm.

  • Nhóm bột đường: gạo, bánh mỳ, bún, phở, ngô, khoai…
  • Nhóm đạm: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, đậu nành, các loại đậu…
  • Nhóm chất béo: dầu, bơ, các loại hạt có dầu
  • Nhóm vitamin và khoáng chất: rau củ và các loại trái cây.

Ngoài lựa chọn thời điểm ăn dặm cho trẻ hợp lý cùng kiểu ăn truyền thống thì mẹ cũng có thể chọn cho con phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp tăng bổ sung nhiều dưỡng chất cho con toàn diện.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x