Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chăm sóc mẹ sau sinh có tính quyết định tới việc phục hồi của sản phụ. Vì vậy, bạn cần hết sức chú ý trong sinh hoạt, ăn uống, ngủ nghỉ để cơ thể mau phục hồi và bảo đảm sức khỏe về lâu dài sau này nhé.
Ngay cả khi quá trình chuyển dạ và sinh con diễn ra nhanh, dễ dàng thì bạn vẫn cần một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe. Bởi vì 9 tháng mang thai và sinh nở đã vắt kiệt sức, cũng như gây ra nhiều tổn thương cho cơ thể.
Nếu không có thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, bồi bổ, chữa lành các tổn thương thì sau này sức khỏe của bạn sẽ yếu đi rất nhiều.
Vậy phải chăm sóc sau sinh như thế nào?
Dưới đây là những thay đổi ở phụ nữ sau sinh, mẹ và gia đình cần lưu ý để chăm sóc mẹ sau sinh, giữ gìn sức khỏe tốt nhất:
Hầu hết phụ nữ sẽ giảm khoảng 5,5kg ngay sau khi sinh em bé. 5,5kg này bao gồm khoảng 3-4kg trọng lượng em bé, cộng với 0,5-1kg trọng lượng nhau thai, gần 1kg máu và nước ối. Vào những ngày cuối của tuần đầu sau sinh, bạn có thể giảm thêm khoảng 2kg nhờ cơ thể lúc này không còn bị tích nước nữa.
Tuy nhiên, để lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai, nhất là phần bụng thì bạn cần phải có một khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí có người còn mất đến vài năm.
Sau khi em bé ra đời, những tế bào tạo lớp đệm tử cung bắt đầu bong và trôi ra khỏi âm đạo gọi là sản dịch. Sản dịch có lẫn máu, màu đỏ tươi như kinh nguyệt, sau đó nhạt màu dần và cuối cùng có màu trắng hoặc vàng trước khi hết hẳn. Sản dịch thường rỉ ra ngoài tử cung trong khoảng 2 tuần.
Trong một hoặc hai tuần đầu sau sinh, nhiều bà mẹ sinh con so (sinh con lần đầu) mắc phải chứng “u buồn sau sinh”. Triệu chứng này khiến sản phụ buồn rầu, chán nản, kiệt sức, mất ngủ hoặc cảm thấy bế tắc và lo âu.
Bên cạnh đó, khẩu vị cũng thay đổi, bạn có thể muốn ăn nhiều hoặc ít hơn. Tuy nhiên, mẹ không nên lo lắng vì sự thay đổi cảm xúc này thường sẽ biến mất trong vòng 2-3 tuần.
Sau khi sinh nếu sản phụ xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm sau phải đến ngay bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời:
Đây có thể là các triệu chứng xuất huyết hậu sản rất nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng của sản phụ.
Nhiễm khuẩn hậu sản khiến cơ thể người mẹ bị đau đớn, kiệt sức và cũng có thể gặp nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Các triệu chứng của nhiễm khuẩn hậu sản mẹ cần chú ý bao gồm:
Các mẹ sau sinh rất dễ mắc phải căn bệnh này. Trầm cảm không chỉ khiến phụ nữ mất ngủ, dễ hành động dại dột mà còn gây mất sữa, không có sữa cho con bú. Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh mẹ nên chú ý như:
Cuộc sống của mẹ với quỹ thời gian eo hẹp, bạn khó có thể thực hiện cùng lúc nhiều việc. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn vài việc và tập trung thực hiện để cải thiện tâm lý cũng như sức khỏe sau sinh.
Để chăm sóc mẹ sau sinh, bạn nên tham khảo những kinh nghiệm như:
Khi chăm sóc bà bầu sau sinh, ngoài việc vệ sinh cá nhân hay dinh dưỡng, điều thường bị nhiều gia đình bỏ qua là theo dõi dấu hiệu sinh tồn của mẹ. Cụ thể là mạch đập, huyết áp và nhiệt độ.
Nếu không thể tự theo dõi, mẹ có thể nhờ bác sĩ riêng hoặc sử dụng những dịch vụ chăm sóc sản phụ tại nhà để có thể khắc phục những vấn đề về sức khỏe sau sinh kịp thời.
Sản dịch thường kéo dài khoảng 7 ngày, có màu như kinh nguyệt, mùi tanh nồng rồi chuyển sang hồng nhạt. Sản dịch sẽ hết hẳn sau 4 tuần.
Nếu mẹ lo lắng không biết sau sinh bao lâu thì có kinh trở lại thì câu trả lời cho mẹ là sau khi hết sản dịch. Tức mẹ có thể có kinh trở lại như thường kỳ sau 4 tuần. Mẹ cần lưu ý biện pháp tránh thai vì rất dễ có thai sau sinh.
Nếu tử cung co thắt gây đau thì có thể chườm đá hoặc dùng thuốc giảm đau.
Ai cũng biết trong thời gian cho con bú, vú bị căng sữa liên tục khiến ngực biến dạng. Hơn nữa, nhiều chị em chưa biết cho con bú đúng cách dẫn đến tình trạng ngực bị chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm.
Vì thế chị em nên chú ý đến việc chăm sóc vòng 1 và cho bé bú đều 2 bên vú. Ngoài ra, bạn nên massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú để giúp tiết sữa nhanh hơn.
Đối với các mẹ sinh thường, cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp. Bác sĩ có thể rạch khu vực giữa âm đạo và hậu môn (gọi là đáy chậu) để hỗ trợ cho việc chuyển dạ thành công.
Sau khi sinh thường, khu vực bị rạch trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên nên có thể gây đau khi bạn ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi.
Để làm giảm sưng, đau hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn, các mẹ có thể thử vài gợi ý chăm sóc mẹ sau sinh thường sau:
Nếu chăm sóc mẹ sau sinh tốt thì vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hoàn toàn sau 2-3 tuần, phục hồi cảm giác ban đầu và quan hệ vợ chồng cũng trở lại sau 2 tháng sinh em bé.
Ngược lại, nếu không chăm sóc vùng kín chu đáo, người mẹ có thể gặp phải một trong những vấn đề như vết thương bị nhiễm khuẩn, có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa, có mùi hôi khó chịu, khí hư (huyết trắng), viêm nấm, đau rát khi “yêu”.
Vì thế, mẹ không nên lơ là việc chăm sóc vùng kín sau sinh khi chăm sóc mẹ sau sinh thường nhé.
Sự ảnh hưởng của bài niệu oxytocin làm bàng quang rất nhanh đầy. Thậm chí trống bàng quang cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi thuốc mê – tê khi sinh do cắt, rạch hoặc tụ máu ở tầng sinh môn. Điều này khiến mẹ rất dễ bí tiểu sau sinh hoặc tăng trương lực ở bàng quang.
Trường hợp bí tiểu thường dễ xảy ra nếu mẹ chuyển dạ lâu hoặc sinh có can thiệp. Nếu mẹ bí tiểu lâu, ít đau thì có thể đi lại nhiều, xoa nắn vùng bàng quang, không thông tiểu khi không cần thiết để tránh nhiễm trùng.
Khi chăm sóc phụ nữ sau khi sinh, nếu mẹ bị táo bón hãy ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, xoa nắn bụng và cố gắng vận động nhẹ nhàng sớm. Nếu sau 3 ngày vẫn chưa thể đại tiện thì phải thụt tháo phân.
Rất nhiều chị em thắc mắc để chăm sóc mẹ sau sinh có cần kiêng tắm sau sinh trong tháng đầu tiên? Nhiều gia đình theo truyền thống vẫn kiêng tắm trong tháng đầu tiên.
Tuy nhiên, sau sinh cơ thể mẹ tiết rất nhiều mồ hôi nên cần được tắm rửa sạch, nhất là vào mùa hè. Nếu để lâu không tắm, cơ thể nhiễm khuẩn, gây nguy hiểm cho cả mẹ và con.
Tùy theo cơ địa của mẹ mà có thể tắm sau 1 hoặc 3 – 4 ngày sau sinh. Khi tắm, mẹ nên chú ý những điều sau:
Mẹ nên mặc quần dài, áo dài tay vì sau sinh cơ thể mẹ rất dễ cảm lạnh.
Một số mẹ thắc mắc rằng có được mặc áo cộc tay vào mùa nóng không? Thời tiết nắng nóng khiến mẹ khá khó chịu, mẹ có thể mặc áo cộc tay ở trong nhà để thoáng mát. Nên chọn đồ bộ có độ thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, sau sinh nếu đi ra ngoài mẹ nên mặc áo dài tay.
Sinh mổ đỡ đau hơn sinh thường, có tính thẩm mỹ cao nên được khá nhiều mẹ lựa chọn. Hầu hết các ca phẫu thuật này không quá phức tạp và có thể cắt chỉ sau 7 ngày sinh.
Cách chăm sóc mẹ sinh mổ cũng tương tự sinh thường. Tuy nhiên, có những điểm mẹ nhất định phải chú ý để đảm bảo cơ thể nhanh chóng phục hồi, tránh được những biến chứng có thể xảy ra sau sinh.
Những điểm mà mẹ cần chú ý khi chăm sóc mẹ sau sinh mổ:
Những ngày đầu sinh con, vấn đề dinh dưỡng sau khi sinh cho sản phụ cần được đặc biệt chú ý. Thức ăn cho mẹ trong những ngày này phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa.
Bạn có thể chọn các món như cháo, mì, gạo, trứng gà để bồi bổ giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn trong chế độ chăm sóc mẹ sau sinh.
Đối với các mẹ sinh mổ, khi chưa “đánh hơi” được dấu hiệu thông ruột thì bạn chỉ nên ăn cháo loãng và không được ăn các loại thực phẩm sau:
Khi đường ruột đã hồi phục và có thể đi đại tiện bình thường thì bạn có thể ăn chế độ bình thường.
Các mẹ sinh thường có thể ăn đa dạng hơn. Các thực phẩm bạn có thể chăm sóc mẹ sau sinh lúc này bao gồm:
Nếu bị rạch tầng sinh môn, bạn nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ngày trong những ngày đầu sau sinh. Sau đó, dần dần bạn có thể ăn chế độ bình thường.
Để chăm sóc mẹ sau sinh từ làn da và vóc dáng sau sinh, mẹ có thể đến những trung tâm dịch vụ chăm sóc sau mẹ sinh hoặc áp dụng các phương pháp tại nhà sau:
Sau khi sinh xong 10 ngày, mẹ có thể áp dụng phương pháp làm đẹp da như:
Để giảm mỡ bụng giúp bụng thon gọn sau sinh, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
Bên cạnh những vấn đề về chăm sóc mẹ sau sinh, chị em vẫn cần lưu ý một số vấn đề để giữ sức khỏe suốt thời gian ở cữ và sau này.
Các chuyên gia khuyến cáo ít nhất 2 tháng đầu nên tránh tuyệt đối chuyện quan hệ vợ chồng. Thời điểm tốt nhất để quan hệ sau sinh là 3 tháng trở lên.
Lúc này tử cung đã co lại, vết rạch tầng sinh môn cũng lành hẳn nên sẽ không có viêm nhiễm xảy ra.
Sau sinh tốt nhất là 2 năm sau mẹ mới nên mang thai trở lại. Nhằm đảm bảo đủ sắt, dinh dưỡng từ mẹ cho đợt mang thai bé tiếp theo. Vì thế trong thời gian này, mẹ có thể áp dụng những biện pháp tránh thai sau sinh như:
Sau sinh mẹ khá buồn chán vì không có việc gì làm nên thường hay xem tivi, điện thoại hay các thiết bị điện tử khác. Tuy nhiên, đây là điều rất có hại cho mắt.
Ít nhất mẹ nên kiêng cữ khoảng 6 tuần vì sau sinh, cơ thể mẹ thay đổi rất nhiều. Điều quan trọng nhất là phải nghỉ ngơi.
Thời gian mang thai và sinh đẻ, cơ thể người mẹ phải vắt kiệt dinh dưỡng để cung cấp cho thai nhi. Trong lúc sinh nở, cơ thể bạn lại phải đối diện với nhiều tổn thương từ bên trong, vì vậy sau sinh chính là lúc cơ thể cần được chăm sóc nhiều nhất để phục hồi sức khỏe.
Những gợi ý về cách chăm sóc mẹ sau sinh thường và mổ của MarryBaby hy vọng sẽ mang đến những điều bổ ích cho các sản phụ.
Minh Minh
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. 11 POSTNATAL CARE OF THE MOTHER AND NEWBORN
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK304191/
2. The New Mother: Taking Care of Yourself After Birth
3. Labor and delivery, postpartum care
4. Postnatal Care Module: 5. Routine Postnatal Care for the Mother
https://www.open.edu/openlearncreate/mod/oucontent/view.php?id=339&printable=1
5. Postnatal Care for Mothers and Newborns
6. Optimizing Postpartum Care
7. Postpartum Care for Mothers
https://www.winchesterhospital.org/health-library/article?id=101235
Truy cập ngày 23/8/2021