Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 06/01/2014

Chăm sóc con những ngày bị viêm mũi

Chăm sóc con những ngày bị viêm mũi
Các bà mẹ luôn cố gắng giúp con phòng tránh bệnh một cách tốt nhất, thế nhưng làm sao tránh được bệnh thời tiết. Những khi trái gió trở trời là con lại sụt sịt. Rồi căn bệnh sổ mũi kéo đến khiến con thò lò mũi xanh và như một thói quen, con đưa tay lên quẹt lấy quẹt để khiến cho chiếc mũi nhỏ tấy đỏ và hai má bẩn như mèo. Những ngày ấy, các mẹ cần chăm sóc con chu đáo hơn để giúp con mau khỏi bệnh và tránh lây lan mầm bệnh sang trẻ khác.

Sổ mũi thông thường chia thành 2 loại:

  • Viêm mũi cấp: do virus gây ra, biểu hiện bệnh là sốt , hắt hơi, chảy nước mũi trong liên tục, dễ bị ngạt đường thở, điều này khá nguy hiểm đối với trẻ nhỏ còn đang bú mẹ.
  • Viêm mũi mãn tính: thường gặp ở dạng viêm mũi mũ và viêm mũi dị ứng, dễ trở thành viêm xoang.
Chăm sóc con bị viêm mũi
Khi con bị viêm mũi, cần thường xuyên làm sạch chất nhầy trong mũi bé để tránh ngạt thở

Cách chữa viêm mũi với bài thuốc dân gian:

  • Dùng tỏi nướng:

– Nguyên liệu: 2 – 3 tép tỏi nhỏ (sử dụng tỏi bắc)

– Cách làm: gói tỏi vào giấy bạc, cho lên bếp nướng khoảng 10 – 15 giây. Sau đó, lột bỏ giấy bạc ra, bóc vỏ, cho vào chén nghiền nát. Cuối cùng cho 1 – 2 muỗng cà phê nước vào khuấy lên cho tỏi ra chất, lọc lấy nước cho con uống.

– Dùng 2 – 3 lần/ ngày trong 2 – 3 ngày liên tục.

– Lưu ý: Nước tỏi mang tính nhiệt nên khi dùng cho bé nên kết hợp bổ sung vitamin C để hạ nhiệt tốt nhất.

  • Nhỏ nước muối pha tinh dầu tỏi:

– Nguyên liệu: ¼ tép tỏi nhỏ

– Cách làm: ép tỏi lấy nước, lọc bỏ xác tỏi rồi pha vào nước muối sinh lý NaCl 0.9%. Dùng dung dịch này nhỏ mũi cho con 2 lần/ ngày.

– Nếu mẹ có điều kiện, nên mua máy xông mũi về nha và dùng dunh dịch này cho vào máy để xông cho mũi họng con thông thoáng.

  • Dùng lá khế tươi:

– Nguyên liệu: 1 hoa xuyến chi, 2 lá khế tươi, 2 lá bạc hà tươi

– Cách làm: rửa sạch toàn bộ nguyên liệu, nghiền nát, cho vào miếng gạc mỏng, nhét vào từng bên mũi con, khoảng 15 phút/ bên rồi lấy ra.

– Hỗn hợp này sẽ giúp mũi con thông thoáng hơn

  • Các món ăn chữa viêm mũi:

– Canh dây mướp (ty qua đằng): lấy đoạn dây mướp gần gốc khoản 1cm, 60g thịt heo nạc. Rửa sạch, thái nhỏ nấu chín làm canh cho bé ăn hàng ngày. Dùng khoảng 3 ngày liên tục.

– Hoặc mẹ có thể nấu cháo hành, cháo tía tô cho bé dùng, nhớ xắt nhuyễn tía tô và hành, cũng giúp bé chữa cảm cúm và viêm mũi họng đấy.

Các lưu ý khác khi chăm sóc con bị viêm mũi:

Khi con bị hắt hơi, sổ mũi, mẹ phải giữ ấm lồng ngực cho con, mặc áo khoác khi con ra ngoài trời lạnh, đắp chăn bông cho con khi ngủ,..v..v

Mẹ nên thường xuyên rửa sạch mũi con bằng nước muối sinh lý để tránh tình trạng con bị ngạt thở trong khi ngủ, cũng như khi đang bú mẹ.

Với bé dưới 3 tuổi chưa biết xì mũi, mẹ nên chuẩn bị sẵn trong nhà một dụng dụng cụ hút mũi để hút mũi cho bé khi mũi bị chất nhầy bao phủ. Dùng dụng cụ hút mũi cũng giúp tránh tình trạng xì mũi, bóp mũi con bị đau.

Không được dùng ngón tay cho vào mũi con. Nếu muốn làm sạch mũi con thì nên dùng tăm bông.

Minh Trang

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x