Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/11/2022

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Tất tần tận điều mẹ cần biết

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Tất tần tận điều mẹ cần biết
Trong những tháng đầu, nhu cầu ăn của trẻ quan trọng hơn nhu cầu ngủ nên các bác sĩ nhi khoa khuyên rằng, các mẹ không nên để bé ngủ quá lâu.

Trẻ sơ sinh chưa phân biệt được ngày và đêm. Và dạ dày bé xíu của bé cũng không chứa đủ sữa để no lâu nên cứ vài giờ, bé cần được bú dù bất kể đó là ngày hay đêm. Mẹ nên chú ý giấc ngủ của trẻ sơ sinh để bé có được giấc ngủ ngon, khỏe mạnh

1. Bé ngủ bao nhiêu thời gian là đủ?

Thời gian cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh sẽ tùy thuộc vào độ tuổi của bé. Cụ thể như sau:

  • Trẻ từ sơ sinh cho đến 1 tháng tuổi sẽ ngủ tổng cộng 16 tiếng/ngày. Bé cần ngủ từ 8 đến 9 tiếng vào ban ngày; và 8 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ sơ sinh từ 1-3 tháng tuổi sẽ ngủ tổng cộng 15 – 15.5 tiếng/ngày. Bé cần ngủ từ 8-10 tiếng vào ban ngày; và 7 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 3-6 tháng tuổi sẽ ngủ tổng cộng 14-15 tiếng/ngày. Bé cần ngủ 9-10 tiếng vào ban ngày; và 4-5 tiếng vào ban đêm.
  • Trẻ từ 6-12 tháng tuổi sẽ ngủ tổng cộng 14 tiếng/ngày. Bé cần ngủ 10-11 tiếng vào ban ngày; 3-4 tiếng vào ban đêm.
  • Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh
    Bảng thời gian giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Tham khảo từ Tạp chí Y khoa Stanford

    Vào khoảng thời gian đầu đời, việc bé ngủ 3 – 4 tiếng rồi thức dậy có thể khiến cha mẹ cảm thấy khổ sở vì phải thức dậy chăm con. Hãy kiên nhẫn các mẹ nhé, điều phiền toái này sẽ thay đổi khi bé lớn dần lên; và bắt đầu thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung mẹ.

    Trong những tháng đầu, nhu cầu ăn của trẻ quan trọng hơn nhu cầu ngủ. Do đó, các mẹ không nên để bé ngủ quá lâu. Cứ khoảng 3 đến 4 giờ nên đánh thức bé dậy và cho bú. Bé bú sữa mẹ thường mau đói hơn bú sữa công thức nên trong vài tuần đầu; khoảng 2 giờ, mẹ nên cho bé bú một lần.

    2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đang gặp vấn đề với giấc ngủ

    Khi trẻ sơ sinh đã có khả năng có thể ngủ xuyên đêm (khoảng từ 6 tháng tuổi trở lên); mẹ có thể sẽ cảm thấy khó khăn khi bé lại bắt đầu vào ban đêm và quấy khóc. Đây là một cột mốc phát triển thông thường của bé; hay còn được gọi là sự lo âu chia cách (seperation anxiety).

    Nói chung, giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường bị gián đoạn vì nỗi lo âu chia cách; hoặc bé đang bị tác động bởi môi trường xung quanh quá nhiều (tiếng ồn, ánh sáng,…); hoặc bé đang quá mệt mỏi.

    Trẻ sơ sinh khó ngủ thường sẽ có những biểu hiện sau:

    • Bé rất bám lấy mẹ trước khi ngủ.
    • Khóc khi cha mẹ rời xa khỏi nơi bé ngủ.
    • Bé nhất quyết không ngủ khi không có cha mẹ ở bên cạnh.
    • Trẻ sơ sinh thức giấc và khóc một hoặc nhiều lần trong đêm sau khi đã đi ngủ.

    Các vấn đề về giấc ngủ của trẻ sơ sinh cũng có thể do nguyên nhân bệnh lý. Do đó, cha mẹ hãy chú ý đến các dấu hiệu trẻ sơ sinh khó ngủ; nói chuyện với bác sĩ hoặc đưa bé đi thăm khám khi cần.

    >> Mẹ xem thêm: Mẹo dân gian chữa trẻ ngủ ngày thức đêm đơn giản mà hiệu quả

    3. Chu kỳ và các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Chu kỳ và giai đoạn giấc ngủ bé
    Chu kỳ và các giai đoạn giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Giấc ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm nhiều giai đoạn và độ sâu giấc ngủ khác nhau. Tùy thuộc vào giai đoạn, bé sẽ có những biểu hiện khác nhau. Theo đó, có 2 loại giấc ngủ của trẻ sơ sinh bao gồm: Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM); và giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM).

    Giấc ngủ chuyển động mắt nhanh (REM) của trẻ sơ sinh: Bé lúc này ngủ chưa sâu giấc; có thể đang mơ và đôi mắt chuyển động nhanh qua lại. Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi dành khoảng 16 giờ mỗi ngày để ngủ; nhưng khoảng một nửa trong số này là dành cho giấc ngủ REM.

    Giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh (non-REM) của trẻ sơ sinh được chia làm 4 giai đoạn:

    • Giai đoạn 1: buồn ngủ, mắt sụp mí, có thể mở và đóng, ngủ gật.
    • Giai đoạn 2: ngủ nhẹ, em bé cử động và có thể giật mình hoặc cử động khi có âm thanh.
    • Giai đoạn 3: ngủ sâu, bé yên lặng và không cử động.
    • Giai đoạn 4: ngủ rất sâu, bé yên lặng và không cử động.

    Trẻ sơ sinh sẽ bước vào giai đoạn 1 khi bắt đầu chu kỳ ngủ, sau đó đến giai đoạn 2, 3 và 4; rồi chuyển sang giai đoạn REM. Trẻ sơ sinh có thể thức giấc khi chuyển từ giấc ngủ sâu sang giấc ngủ nông; và có thể khó ngủ trở lại trong vài tháng đầu.

    4. Phương pháp chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh cho bé ngủ ngon và sâu giấc

    4.1 Cách chuẩn bị cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh

    Để có thể đảm bảo thời gian đủ cho giấc ngủ của trẻ sơ sinh; đồng thời là tạo thói quen ngủ lành mạnh cho bé từ sớm. Mẹ cần “bỏ túi” những cách giúp bé chìm vào giấc ngủ dễ dàng như sau:

  • Tránh những kích thích mạnh vào ban đêm như tiếng ồn, ánh sáng hoặc đùa giỡn khi cho bé bú hoặc thay tã. Mẹ xem thêm tác hại của ánh sáng đối với giấc ngủ của bé.
  • Đặt trẻ vào giường khi trẻ sơ sinh buồn ngủ, tránh để bé ngủ trên vòng tay của cha mẹ hoặc người chăm sóc. Vì sẽ tạo thói quen trẻ sơ sinh chỉ ngủ khi có người lớn.
  • Để ánh đèn sáng dịu, không chuyện trò và chơi đùa với bé vào ban đêm. Điều này sẽ giúp bé hiểu ra là sự yên ắng và không gian dễ chịu ban đêm là lúc thích hợp để ngủ.
  • Thiết lập một số thói quen thư giãn trước khi cho bé ngủ như: đi tắm, đọc sách, bật nhạc cho bé nghe, hát ru. Mặc dù bé còn quá nhỏ để hiểu những tín hiệu từ mẹ; nhưng tạo nên những thói quen này sẽ giúp bé từ từ hình thành và bắt nhịp được lúc nào cần phải ngủ về sau.
  • >> Mẹ xem thêm: Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc vào ban đêm

    4.2 Nếu bé quấy khóc thì mẹ phải làm sao?

    • An ủi và trấn an bé khi bé sợ hãi.
    • Ôm bé, đong đưa và hát ru để bé dịu lại.
    • Đừng bế trẻ sơ sinh ra khỏi nôi hoặc nơi bé nằm ngủ.
    • Nếu trẻ khóc, hãy đợi một vài phút, sau đó quay lại và trấn an bằng cách vỗ về và xoa dịu.

    Mẹ hãy cố gắng bỏ qua ý nghĩ sẽ làm hư con mà nên chiều chuộng trong những tháng đầu bởi bé còn quá nhỏ.

    >> Mẹ xem thêm: 6 câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon thẳng giấc xuyên đêm

    5. Cách phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

    Cách phòng tránh đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
    Chăm sóc giấc ngủ của trẻ sơ sinh tốt giúp phòng tránh SIDS

    Một trong những vấn đề nhức nhối khi nói đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh đó là hội chứng đột tử (SIDS). Đây là tình trạng bé chết đột ngột, không rõ nguyên nhân trong lúc ngủ.

    Mẹ có thể phòng ngừa SIDS bằng cách:

    • Đảm bảo nôi của bé gọn gàng.
    • Đảm bảo tư thế bé ngủ nằm ngửa.
    • Đặt bé ngủ trên bề mặt vững chãi và phẳng.
    • Không cho bé ngủ chung giường người lớn
    • Đảm bảo bé tránh xa những người hút thuốc hoặc nơi có khói thuốc

    >> Mẹ xem thêm: 12 cách phòng tránh nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

    Tháng tuổi đầu tiên của bé có thể là thời điểm khó khăn nhất bởi bạn phải thức dậy liên tục theo bé. Mỗi bé có cách ngủ đêm khác nhau và cha mẹ cần tìm cách “thỏa hiệp” để có cách chăm con phù hợp cho đến khi cảm thấy thoải mái với sự “thất thường” của bé.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Infant Sleep
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
    Ngày truy cập: 10.11.2022

    2. Newborn-Sleep Patterns
    https://www.chop.edu/conditions-diseases/newborn-sleep-patterns#:~:text=
    Ngày truy cập: 10.11.2022

    3. Babies and Sleep
    https://www.sleepfoundation.org/baby-sleep
    Ngày truy cập: 10.11.2022

    4. Helping your baby to sleep
    https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/helping-your-baby-to-sleep/
    Ngày truy cập: 10.11.2022

    5. Baby sleep: 2-12 months
    https://raisingchildren.net.au/babies/sleep/understanding-sleep/sleep-2-12-months
    Ngày truy cập: 10.11.2022

    x