Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Đỗ Khánh Linh
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 08/11/2023

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần mẹ nào cũng cần biết

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần mẹ nào cũng cần biết
Trẻ sinh non khi từ bệnh viện trở về nhà an toàn mới chỉ là thành công bước đầu. Những cha mẹ có con sinh non sẽ còn gặp nhiều tình huống khó khăn khi cơ thể bé chưa phát triển đầy đủ, sức đề kháng yếu và khó có khả năng tự bú mẹ được.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần cần được quan tâm và nghiên cứu kỹ lưỡng để đảm bảo sức khỏe của con. Trong bài viết là một vài gợi ý cho bố mẹ những cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà.

Đặc điểm trẻ sinh non 36 tuần

1. Trẻ sinh non 36 tuần chưa hoàn thiện chức năng hệ hô hấp

Một lưu ý quan trọng khi tìm cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần đó là hiểu rằng bé có thể gặp khó khăn về hô hấp do chức năng phổi chưa trưởng thành.

2. Trẻ sinh non 36 tuần chưa hoàn thiện chức năng điều hòa thân nhiệt

Những nơi dự trữ các chất béo cần thiết giúp cách nhiệt và sản sinh nhiệt không phát triển đầy đủ đối với trẻ sinh non 36 tuần. Điều này có nghĩa là trẻ sinh non 36 tuần không thể duy trì nhiệt độ tốt; và có nhiều khả năng bị dao động nhiệt độ cơ thể. Tiếp xúc da kề da có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ của con ổn định, mẹ lưu ý nhé!

3. Trẻ sinh non 36 tuần chưa hoàn thiện chức năng tuần hoàn

Đối với trẻ sinh non, các mao mạch dễ vỡ; những yếu tố đông máu chưa hoàn chỉnh nên nguy cơ bị xuất huyết cao. Vì vậy, cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần thường bao gồm việc bổ sung vitamin K để phòng xuất huyết.

4. Trẻ sinh non 36 tuần chưa hoàn thiện chức năng tiêu hóa và dinh dưỡng

Em bé có thể to lớn, khỏe mạnh và hoạt bát; nhưng lại buồn ngủ và ăn không ngon miệng. Khi trẻ sinh non 36 tuần bú không tốt, trẻ có thể bị giảm mức đường huyết; gây li bì, lừ đừ và thậm chí là các vấn đề về bú nữa.

Để có cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tốt; mẹ cần tìm cách bổ sung thêm calo để giúp trẻ phát triển. Mẹ có thể hút sữa nhiều hơn; và cho trẻ bú qua ống cho đến khi trẻ đủ cứng cáp để bú. Một số trẻ cũng có thể thiếu khả năng phối hợp các phản xạ bú và nuốt cần thiết khi bú. Nếu con bạn gặp vấn đề này, hãy yêu cầu sự hỗ trợ từ bác sĩ.

Lưu ý khi chăm sóc trẻ sinh non
Bố mẹ có trẻ sinh non không được bỏ qua 4 lưu ý về đặc điểm của trẻ sinh non 36 tuần quan trọng!

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại bệnh viện

Trẻ sinh non 36 tuần thường được chăm sóc tại bệnh viện trong ít nhất vài ngày hoặc vài tuần. Mục đích của việc chăm sóc tại bệnh viện là giúp trẻ ổn định sức khỏe và phát triển đầy đủ.

Các phương pháp chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại bệnh viện bao gồm theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của trẻ như nhịp tim, nhịp thở, mạch đập, thân nhiệt, màu sắc da… Ngoài ra, trẻ cũng cần được điều trị can thiệp nếu gặp các vấn đề dưới đây:

  • Suy hô hấp
  • Nhiễm trùng
  • Vàng da
  • Trẻ bị táo bón hoặc tiêu chảy
  • Trẻ gặp vấn đề về tim mạch

Ngoài ra, trẻ sinh non 36 tuần cũng cần được chăm sóc về các khía cạnh khác như:

  • Giữ ấm cho trẻ
  • Cho trẻ bú mẹ hoặc bú sữa công thức
  • Giúp trẻ tập vận động
  • Giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động

Cha mẹ cần được hướng dẫn cụ thể về cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần bởi bác sĩ hoặc điều dưỡng. Đồng thời, bạn cũng cần theo dõi sát sao các dấu hiệu của trẻ và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần tại nhà

cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà
Chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần cần lưu ý kỹ nhất là vấn đề ăn uống để bé có đủ sức khỏe

1. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: Mẹ giúp bé bắt đầu ăn sữa như thế nào?

Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi em bé bị sinh thiếu tháng thì ngay sau khi sinh cần tìm cách cho bé bú (hoặc uống) sữa mẹ càng sớm càng tốt.

Các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ rất tốt cho trí não cũng như sự phát cơ thể của bé. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần đúng chuẩn đó là cho bé bú từng chút một; vì bé hấp thụ thức ăn chậm hơn những trẻ bình thường khác.

>>>> Mẹ có thể tham khảo thêm Cách cho bé bú ban đêm: 10 lưu ý không thể thiếu cho mẹ

2. Thời gian và tần suất cho ăn

Việc cho ăn là cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần quan trọng và cần chú ý nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Sau 2 – 4 giờ trẻ ra đời; người lớn đã có thể cho trẻ ăn.

Nếu trẻ nôn trớ nhiều, dịch nôn màu xanh hoặc vàng, thở mệt, da tím tái cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám vì đó có thể là dấu hiệu của tình trạng dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa.

Hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa mẹ đều bú khoảng 8 đến 12 lần mỗi ngày (khoảng 90 phút đến 3 giờ một lần).

3. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: về lượng thức ăn

Lượng thức ăn cần phải được căn cứ trên trọng lượng cơ thể của trẻ:

  • Trẻ nặng dưới 1 kg thì 1 giờ cho ăn 1 lần.
  • Trẻ nặng từ 1 – 1,5 kg thì cách 1,5 tiếng cho ăn 1 lần.
  • Trẻ nặng từ 1,5 – 2 kg thì cách khoảng 2h cho ăn 1 lần.
  • Đối với trẻ nặng từ 2 kg – 2,5 kg thì cách 3 tiếng cho ăn 1 lần.

Lưu ý, thời gian cho ăn này tính cả ban đêm.

4. Phương pháp cho ăn

Có nhiều cách khác nhau mà trẻ sinh non 36 tuần thường được cho ăn; và phương pháp được chọn thường phụ thuộc vào tuổi thai của trẻ; cũng như liệu trẻ có mắc bất kỳ bệnh lý nào khác cản trở việc bú hay không.

Một số phương pháp cho ăn sau đây có thể được kết hợp với nhau:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ: Mặc dù chúng có thể gặp khó khăn ngay từ sớm, nhưng nhiều trẻ sinh non 36 tuần có thể chấp nhận được việc nuôi con bằng sữa mẹ.
  • Cho trẻ bú bình: Mẹ có thể hút sữa hoặc sử dụng sữa công thức trong bình sữa cho trẻ. Đôi khi, ngay cả khi trẻ có thể bú mẹ; bác sĩ có thể khuyên nên cho trẻ bú sữa mẹ; hoặc sữa công thức từ bình sữa để mẹ có thể biết chính xác lượng sữa mà trẻ bú.
  • Ống cho ăn: Ống cho ăn: Ống cho trẻ bú cung cấp các chất dinh dưỡng mà trẻ không thể nhận được từ bú mẹ hoặc bú bình do phản xạ nuốt hoặc bú chưa hoàn chỉnh. Chúng Trẻ có thể cần một ống thông dạ dày; ống này đưa trực tiếp vào dạ dày của con qua đường mũi hoặc miệng và thường do nhân viên y tế đã được huấn luyện trực tiếp làm. Trẻ sinh non bú ống thường được cho ngậm núm vú giả để tăng cường cơ miệng và rèn luyện kỹ năng bú.
  • Đường truyền tĩnh mạch (IV): Thường được sử dụng cho những trẻ sinh non 36 tuần nhỏ nhất và ốm yếu nhất. Nuôi ăn qua đường tĩnh mạch cung cấp dịch và chất dinh dưỡng trực tiếp cho bé. Việc này được thực hiện tại bệnh viện.
phương pháp cho trẻ sơ sinh ăn
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của con mà mẹ chọn phương pháp cho ăn phù hợp nhé!

5. Theo dõi biểu hiện bệnh khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Lúc này, hầu hết các hệ cơ quan của bé chưa phát triển hoàn thiện rất dễ bị tổn thương nếu được chăm sóc không đúng cách. Những tổn thương khi bé sinh non thường dễ nhận thấy nhất là:

  • Hội chứng suy hô hấp,
  • Sự ngừng thở tạm thời,
  • Xuất huyết não thất,
  • Còn ống động mạch,
  • Hoại tử ruột,
  • Bệnh võng mạc do sinh non,
  • Bệnh vàng da,
  • Bệnh thiếu máu,
  • Bệnh phổi mãn tính và nhiễm trùng.

Nên theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé, nếu có khác thường cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị kịp thời.

>>>> Mẹ cũng cần chú ý thêm về Ảnh hưởng của sóng điện thoại đến trẻ sơ sinh

5. Giữ ấm cơ thể chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Cần giữ nhiệt độ cơ thể của bé ổn định trong khoảng 37 độ C là tốt nhất. Vì lúc này lượng mỡ dưới da của bé rất mỏng không thể giữ ấm cho cơ thể. Nó sẽ dẫn đến những nguy cơ về rối loạn chuyển, rối loạn hô hấp, thiếu ô xy và có nguy cơ xuất huyết não cao hơn bình thường.

Một trong những phương pháp ủ ấm rất hiệu quả đối với trẻ sinh non là phương pháp Kangaroo. Khi đó, nhờ vào thân nhiệt của mẹ, bé sẽ được ủ ấm vừa đủ và sẽ giúp mẹ biết được những nguy cơ có thể xảy ra khi bé có những dấu hiệu bất thường.

>>>> Mẹ đã biết cách chọn ngày cắt tóc cho bé mang lại sức khỏe may mắn chưa?

7. Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần: Đảm bảo môi trường xung quanh an toàn

Quan trọng nhất trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non ngoài tình yêu thương của người mẹ; mẹ nên tìm hiểu những kiến thức chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ sinh non. Trong quá trình nuôi bé cần nhất là bạn phải kiên nhẫn, tỉ mỉ để thực hiện đầy đủ những điều cần làm giúp bé phát triển như bình thường.

Cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần qua phương pháp bổ sung năng lượng

Một số năng lượng bổ sung cho trẻ sơ sinh

Trẻ sinh non có sức khỏe yếu hơn các bé đầy tháng. Do đó, mẹ cần chú ý bổ sung thêm dưỡng chất cho bé.Bố mẹ không chỉ tìm cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần chuẩn; mà cần lưu tâm việc bổ sung một số dưỡng chất sau đây để giúp bé khỏe mạnh hơn.

1. Bổ sung sắt

Tổng lượng sắt trong cơ thể ở trẻ sơ sinh là khoảng 75 mg/kg. Do đó, trẻ càng nhỏ thì lượng sắt dự trữ của chúng càng thấp. Tất cả những trẻ khác được sinh non bú sữa mẹ hoàn toàn nên bắt đầu bổ sung sắt từ bốn tuần sau sinh; và tiếp tục cho đến ít nhất sáu tháng tuổi hoặc khi tiêu thụ một loạt các chất rắn giàu chất sắt.

2. Bổ sung Vitamin D khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Đối với một số trẻ sinh non; thiếu Vitamin D có thể gây ra các vấn đề lâm sàng mặc dù hầu hết không có triệu chứng.

Do hàm lượng vitamin D3 trong sữa mẹ thấp nên được khuyến cáo dùng cho trẻ sinh non cho tới tuổi tập đi. Vitamin D3 có trong các chế phẩm như OsteVit – D có thể dùng cho trẻ sinh non nhẹ cân.

OsteVit – D được sử dụng cho:

  • Tất cả trẻ sơ sinh trước 37 tuần
  • Trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2 kg khi sinh
  • Trẻ sơ sinh có mẹ bị thiếu vitamin D.

3. Bổ sung Natri khi chăm sóc trẻ sinh non tại nhà

Tình trạng bị hạ natri trong máu là khi nồng độ natri huyết thanh nhỏ hơn 135 mEq/L.

  • Hạ natri máu đáng kể có thể gây co giật hoặc hôn mê.
  • Natri thấp trong hai tuần đầu sau sinh thường do dịch hoặc do ba mẹ cho trẻ uống nước quá nhiều.
  • Trẻ sơ sinh rất nhẹ cân có thể bị hạ natri máu thứ phát sau suy thận.
  • Lượng natri trong cơ thể thấp có thể là nguyên nhân khiến bé chậm tăng cân.

Liều lượng khuyến nghị của natri:

  • Mức natri nên được theo dõi mỗi tuần một lần trong khi sử dụng chất bổ sung.
  • Bé sẽ không cần bổ sung khi sự tăng trưởng đạt yêu cầu; và mức Na trong máu được duy trì trong giới hạn bình thường ngoài chất bổ sung.
  • Việc bổ sung Natri phải có sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ. Vì nếu phụ huynh tự bổ sung có thể gây ra tình trạng tăng natri.

Trẻ sinh non 36 tuần có sức khỏe không tốt bằng các bé đủ tháng; bố mẹ chăm con sinh non cũng phải chuẩn bị và để ý nhiều hơn. Tuy nhiên, bố mẹ cứ yên tâm rằng khi biết cách chăm sóc trẻ sinh non 36 tuần; bé sẽ trưởng thành và phát triển khỏe mạnh như các bạn đồng trang lứa!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Clinicians guide for cue-based transition to oral feeding in preterm infants: An easy-to-use clinical guide

https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/jep.12721

Ngày truy cập: 06/01/2022

Waking up too early – the consequences of preterm birth on sleep development

https://physoc.onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1113/JP274950

Ngày truy cập: 06/01/2022

Transitioning from gavage to full oral feeds in premature infants: When should we discontinue the nasogastric tube?

https://www.nature.com/articles/s41372-019-0446-2

Ngày truy cập: 06/01/2022

Premature Infants have Lower Gastric Digestion Capacity for Human Milk Proteins than Term Infants

https://journals.lww.com/jpgn/Fulltext/2018/05000/Premature_Infants_have_Lower_Gastric_Digestion.25.aspx

Ngày truy cập: 06/01/2022

Breastfeeding your premature baby

https://www.nhs.uk/conditions/baby/breastfeeding-and-bottle-feeding/breastfeeding/premature-baby/

Ngày truy cập: 06/01/2022

x