Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Chăm sóc trẻ sinh non nói chung và trẻ sinh trong tuần thứ 32 cần một chế độ đặc biệt. Đó không chỉ đòi hòi sự tận tâm của đội ngũ y bác sĩ khi trẻ còn ở trong lồng kính bệnh viện mà là một quãng đường dài mẹ và những người thân yêu đồng hành bằng trái tim yêu thương chở che và chăm sóc một cách khoa học nhất khi về nhà.
Nếu bé ra đời trước ngày dự sinh từ 3 tuần trở lên, tương ứng với tuần thai thứ 37 đổ về trước, đây chính là một trường hợp sinh non. Thông thường, các bé sinh non được phân làm 3 nhóm:
Trẻ sơ sinh ở tuần tuổi thứ 32 thường có cân nặng khoảng 1,4-3,2kg. So với trường hợp cực sinh non thì khả năng sự sống của trẻ sinh non ở tuần thứ 32 là 95%, khá cao. Điều này không đồng nghĩa với việc bé có thể gần mẹ ngay và phát triển hoàn toàn bình thường như trẻ đủ ngày đủ tháng.
Sau non tuần 32, cơ thể bé vẫn chưa sản xuất đủ lượng surfactant – một chất giúp cho phế quản, phổi của bé khi thở ra không bị xẹp, vì vậy những bé yếu vẫn cần sự hỗ trợ của máy thở để cung cấp oxy. Với những bé có sức khỏe ổn định hơn thì có thể bắt đầu bú mẹ hoặc bú bình. Ngược lại phải cho ăn qua ống truyền.
Trẻ sinh non 32 tuần có khả năng mắc các bệnh thấp hơn những trẻ sinh non ở tuần sớm hơn. Tuy nhiên, sinh non vào thời điểm này, bé vẫn có nguy cơ mắc các vấn đề về trí não liên quan tới khả năng học tập, hành vi sau này. Nguyên nhân là do những tháng cuối là giai đoạn phát triển mạnh nhất của não bộ.
Với những bé sinh non tuần 32 thì vấn đề quan trọng nhất chính là tình trạng sức khỏe. Thông thường, các mốc quan trọng bác sĩ nhắc mẹ cần nhớ là:
1. Sau khi sinh bé sẽ được các bác sĩ chuyển tới phòng chăm sóc đặc biệt, để giữ thân nhiệt ổn định hơn. Đồng thời bé cũng sẽ được truyền dinh dưỡng thông qua ống truyền, đến khi sức khỏe ổn định.
2. Trong thời gian này, mẹ cần phải vắt sữa đều đặn, mỗi cữ vắt cách nhau 3 tiếng để giúp mẹ tránh được hiện tượng tắc tia sữa sau sinh.
3. Nếu được mẹ nên cho bé ti trực tiếp để kiểm soát dòng chảy của sữa, tránh trường hợp bú bình bé có thể bị sặc. Ngược lại, nên sử dụng loại bình có tốc độ chảy nhỏ nhất. Mẹ không đủ sữa nên sử dụng sữa non hoặc sữa đặc biệt để cho bé bú.
4. Sinh non tuần 32 dung tích dạ dày trẻ còn nhỏ, lượng sữa bú sẽ không nhiều nhưng dinh dưỡng lại rất cần thiết. Mẹ cần kiên trì cho trẻ bú từng cữ nhỏ.
4 nguyên tắc quan trọng trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng mẹ cần nhớ: Ưu tiên sữa mẹ. Bú sớm tránh hạ đường huyết cho trẻ. Cho bú nhiều lần trong ngày. Lượng sữa tăng đều từ từ.
Nếu trẻ không bú được phải đổ thìa hoặc đặt sonde dạ dày, mẹ có thể nhờ bác sĩ theo dõi dịch dạ dày trước khi cho ăn để biết sữa bữa trước có tiêu không. Nếu dịch dạ dày trong hoặc có ít sữa vón là tốt. Nếu dịch đục bẩn, ứ đọng nhiều hơn 1/4 số lượng bữa trước hoặc có vẩn hồng thì phải hút hết dịch ra. Trẻ cần nhịn ăn và theo dõi tiếp.
Lượng sữa/cân nặng trong 1 tuần cho trẻ nhỏ nặng 1.800g như sau:
Từ tuần thứ 2 trở đi tăng dần từ 150 tới 200 ml/kg/ngày nếu trẻ ăn không trớ.
Dù đã đủ sức khỏe để được về nhà nhưng cách chăm sóc trẻ sinh non tại nhà cũng phải lưu ý một số vấn đề quan trọng như: Giữ ấm cho bé sinh non 32 tuần, tránh để bé bị mất nhiệt hay lạnh. Đặc biệt cần chú ý giữ ấm những vùng quan trọng như đầu, chân, tay, cổ, bụng để tránh gặp những vấn đề nguy hiểm.
Mẹ cũng cần chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng nước ấm, tắm nắng cho trẻ khoảng 1-2 tuần/lần. Về tiêm phòng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
1. Sự ấm áp và tình yêu thương
Khi được về nhà, mẹ nên dùng phương pháp Kangaroo, áp trẻ vào ngực mẹ, da tiếp da để trẻ cảm thấy hơi ấm và tình yêu của mẹ. Càng được tiếp xúc nhiều với cơ thể của mẹ, trẻ càng khỏe mạnh hơn.
Các nhà khoa học Mỹ thuộc Đại học Stanford phát hiện những trẻ thường xuyên được mẹ âu yếm, ôm ấp, nồng độ hai kích thích tố progesteron và oksytocyna cao hơn hẳn so với các bé ít được mẹ âu yếm, ôm ấp. Các nhà khoa học gọi chúng là “Hormone của tình yêu”. Trong thời gian mới sinh, những kích thích tố này đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ thần kinh hoàn chỉnh. Việc được mẹ ôm ấp, yêu thương vì thế đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển, ổn định sức khỏe của trẻ.
2. Môi trường trong lành, sạch sẽ
Hệ miễn dịch của trẻ sinh non còn rất yếu. Vì thế, một môi trường trong lành là vô cùng quan trọng. Luôn giữ môi trường sống của bé sạch sẽ, thoáng mát. Với người chăm sóc trẻ phải luôn vệ sinh sạch sẽ tay cũng như bộ phận trực tiếp tiếp xúc với trẻ vì bé rất dễ bị nhiễm khuẩn. Không để những người mắc các bệnh về đường hô hấp tiếp xúc với trẻ. Không cho bé ở gần những nơi có mùi thuốc lá.
Vấn đề vệ sinh thân thể cho trẻ cũng vô cùng quan trọng, vì nếu không sạch sẽ, da trẻ còn non nớt dễ bị vi khuẩn tấn công gây bệnh. Cần tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm, xà phòng cho trẻ em, tắm nhanh, lau khô. Mùa đông nên xoa một lớp mỏng dầu parafin để giữ độ ẩm cho da khỏi mất nhiệt.
3. Luôn giữ ấm cơ thể trẻ
Đây điều vô cùng cần thiết vì trẻ sinh thiếu tháng dễ bị hạ thân nhiệt, khả năng giữ nhiệt kém. Ngay sau khi sinh, trẻ sinh non cần được ủ ấm, nhiệt độ trong phòng hợp lý là 27-30 độ, kín gió. Thân nhiệt của trẻ tốt nhất là 37 độ. Vì lúc này lượng mỡ dưới da của bé rất mỏng không thể giữ ấm cho cơ thể, sẽ dẫn đến những nguy cơ về rối loạn chuyển, rối loạn hô hấp, thiếu oxy và có nguy cơ xuất huyết não cao hơn bình thường.
Trẻ cũng phải luôn đội mũ và đi tất tay, tất chân. Cổ và bụng phải được giữ ấm. Chọn chất liệu vải mềm mại và an toàn để đảm bảo cho làn da non của trẻ.
4. Massage rất có lợi với trẻ sinh non
Massage luôn có lợi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sinh non. Đây là liệu pháp rất cần thiết đối với trẻ sinh thiếu tháng. Mẹ phải thường xuyên vuốt ve, xoa nhẹ toàn bộ cơ thể trẻ, vừa massage vừa trò chuyện, hát cho con nghe những bài hát ru con.
Khi được massage, trẻ thiếu tháng sẽ cứng cáp, hô hấp và hệ miễn dịch tốt hơn. Quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố qua da được đẩy mạnh. Cần lưu ý vệ sinh tay chân sạch sẽ trước khi massage cho trẻ.
5. Bổ sung dưỡng chất
Ngay khi bé vừa sinh ra thì chú ý đến việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt hay các vitamin A, K1… để giúp bé tăng cường sức đề kháng, hạn chế bệnh tật. Tuy nhiên, khi bổ sung các loại vitamin này, cần theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
6. Dinh dưỡng cho trẻ
Nguồn dinh dưỡng chính và quan trọng với trẻ sinh non đó chính là sữa mẹ. Khi trẻ bị sinh thiếu tháng, nhẹ cân thì ngay sau khi sinh cần tìm cách cho bé bú sữa mẹ càng sớm càng tốt. Vì các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ rất tốt cho trí não cũng như sự phát cơ thể của bé. Nếu được hưởng tối đa nguồn sữa non, trẻ sẽ tránh được bị vàng da. Ngoài ra, chất béo và canxi trong sữa mẹ còn rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, chức năng ruột được kích thích.
Trẻ sinh non sẽ ít bị nhiễm trùng, dị ứng, thiếu máu, viêm dạ dày, đường ruột nếu được cung cấp đầy đủ sữa mẹ. Sau khi trẻ về nhà, mọi hướng dẫn của các bác sĩ cần phải được tuân thủ để duy trì dinh dưỡng cho đến lúc trẻ được 9 tháng tuổi, cần thiết có thể kéo dài đến 2 tuổi hoặc hơn.
Chế độ ăn uống của trẻ sinh thiếu tháng phải đặc biệt chú ý, mọi dụng cụ dùng để cho trẻ em cần phải tuyệt trùng tuyệt đối. Đối với trường hợp sữa mẹ không đủ cung cấp cho nhu cầu cho trẻ mà phải dùng sữa ngoài, cần xem trẻ có bị dị ứng sữa không, có rối loạn tiêu hóa không… Việc dùng sữa cũng phải theo hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa để phù hợp.
7. Theo dõi sát các biểu hiện của trẻ hằng ngày
Hầu hết các hệ cơ quan của bé sinh thiếu tháng, nhẹ cân chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị tổn thương nếu chăm sóc không đúng cách. Những tổn thương khi bé sinh non thường dễ nhận thấy nhất là: Hội chứng suy hô hấp, sự ngừng thở tạm thời, xuất huyết não thất, động mạch hở, hoại tử ruột, bệnh võng mạc do sinh non, bệnh vàng da, bệnh thiếu máu, bệnh phổi mãn tính và nhiễm trùng.
Nhịp thở, màu sắc da, tiêu hóa (số lượng ăn trong ngày, dịch nôn, mầu dịch nôn, số lần ỉa, tính chất phân, bụng chướng hay không, thóp, thân nhiệt, cân nặng). Những điều này rất quan trọng đối với công tác chăm sóc trẻ sinh non. Vì thế, bố mẹ nên theo dõi những biểu hiện cơ thể của bé, nếu có khác thường cần đưa đến bác sĩ nhi khoa để điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ sinh non tuần thứ 32 cho đến khi bé tròn một tuổi là một quãng đường dài mẹ và bé kiên trì cùng đồng hành. Hành trình tuy khó khăn nhưng bằng tình yêu thương và phương pháp chăm sóc khoa học, mẹ có thể giúp bé phát triển toàn diện hơn.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.