Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Bích Trâm
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/10/2020

Nuôi con bằng sữa mẹ: Bị căng sữa phải làm sao, bạn cập nhật ngay nhé!

Nuôi con bằng sữa mẹ: Bị căng sữa phải làm sao, bạn cập nhật ngay nhé!
Một trong nguyên nhân khiến những mẹ cho con bú bị sưng ngực có thể do tình trạng căng sữa do không cho bé bú thường xuyên trong vài ngày đầu sau khi sinh. Tìm hiểu cách phòng ngừa và điều trị biểu hiện khó chịu này nhé

Giải mã nguyên nhân mẹ bị căng sữa

Khoảng 2-5 ngày sau khi sinh, ngực của mẹ sẽ lớn dần, nặng hơn và hơi đau vì đang trong giai đoạn sản xuất thật nhiều sữa cho bé bú. Sau 2-3 tuần mẹ sẽ thấy thoải mái hơn nhiều, ngực mềm mại hơn dù sữa vẫn đầy.

Nếu mẹ bị sưng ngực (có thể lan tới nách), đau nhói, sần, không thoải mái, hay sốt nhẹ. Lúc này mẹ rơi vào tình trạng bị căng sữa phải làm sao.

bị căng sữa phải làm sao
Sau khi sinh, mẹ nên cho bé bú càng sớm càng tốt để hạn chế bị căng sữa

Nguyên nhân

Thông thường, mẹ bị căng sữa do không cho bé bú thường xuyên trong vài ngày đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, một số bà mẹ vẫn bị căng sữa dù cho bé bú rất đầy đủ. Ngoài ra, mặc áo ngực quá chật hoặc ống dẫn sữa bị tắc nghẽn cũng gây nên tình trạng trên. Nếu mẹ từng phẫu thuật ngực, phần cấy ghép đã choán hết chỗ để làm tăng lượng máu, bạch huyết và sữa.

Cách phòng ngừa để tránh rơi vào tình trạng thắc mắc bị căng sữa phải làm sao

  • Cho bé bú trong vòng 2 tiếng sau khi sinh.
  • Sau khi bé chào đời 24 tiếng, mẹ cho bú thường xuyên (từ 8-12 lần/ngày). Tìm hiểu các dấu hiệu khi bé đói và luôn ở cạnh bé vì “da kề da” giữa mẹ và bé giúp bé bú dễ dàng hơn. Ngoài ra, mẹ cần gọi bé dậy để tiếp tục bú sau mỗi 3 tiếng.
  • Để bé bú xong một bên ngực rồi hãy chuyển sang bên còn lại. Thông thường bé sẽ bú trong khoảng 10-20 phút cho mỗi bên. Nếu bé bú ít hơn 10 phút, xin ý kiến bác sĩ ngay. Mẹ cứ tiếp tục đổi bên ngực cho bé trong những lần sau nếu bé tỏ vẻ không thích “ti mẹ” ở ngực bên kia.
  • Không nên cho trẻ bú bình hoặc dùng núm vú giả nếu không được chỉ định. Phần lực bé dùng khi bú bình không giống như khi bú mẹ nên bé sẽ khó khăn hơn nếu quay trở lại bú mẹ sau một thời gian tập bú bình.
  • Nếu được yêu cầu dùng sữa bình để hỗ trợ, hãy chọn máy hút sữa từ ti mẹ thay vì cho bé uống sữa bột. Tuy nhiên, nếu buộc phải dùng sữa bột, mỗi lần cho bé uống sữa mẹ, bạn cũng nên dùng tay xoa bóp bầu ngực để kích thích tiết sữa.

Mẹ bị căng sữa phải làm sao?

  • Đặt khăn ấm lên ngực hoặc tắm nước ấm không quá 3 phút trước khi cho bé bú vì hơi nóng có thể làm sưng và khó tiết sữa. Nếu mẹ đang căng sữa đến mức sữa không tiết ra được, không nên dùng khăn ấm.
  • Cho bé bú thường xuyên, không nên để quá 2-3 tiếng. Nếu ngực căng đầy, khó chịu, mẹ có thể tranh thủ lúc bé đang ngủ để dùng tay vắt bớt sữa ra ngoài. Bạn nên nặn sữa lúc tắm vì như thế sẽ dễ hơn. Nhiều mẹ bị đau mỗi khi phải vắt sữa, nhưng việc này sẽ giúp mẹ bớt đau hơn nhiều sau khi sữa chảy ra ngoài.
  • Mát-xa bầu ngực bé đang bú giúp kích thích tuyến sữa và giảm căng cứng.
  • Nếu bé thấy khó ngậm ti mẹ, dùng tay nặn tí sữa ra ngoài. Động tác này sẽ làm phần quầng xung quanh ti mềm mại hơn, bé dễ tựa vào và ngậm chặt hơn.
  • Không nên dùng máy hút sữa lâu vì càng nhiều sữa được “sản xuất”, mẹ càng bị căng tức ngực lâu hơn.
  • Đặt khăn lạnh hoặc túi chườm đá lên ngực trong khoảng 10 phút sau khi cho bé bú để giảm sưng và đau.
  • Chọn những loại áo ngực hỗ trợ khi cho bé bú. Áo phải vừa vặn và thoải mái cho mẹ.
  • Cân nhắc uống thuốc giảm đau.
  • Hướng về tương lai: Chỉ cần vượt qua cơn đau này, cả hai mẹ con sẽ củng cố tình cảm khắng khít nhiều hơn.

Nếu mẹ bị cúm hoặc sốt hơn 38 độ C, gọi bác sĩ gấp vì có thể mẹ bị viêm vú.

Mẹ bị căng sữa phải làm sao và đến khi nào?

Nếu tuân thủ hướng dẫn, mẹ sẽ khỏi sau 24-48 tiếng. Ngược lại, mẹ sẽ mất đến 10 ngày để gạt bỏ tình trạng này. Khi cơn căng sữa qua đi, ngực của mẹ sẽ mềm hơn dù vẫn đầy ắp sữa. Nếu không cho bé bú, mẹ nên nặn hoặc dùng máy hút sữa để giảm áp lực lên ngực và hạ thấp nguy cơ bị viêm vú.

Mẹ vẫn cho bé bú chứ?

Dĩ nhiên rồi! Đây là trả lời đúng cho câu hỏi bị căng sữa phải làm sao. Cho bé bú ngay từ khi mới sinh rất quan trọng nên mẹ cần cố gắng cho bé bú sau 1-2 giờ kể từ lúc bé chào đời. Nhận biết các dấu hiệu mỗi khi bé đói như khua tay liên hồi, đừng chờ đợi cho đến khi bé khóc mẹ nhé!

Căng sữa có ảnh hưởng đến bé không?

Căng sữa có thể cản trở bé yêu mỗi khi ngậm ti mẹ nên mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghĩ bé không nhận được đầy đủ lượng sữa theo yêu cầu.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x