Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Có nhiều phương cách để trẻ tiếp xúc với âm nhạc, ngay từ thuở nằm nôi, bạn hãy lựa chọn nhạc thật tinh tế để giúp bé tăng khả năng cảm thụ và cảm thấy thư thái hơn. Nhạc cho trẻ sơ sinh nên là những bản nhạc nhẹ nhàng và êm dịu.
Âm nhạc không chỉ đóng vai trò trong sự phát triển của trẻ sau khi ra đời; mà từ khi trong bụng mẹ; âm nhạc đã có thể thúc đẩy sự phát triển não bộ của thai nhi.
Nghiên cứu của Học viện Khoa học Học tập và Thần Kinh của Đại học Washington Hoa Kỳ năm 2016; kết quả cho thấy trẻ sơ sinh được cho nghe nhạc có sự phát triển về khả năng xử lý âm thanh và lời nói tốt hơn.
Nghiên cứu khác vào năm 2013 đăng tải trên PubMed cho thấy trị liệu bằng âm nhạc có thể giúp trẻ sinh non ngủ tốt hơn; bằng cách giảm nhịp tim và cải thiện các chức năng hô hấp.
>> Mẹ xem thêm: 8 lợi ích khi cho bé nghe nhạc
Một số mẹ tin rằng tiếng hát ru vẫn tốt hơn bật nhạc cho trẻ sơ sinh. Mẹ cùng tìm hiểu về vấn đề này trong nội dung tiếp theo nhé.
Từ khi chào đời, trẻ sơ sinh đã có thể cảm nhận được âm nhạc, các giai điệu quen thuộc, các bài hát và tiếng nói của cha mẹ với tiếng nói của người khác. Khả năng này không cần phải học qua kinh nghiệm như chúng ta vẫn nghĩ.
Các nhà nghiên cứu tại Harvard đã thử nghiệm cho các trẻ sơ sinh Mỹ nghe những bài hát ru bằng các ngôn ngữ khác nhau và giai điệu không quen thuộc. Kết quả cho thấy những đứa trẻ sơ sinh đã giảm nhịp tim, giãn đồng tử và giảm đáp ứng điện da khi nghe những bài hát ru.
Điều này cho thấy rằng hát ru cho trẻ nghe có tác dụng tâm lý đặc biệt có thể đưa trẻ vào giấc ngủ.
>> Mẹ xem thêm: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh chuẩn theo từng tháng tuổi
Nhạc hát ru cho trẻ sơ sinh số 1:
“Mang nặng đẻ đau cưu mang chín tháng.
Nghĩa mẹ tày trời sông cạn, nuôi con.
Đói cơm rách áo, ruột mẹ héo hon.
Khi con no ấm, lòng mẹ vẫn chưa trọn (mà) thảnh thơi.”
“Ngậm đắng nuốt cay thương thay lòng mẹ.
Bên ướt mẹ nằm, bên ráo (chứ) con lăn.
Con ăn con ngủ thì mẹ đỡ băn khoăn.
Khi con trở trời hơi gió, mẹ chẳng an tâm chút nào.”
“Gió mùa thu…mẹ ru mà con ngủ…
Năm canh chày…năm canh chày…thức đủ vừa năm…
Hỡi chàng chàng ơi…hỡi người người ơi…
Em nhớ tới chàng…em nhớ tới chàng…”
“Hãy nín nín đi con.
Hãy ngủ ngủ đi con.
Con hỡi mà con hời…con hỡi mà con hời…
Con hỡi con hời…con hỡi con…”
“Ví dầu cầu ván đóng đinh.
Cầu tre lắc lẻo ghập ghềnh khó đi.
Khó đi mượn chén ăn cơm.
Mượn ly uống rượu, mượn đờn kéo chơi.
Kéo chơi ba tiếng đờn cò.
Đứt dây đứt nhọ quên hò sự sang.
Ví dầu thiếp chẳng yêu chàng.
Xin đưa thiếp xuống đò ngang thiếp về.”
“Con kiến mà leo cành đa.
Leo phải cành cộc leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào.
Leo phải cành cộc leo vào leo ra.”
“Bà còng đi chợ trời mưa.
Cái tôm cái tép đi đưa bà còng.
Tiền bà trong túi rơi ra.
Tép tôm nhặt được trả bà mua rau.”
“Cõng em đi tới nhà bà.
Dẫm phải cứt gà bà không cho vô.
Cõng em đi đến nhà cô.
Cô đập cô đánh cô xô ra rào.”
“Đêm Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ.
Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu.
Anh về anh học chữ nhu.
Ba thu em cũng đợi ngàn năm em cũng chờ…”
“Còn cha còn mẹ thì hơn,
Không cha không mẹ như đờn đứt dây.
Đờn đứt dây còn xoay còn nối.
Con mất cha mẹ rồi con phải mồ côi.”
Ngày nay, công nghệ và máy móc hỗ trợ các bậc cha mẹ rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian chăm sóc con cái. Đối với trẻ sơ sinh, chỉ cần cho trẻ vào nôi điện; nôi tự đong đưa theo chế độ cài sẵn; mở ứng dụng nhạc hát ru dành cho trẻ sơ sinh; hay những loại nhạc êm dịu khác.
Không phải tất cả các loại nhạc đều thích hợp để cho trẻ có giấc ngủ ngon và thư giãn. Âm nhạc có tác dụng xoa dịu tâm hồn và giúp trẻ ngon giấc; nhưng chỉ với những bản nhạc dành riêng cho em bé êm dịu; vừa nhỏ âm thanh để tránh gây giật mình cho trẻ giữa giấc.
Mẹ không nên bật nhạc quá to trong khi bé chơi hoặc ngủ bởi nhạc to sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé; nhất là khi ngủ nhạc to có thể khiến bé giật mình trong hoảng sợ. Lâu dần các hoảng sợ và giật mình này sẽ ảnh hưởng không tốt đến thần kinh của trẻ.
Mẹ có thể kết hợp vừa chơi vừa cho trẻ nghe nhạc nhằm giúp trẻ có những giây phút thư giãn và vui vẻ.
Qua bài viết, hy vọng mẹ đã quyết định có nên mở nhạc cho trẻ sơ sinh hay không; hay là nên hát ru cho bé cưng chìm vào giấc ngủ. Đồng thời, cách chọn nhạc như thế nào. Chúc mẹ và bé cùng có những giấc ngủ bình an!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Baby music: The soundtrack to your child’s development
https://www.unicef.org/parenting/child-development/baby-music-soundtrack-to-development#:~:text=
Ngày truy cập: 30.11.2023
2. Musical intervention enhances infants’ neural processing of temporal structure in music and speech
https://www.pnas.org/doi/pdf/10.1073/pnas.1603984113
Ngày truy cập: 30.11.2023
3. How music affects your baby’s brain: Mini Parenting Master Class
https://www.unicef.org/parenting/child-development/how-music-affects-your-babys-brain-class
Ngày truy cập: 30.11.2023
4. Sound and music play: activities for babies 0-1 year
https://raisingchildren.net.au/guides/activity-guides/sounds-songs-music/sound-music-play-babies
Ngày truy cập: 30.11.2023
5. Frère Jacques, are you sleeping?
https://news.harvard.edu/gazette/story/2020/10/research-shows-lullabies-in-any-language-relax-babies/
Ngày truy cập: 30.11.2023