- Cách đơn giản nhất là gọt vỏ khoai tây, thái làm 4 rồi cho vào nồi hấp.
- Khi khoai tây chín các mẹ có thể lấy ra dầm nhuyễn cho bé ăn.
- Ngoài ra, mẹ có thể xắt hạt lựu để bé tập ăn bốc.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Thực phẩm cho bé ăn dặm nhiều dinh dưỡng cần kết hợp giữa các loại rau củ quả, trái cây và thịt. Trong bài viết, mẹ sẽ hiểu rõ hơn về các loại thực phẩm này. Đồng thời, biết cách chế biến món ăn dặm cho bé từ nhóm thực phẩm đó.
Giá trị dinh dưỡng: Khoai tây giàu tinh bột, vitamin A, C và kali. Một củ khoai tây hấp chứa đến 252 kalo. Vì khoai tây giàu tinh bột nên khi cho bé ăn khoai tây; mẹ nên giảm đi một chút cháo/bột trong ngày khi cho bé ăn dặm.
Thời điểm cho bé ăn dặm với khoai tây: Vì khoai tây rất giàu tinh bột và không có nhiều các loại vitamin khác nên các bác sĩ dinh dưỡng khuyên các mẹ nên cho bé làm quen với loại củ này khi bé được 8 tháng tuổi. Lý do: Thời điểm này, bé cần nhiều carbohydrate để phát triển và khoai tây có thể đáp ứng nhu cầu này.
>> Mẹ xem thêm: 4 cách nấu cháo khoai tây cho bé ăn dặm vừa ngon vừa bổ dưỡng
Giá trị dinh dưỡng: Cà tím là thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé vì có nhiều chất xơ nên giúp bé đi ngoài đều đặn và có đường ruột khỏe mạnh. So với các loại củ, quả khác; cà tím không ‘dồi dào năng lượng’ nhưng nó giàu vitamin A và folate. Ngoài ra, cà tím còn có canxi và một hàm lượng nhỏ vitamin K.
Thời điểm cho bé tập ăn dặm với cà tím: Cha mẹ có thể cho bé làm quen với món cà tím khi bé được khoảng 8-10 tháng tuổi. Có thể cho bé ăn cà được nấu chín cả vỏ. Với nhóm bé có vấn đề về tiêu hóa; mẹ chỉ nên chế biến lớp thịt của quả cà (trừ vỏ).
Giá trị dinh dưỡng: Cần tây chứa nhiều kali, vitamin K – loại vitamin tốt cho máu, giúp cân bằng huyết áp. Đoạn phình ra trên thân cây cần tây là nơi tập trung nhiều vitamin C, phốt pho, magiê, vitamin B6 và chất xơ.
Thời điểm cho bé tập ăn dặm với cần tây: Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng khi bé khoảng 8 tháng tuổi; mẹ có thể cho con tập ăn cần tây. Cần tây nấu bột (cháo) với thịt bò, thịt lợn; khoai tây, cà chua, cà rốt; hải sản… cho bé từ 8 tháng.
Cũng giống như cà tím và cần tây, củ cải là một trong những thực phẩm ít được các mẹ bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng của bé vì nghĩ nó không nhiều chất; bên cạnh đó lại có mùi hăng hăng khó ăn nên sợ bé không ăn được.
Giá trị dinh dưỡng: Củ cải giàu vitamin C, canxi, một ít chất xơ và protein. Cũng giống như một số loại rau củ khác, củ cải chứa chất ngọt tự nhiên, giúp bé ngon miệng.
Thời điểm cho bé tập ăn dặm với củ cải: Cha mẹ có thể tập cho bé ăn củ cải khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi. Cũng có thể cho bé ăn củ cải muộn hơn, ngoài 8 tháng tuổi vì củ cải được luộc (hấp) chín, cắt hình hạt lựu khá phù hợp khi cho bé ăn bốc.
Giá trị dinh dưỡng: Ngô chứa nhiều protein và carbohydrate, giúp bé tăng năng lượng. Tuy nhiên, ngô lại nghèo dinh dưỡng hơn các loại thực phẩm khác; và không được coi là thực phẩm an toàn cho bé mới ăn bốc.
Thời điểm cho bé tập ăn dặm với ngô: Một số chuyên gia gợi ý, cha mẹ chỉ nên cho bé ăn ngô khi bé được khoảng 1 tuổi. Nguyên nhân là do ngô có khả năng gây dị ứng cao; đồng thời nó cũng tiềm ẩn nguy cơ gây hóc cho bé.
>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo bắp cho bé ăn dặm giúp bé tăng cân, ngừa táo bón
Trái bơ có chứa hàm lượng protein cao nhất so với các loại quả khác; cao gần như tương đương với sữa. Hơn nữa, quả bơ cũng chứa nhiều vitamin A, E, C. Chính vì thế, trái bơ là thực phẩm dinh dưỡng tuyệt vời cho các bé ở độ tuổi ăn dặm.
Nho là loại quả giàu năng lượng nên rất tốt cho trẻ. Loại trái cây này có chứa chất flavonoid giúp khỏe tim, tăng cường sức đề kháng, thải độc tố và bảo vệ cơ thể chống lại các cholesterol “xấu”.
Khi cho bé ăn dặm, mẹ có thể cho trẻ ăn nho ít nhất 1 lần/tuần. Sử dụng nho nghiền là tốt nhất. Trong vỏ quả nho chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn; nên mẹ có thể nghiền lẫn vỏ. Khi bé từ 10 tháng tuổi, mẹ có thể tách quả nho thành những miếng nhỏ, bỏ hạt và cho bé tập ăn bốc.
Nho không gây ra nguy cơ dị ứng nhưng lại tiềm ẩn những nguy hại với trẻ nhỏ bởi đặc tính là nhỏ, tròn, dễ bị trôi tuột gây hóc và có thể ngây nghẹt thở nếu trẻ nuốt cả quả. Do đó, mẹ cần ngồi ăn cùng bé hoặc cắt nho thành từng lát nhỏ dễ ăn.
Bí đỏ được ví là loại thực phẩm bổ máu tốt nhất cho sức khỏe. Bí đỏ có chứa chất xenlulo, sau khi cơ thể hấp thụ sẽ chuyển hóa thành vitamin.
Ngoài ra, bí đỏ cũng giàu chất xơ, trộn cùng bột gạo làm món ăn dặm cho bé sẽ có màu rất “bắt mắt”, dễ kích thích thị giác khiến bé thèm ăn hơn. Nếu bé đã quen ăn dặm, có thể trộn bí đỏ với thịt lợn hay thịt gà khi nấu bột (cháo) cho bé.
Bí đỏ tuy tốt nhưng các mẹ cũng không nên lạm dụng, cho bé ăn quá nhiều sẽ khiến da có màu vàng chanh. Dù bé có thích món bí đỏ đến mấy thì mẹ cũng không nên cho bé ăn nhiều hơn 1 bữa/ngày.
Một trong những thành phần dinh dưỡng tuyệt vời nhất có trong chuối là kali và chất xơ. Ngoài ra, chuối cũng có hàm lượng vitamin B6, vitamin C và vitamin B2 khá cao. Bởi thế, chuối là thức ăn dinh dưỡng tốt cho trẻ.
Chuối có thể gây táo bón khi ăn với số lượng lớn nên mẹ lưu ý cho bé ăn theo số lượng phù hợp với lứa tuổi.
Thịt bò là một nguồn cung cấp sắt phong phú, giúp bé phát triển trí não và lưu thông oxy trong cơ thể. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nghiên cứu chế biến thịt bò thật cẩn thận và hợp lý bởi giai đoạn này răng bé vẫn chưa đủ để nhai thịt.
Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt, đây là nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé, đặc biệt trong thời kỳ ăn dặm. Phần ức và phần lườn của gà giàu protein, ít chất béo, phần đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao.
Thịt gà dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, được xếp vào danh sách “thịt trắng”, và “thịt trắng” dễ hấp thụ hơn “thịt đỏ” (thịt bò, thịt lợn).
>> Mẹ xem thêm: 5 món cháo gà cho bé ăn dặm ngon, bổ, dễ làm cho các mẹ bận rộn
Cá chứa nhiều nhóm axit amin, nguồn omega 3 tuyệt vời cho sức khỏe mà cơ thể trẻ sơ sinh đang phát triển rất cần.
>> Mẹ xem thêm: Cách nấu cháo cá hồi cho bé 7, 8, 9 tháng tuổi thơm ngon, không tanh
Các omega 3 trong cá có tác dụng cực tốt đến sự phát triển của não bộ, trí thông minh và mắt của trẻ. Đặc biệt cá hồi cung cấp một nguồn chất béo cần thiết hỗ trợ chức năng của não bộ và hệ thống miễn dịch.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Introducing solid food
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/introducing-solid-food
Ngày truy cập: 10.11.2022
2. When, What, and How to Introduce Solid Foods
https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html#:~:text=
Ngày truy cập: 10.11.2022
3. Your baby’s first solid foods
https://www.nhs.uk/conditions/baby/weaning-and-feeding/babys-first-solid-foods/
Ngày truy cập: 10.11.2022
4. Introducing solids: why, when, what and how
https://raisingchildren.net.au/babies/breastfeeding-bottle-feeding-solids/solids-drinks/introducing-solids
Ngày truy cập: 10.11.2022
5. Feeding your baby: 6–12 months
https://www.unicef.org/parenting/food-nutrition/feeding-your-baby-6-12-months#:~:text=
Ngày truy cập: 10.11.2022