Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Phương Phạm
Tham vấn y khoa: Bác sĩ CKI Nguyễn Đinh Hồng Phúc
Cập nhật 28/05/2024

Bé mấy tháng ăn được dâu tây? Cách chế biến dâu cho bé ăn dặm

Bé mấy tháng ăn được dâu tây? Cách chế biến dâu cho bé ăn dặm
Dâu tây là một trong những loại trái cây được trẻ con yêu thích. Trên thực tế, dâu tây cũng là món ăn vô cùng bổ dưỡng và chứa đựng nhiều vitamin thiết yếu.

Nhiều mẹ lăn tăn không biết bé mấy tháng ăn được dâu tây? Liệu có cách ăn an toàn cho con mẹ cần lưu ý hay không? Hãy cùng MarryBaby đi tìm câu trả lời cho vấn đề này nhé!

Giá trị dinh dưỡng của dâu tây

Trước khi biết bé mấy tháng ăn được dâu tây, mẹ cùng điểm qua thành phần dinh dưỡng của món ăn này nhé!

Dâu tây không chỉ có sắc đỏ bắt mắt khi chín mà hương vị ngọt ngào của nó cũng rất ngon miệng. Đây là loại trái phổ biến trên thế giới; cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cho trẻ nhỏ.

Theo Bảng Thành phần Thực phẩm Việt Nam của Viện Dinh dưỡng, cứ 100g dâu tây thì thu được các giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Nước 84,9g.
  • Protein 1,8g.
  • Carbohydrate 8,1g.
  • Chất xơ 4g.
  • Đường 5,34g.
  • Vitamin B1 0,03mg.
  • Vitamin B2 0,06 mg.
  • Vitamin C 60mg.
  • Canxi 22mg.
  • Photpho 23mg.
  • Kali 292mg.
  • Magiê 17mg.
bé mấy tháng ăn được dâu tây
Bé mấy tháng ăn được dâu tây? Mẹ tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng của món ăn này trước nhé!

Bé mấy tháng ăn được dâu tây?

Theo Học viện Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (AAAI), trẻ sơ sinh từ 4 tháng đến 6 tháng tuổi đã phát triển các kỹ năng và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm.

Mẹ có thể xem xét tới sự phát triển để biết bé mấy tháng ăn được dâu tây. Chẳng hạn bé đã biết kiểm soát đầu hay chưa; khả năng ngồi với sự hỗ trợ như thế nào; chuyển động nhai của bé ra sao; bé có tò mò về những gì mẹ đang ăn hay không… Đây là một số dấu hiệu giúp mẹ biết được liệu bé đã sẵn sàng để ăn dặm.

Mẹ có thể cho bé ăn những món ngũ cốc trước tiên. Lúc bé trở thành một người ăn sành sỏi các món ngũ cốc cũng là thời điểm mẹ cho bé ăn trái cây (ví dụ như dâu tây) và rau xay nhuyễn.

Tóm lại, bé mấy tháng ăn được dâu tây? Bé 6 tháng, 7 tháng ăn dâu tây được không?

Từ tuần ăn dặm thứ 4 – 5 trở đi (sau 6,5 tháng tuổi), cha mẹ có thể cho trẻ ăn đa dạng các loại hoa quả như táo, dâu tây, xoài, thanh long,… (nên chọn các loại quả có vị ngọt). Vậy thời điểm thích hợp để bé ăn được dâu tây là khoảng 6 tháng tuổi; và đồng thời sự phát triển của bé cho thấy các biểu hiện sẵn sàng ăn dặm.

Mặc dù dâu tây được biết đến là loại trái cây lành tính và giàu dinh dưỡng; rất tốt cho trẻ nhỏ. Và đây cũng không phải là loại trái cây có khả năng gây dị ứng cao. Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2011, một số chất được tìm thấy trong dâu tây có thể gây dị ứng cho các bé có cơ địa nhạy cảm.

Vì vậy, sau khi biết bé mấy tháng ăn được dâu tây rồi; mẹ cũng nên theo dõi các phản ứng dị ứng thực phẩm như:

  • Phát ban hoặc phát ban ngứa da.
  • Sưng tấy.
  • Thở khò khè hoặc khó thở.
  • Nôn mửa.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Da nhợt nhạt.
  • Mất ý thức

Trong những trường hợp nghiêm trọng, nhiều bộ phận của cơ thể bị ảnh hưởng cùng một lúc. Đây được gọi là sốc phản vệ và được coi là nguy hiểm đến tính mạng. Nếu con khó thở sau khi ăn thức ăn mới, mẹ hãy đưa bé đi cấp cứu.

Ngoài ra, các bé có tiền sử gia đình bị dị ứng với dâu tây hoặc hay dị ứng với trái cây cũng cần phải cân nhắc khi cho ăn. Bé dưới 1 tuổi các chức năng trong cơ thể còn rất non nớt; vì vậy rất dễ bị dị ứng khi ăn phải các thức ăn không phù hợp.

>> Mẹ xem thêm Bé 8 tháng ăn được trái cây gì? Cách chế biến món ăn dặm

bé ăn dâu tây
Bé mấy tháng ăn được dâu tây? Khi bé ở khoảng 4-6 tháng tuổi và có dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm mẹ nhé!

Lợi ích của dâu tây đối với bé

Dâu tây cũng như các loại quả mọng không chỉ kích thích vị giác mà còn là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho bé. Dây tây cung cấp nguồn vitamin và chất dinh dưỡng dồi dào, mang đến cho bé các bữa ăn vặt ngon miệng.

  • Cung cấp vitamin C: Dâu tây rất giàu vitamin C, giúp cho hệ miễn dịch của bé khỏe mạnh để chống lại bệnh tật, nhất là các bệnh về mắt.
  • Cung cấp canxi và phốt pho: Canxi rất quan trọng cho sự phát triển xương của trẻ con và cũng giúp cho hoạt động của tim khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, canxi còn tham gia và quá trình tạo cơ bắp và giúp hệ dây thần kinh của bé khỏe mạnh. Trong khi đó, phốt pho lại có thể cải thiện hệ tiêu hóa, giúp sửa chữa các tế bào, phá vỡ protein và chịu trách nhiệm điều chỉnh các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể của bé.
  • Cung cấp chất chống oxy hóa: Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa, có thể làm giảm căng thẳng oxy hóa và ngăn ngừa tổn thương cho gan của bé. Khi chức năng gan của bé còn quá non nớt thì việc giảm tải gánh nặng cho gan bằng cách cho bé ăn các thức ăn khoa học là rất cần thiết.
  • Cung cấp folate: Axit folic hoặc folate là bắt buộc cho sự phát triển não bộ của trẻ. Ngoài ra, axit folic hoặc folate còn hỗ trợ cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu, từ đó giúp hệ tuần hoàn của bé khỏe mạnh. Trong khi đó dâu tây rất giàu folate.

Tầm quan trọng khi biết bé mấy tháng ăn được dâu tây

1. Biết bé mấy tháng ăn được dâu tây để tránh trẻ bị hóc

Dâu tây mọng nước, da mềm, trơn nên rất dễ gây hóc khi cho bé ăn cả miếng, vì bé thường nuốt luôn mà không nhai.

Bé bị hóc nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây nghẹt thở, suy hô hấp, nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, khi cho bé ăn dâu tây, bạn nên cắt thành từng miếng mỏng, nhỏ, hoặc xay thành sinh tố để cho bé ăn.

2. Biết bé mấy tháng ăn được dâu tây để tránh phản ứng dị ứng khi con quá nhỏ

Bất kỳ em bé nào cũng có nguy cơ bị dị ứng dâu tây; do đó, mẹ cần xem xét đến cơ địa của bé trước nay có hay bị dị ứng với các loại thức ăn hay không. Nếu có, mẹ nên cân nhắc việc cho bé ăn dâu tây khi bé chưa được một tuổi.

Bên cạnh đó, nếu tiền sử gia đình bạn bị dị ứng với dâu tây hoặc các loại trái cây, mẹ cũng nên thận trọng khi cho bé ăn. Ngoài ra, các gia đình có tiền sử bệnh hen suyễn cũng được khuyến cáo nên thận trọng khi cho bé ăn dâu tây. Tốt nhất là mẹ nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ.

Cách cho bé dưới 1 tuổi ăn dâu tây an toàn

cách cho bé ăn dâu tây an toàn
Biết bé mấy tháng ăn được dâu tây chưa đủ, phải nắm bắt cách cho bé ăn thật an toàn nữa!

Khi đã có câu trả lời cho câu hỏi bé mấy tháng ăn được dâu tây rồi; mẹ ghi chú những cách an toàn để tập cho con ăn món trái cây đầy dưỡng chất này nhé. Dưới đây là một số chế biến dâu tây cho bé ăn dặm từ 6 tháng trở đi:

  • Khi mẹ đã xác định được bé mấy tháng ăn được dâu tây; mẹ nên cắt dâu thành từng miếng mỏng nhỏ để tránh cho bé bị hóc.
  • Mẹ chế biến dâu tây với sữa, sữa yến mạch hoặc bánh pudding cho bé ăn. Cách này giúp bé dễ ăn hơn và còn mang đến khẩu vị mới lạ cho bé.
  • Sau khi hiểu bé mấy tháng ăn được dâu tây và cho bé ăn lần đầu tiên; mẹ nên chờ tiếp 3-5 ngày sau nếu muốn cho bé ăn lại. Cách này sẽ giúp mẹ biết được bé có bị dị ứng dâu tây hay không.
  • Nên cho bé ăn bao nhiêu quả dâu tây một lần? Mẹ cần dựa vào câu trả lời cho bé mấy tháng ăn được dâu tây. Nếu bé chưa được một tuổi, mẹ chỉ nên cho bé ăn một phần tư hoặc một nửa quả dâu tây mỗi lần.
  • Nếu trong phân của bé có hạt dâu tây, mẹ không cần phải lo lắng. Tình trạng này là do dạ dày của bé còn non nên không nghiền hết được thức ăn.
  • Lưu ý về thời gian ăn dặm phù hợp cho bé 6 tháng tuổi; và các loại dầu ăn an toàn cho bé ăn dặm.

Bé 6 tháng ăn được trái cây gì khác ngoài dâu tây?

Dưới đây là một số loại trái cây khác mà bé 6 tháng có thể ăn ngoài dâu tây, mẹ nên lưu ý chọn các loại trái cây mềm, dễ nghiền để bé dễ ăn:

  • Chuối: Giàu kali, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp làm dịu dạ dày, chống táo bón và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy cho trẻ.
  • Bơ: Cung cấp chất béo lành mạnh, vitamin E, vitamin K và axit folic, tốt cho sự phát triển não bộ và thị giác của bé.
  • Việt quất: Chứa nhiều chất chống oxy hóa, vitamin C và mangan, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ phát triển trí não cho bé.
  • Kiwi: Giàu vitamin C, vitamin K, chất xơ và kali, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim mạch của bé.
  • Cam: Cung cấp vitamin C, folate và kali, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé.
  • Táo: Giàu vitamin C, chất xơ và pectin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim mạch của bé.
  • Xoài: Chứa nhiều vitamin A, vitamin C, chất xơ và kali, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ thị giác, tiêu hóa và tốt cho tim mạch của bé.
  • Lê: Giàu vitamin C, chất xơ và kali, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim mạch của bé.

Hy vọng qua bài viết, mẹ không những được giải đáp bé mấy tháng ăn được dâu tây; mà còn biết thêm về thành phần dinh dưỡng, lợi ích con nhận được khi ăn dặm món trái cây thơm ngon bổ dưỡng này.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam

https://www.fao.org/fileadmin/templates/food_composition/documents/pdf/VTN_FCT_2007.pdf

Ngày truy cập: 23.05.2024

Prevalence of strawberry allergy in Bosnian children and management

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3354175/

Ngày truy cập: 23.05.2024

When, What, and How to Introduce Solid Foods

https://www.cdc.gov/nutrition/infantandtoddlernutrition/foods-and-drinks/when-to-introduce-solid-foods.html

Ngày truy cập: 23.05.2024

Potential Impact of Strawberries on Human Health: A Review of the Science

https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.1080/10408690490263756

Ngày truy cập: 23.05.2024

What you need to know about the new guidelines for the diagnosis and management of food allergy in the U.S.

https://www.aaaai.org/Aaaai/media/MediaLibrary/PDF%20Documents/Practice%20and%20Parameters/Food-Allergy-Summary.pdf

Ngày truy cập: 23.05.2024

x