Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 16/12/2016

Tìm hiểu cách cúng đầy tháng cho bé

Tìm hiểu cách cúng đầy tháng cho bé
Theo phong tục của người Việt Nam, khi em bé được một tháng tuổi, cha mẹ thường làm lễ cúng đầy tháng cho con hay còn gọi là lễ cúng Bà Mụ. Nghi lễ này có ý nghĩa gì và được tiến hành như thế nào có lẽ vẫn là một câu hỏi khó đối với các bà mẹ hiện đại. Những bà mẹ sắp sinh và mới sinh con nên tìm hiểu trước cách chuẩn bị lễ đầy tháng để không bỏ sót phần quan trọng nào nhé

Tại sao phải cúng đầy tháng cho trẻ?

Theo quan niệm dân gian, đứa trẻ được sinh ra là do các vị đại tiên hay còn 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi bà đảm nhiệm tạo ra một bộ phận trên cơ thể của đứa bé. Lễ cúng đầy tháng chính là lễ cúng tạ ơn 12 Bà Mụ và đức Ông đã đem đứa trẻ đến nhà và cho mẹ tròn con vuông và sau 30 ngày đứa bé non nớt sinh ra được sống khỏe mạnh. Vì vậy, đây là thời điểm cha mẹ nên ăn mừng và trình báo với mọi người về thành viên mới của gia đình, dòng họ, cũng là để gửi gắm mong muốn mọi người sẽ che chở và hỗ trợ nuôi dạy đứa trẻ. Với ý nghĩa như vậy, việc làm lễ đầy tháng cho trẻ đã được duy trì qua rất nhiều thế hệ và đến nay vẫn là một nét văn hóa đẹp trong cuộc sống của người Việt.

Cúng đầy tháng cho bé
Cúng đầy tháng không chỉ là một nghi lễ mà còn là một bữa tiệc ấm áp tình thân gia đình

Các bước chuẩn bị lễ cúng đầy tháng cho bé

Cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé

Theo dân gian, cách tính ngày cúng đầy tháng cho bé phải căn cứ theo lịch âm và giới tính của trẻ “gái lùi hai, trai lùi một”. Vì vậy, nếu là bé gái thì ngày cúng đầy tháng sẽ lùi lại hai ngày so với ngày sinh của trẻ. Chẳng hạn, nếu bé gái sinh ngày 15.8 âm lịch thì ngày cúng đầy tháng của bé là ngày 13.9 âm lịch. Còn đối với bé trai thì cúng lùi lại 1 ngày, tức là ngày 14.9 âm lịch. Lễ cúng đầy tháng cho bé thường cúng lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Lễ vật mâm cúng đầy tháng

Cúng Bà mụ:

-12 chén chè nhỏ

-3 tô chè lớn

-3 đĩa xôi

-Vàng mã (giấy tờ tiền bạc).

Ở nhiều nơi còn có thêm cua và trứng luộc.

Cúng Đức Ông và ba Đức thầy

-1 đĩa xôi lớn

-12 đĩa xôi nhỏ

-3 chén cháo nhỏ

-1 tô cháo lớn

-13 cái bánh tráng nướng

-1 con gà hoặc vịt luộc

-1 mâm hoa quả

-1 mâm cơm (cơm, cá, canh, thịt luộc và đồ xào)

Ngày nay, nhiều gia đình chỉ còn thực hiện lễ cúng bà mụ trong lễ đầy tháng. Ngoài ra, mâm cúng còn có thêm rượu, trà, hương, đèn, nước, muối gạo, bình hoa và đôi đũa hoa (đũa được vót ngược đầu và có hoa trên đầu đũa), vì theo quan niệm dân gian, bà chúa chỉ thích dùng loại đũa này.

Mâm cúng đầy tháng
Một mâm cúng đầy tháng thường gồm xôi, chè và các món ăn khác

Cách sắp xếp bàn cúng

Thông thường, đồ cúng đầy tháng cho bé được sắp xếp trên hai chiếc bàn nhỏ, một mâm cao và một mâm thấp, mâm lớn bày lễ vật cúng 12 Bà Mụ, mâm nhỏ bày lễ vật kính Đức Ông. Cách xếp đồ lễ theo nguyên tắc “Đông bình Tây quả”, có nghĩa phía Đông là vị trí bình hoa, còn phía Tây là vị trí của đĩa hoa quả, lễ vật.

Nghi lễ cúng đầy tháng

Nghi thức khấn vái

Sau khi các lễ vật được sắp đặt đâu vào đó thì một người lớn tuổi trong gia đình hoặc dòng họ đứng ra thắp hương và khấn vái. Bài khấn thường có nội dung như sau:

“Hôm nay, ngày (mùng)… tháng… (âm lịch), ngày cháu (nội hay cháu ngoại… ) họ, tên… tròn một tháng tuổi, gia đình chúng tôi bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên… ) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc”.

Nghi thức khai hoa

Cho đứa trẻ nằm ở giữa bàn, người lớn đại diện chủ lễ thắp hương và bắt đầu mở lời xin phép khai hoa. Sau đó, người chủ lễ sẽ bồng đứa bé trên tay, và đồng thời cầm một cành hoa quơ qua miệng bé cà đọc những lời cầu chúc mang ý nghĩa tốt đẹp.

“Mở miệng ra cho có bông, có hoa,

Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,

Mở miệng ra cho có bạc, có tiền,

Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”

Nghi thức đặt tên cho con

Ngày nay, nghi thức này không còn mấy phổ biến vì cha mẹ thường đặt tên con ngay khi bé vừa mới chào đời. Tuy nhiên, một số gia đình vẫn giữ tục này như một truyền thống gia tộc.

Sau khi làm lễ khai hoa, cầu chúc những điều tốt đẹp đến với đứa bé thì chủ lễ sẽ tiến hành nghi thức đặt tên cho con bằng hình thức xin keo. Chủ lễ sẽ lấy hai đồng tiền bạc cổ và gieo vào chiếc đĩa sâu lòng. Nếu một đồng úp và một đồng ngửa thì cái tên đó được chấp thuận,còn nếu cả hai đồng đều úp hoặc đều ngửa thì phải gieo lại, làm 3 lần nếu không được thì phải đặt tên khác cho trẻ.

Ngoài ra, sau tục xin keo, người mẹ thường được làm phép tẩy uế sau một tháng ở cữ. Người mẹ sẽ bồng con bước qua nồi nước sôi có đặt đinh nung đỏ (trai 7 lần, gái 9 lần) và sau đó đi quanh nhà. Trong lúc đi, người mẹ cố tình làm rơi tiền để cầu mong cuộc sống của con sau này được dư dả, sung túc.

Sau những nghi thức này, đứa trẻ sẽ nhận lời cầu chúc và quà lì xì của người thân, họ hàng và các vị khách mời đến dự tiệc đầy tháng của bé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x