Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/10/2020

Dạy trẻ tự lập từ 3 tuổi và 10 việc con ỵêu tự làm trước khi bước sang tuổi 13

Dạy trẻ tự lập từ 3 tuổi và 10 việc con ỵêu tự làm trước khi bước sang tuổi 13
Dạy con hiện đại không cho phép cha mẹ làm tất cả mọi việc cho con mà để trẻ tự chăm sóc lấy bản thân của mình. Có như thế trẻ mới có thể tự điều khiển, tự quyết định và tự chịu trách nhiệm với hành động của mình.

Nếu các phụ huynh quá chăm chút cho con sẽ khiến con ỷ lại và dù biết tự làm nhưng chúng cứ đòi phải có người làm cho. Điều này thật không tốt vì khi đứa trẻ không biết tự chăm sóc bản thân thì khi lớn lên, trẻ cũng không biết chăm sóc ai.

Dạy trẻ tự lập từ 3 tuổi

Ngay từ khi trẻ 3 tuổi thì gia đình nên định hướng cho bé để bé có thể từ từ tự làm một số việc như đánh răng, rửa mặt, tắm rửa, thay đồ, tự lựa chọn quần áo, tự chải đầu, tự múc cơm ăn. Và đến năm 4 tuổi thì nhu cầu đó, thói quen đó sẽ tự phát triển hết sức tự nhiên là bé đòi làm rất nhiều việc mà không cần ba mẹ phải nhắc nhở hay yêu cầu. Lúc này quá trình dạy trẻ tự lập của bạn đã có kết quả rồi đấy!

dạy trẻ tự lập
Trẻ có tự lập hay không phần nhiều tùy thuộc vào bố mẹ.

Dạy trẻ tự lập: Làm chung với con

Trẻ em có khuynh hướng bắt chước những gì người lớn làm. Vì vậy, khi thấy cha mẹ làm gì bé sẽ bắt chước làm theo dù đôi lúc bé không hiểu việc làm này có ý nghĩa gì. Do đó, muốn dạy bé làm điều gì thì bố mẹ hãy cùng làm và hướng dẫn để trẻ thấy và làm theo, hành động lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ hình thành cho trẻ thói quen. Ví dụ như mỗi lần đánh răng các bậc cha mẹ nên đánh chung với bé và chỉ cho bé đánh như thế nào cho đúng, thoa kem đánh răng thế nào là đủ, xúc miệng sao mới gọi là sạch và thơm thì chắc chắn rằng những lần tiếp theo bạn sẽ thấy bé thực hiện thành thục không sai một ly.

Hoặc khi tắm cho bé 3 tuổi, các bậc cha mẹ nên chỉ cho bé biết chỗ nào nên vệ sinh kỹ và phân biệt cho con biết chỗ nào dùng dầu gội, chỗ nào dùng sữa tắm, quy trình tắm ra sao… Và những lần sau cũng tắm cho bé nhưng để bé tự kỳ, tự chọn dầu gội, và dần dần bé cũng biết được quy trình tắm rửa là như thế nào để làm sạch các vết bẩn và vi khuẩn bám trên người.

Dạy trẻ tự lập
Làm chung với con là cách tốt nhất để hướng dẫn trẻ.

Không làm giùm con

Và nguyên tắc cấm kỵ trong việc dạy trẻ tự lập là không được nóng vội. Mỗi trẻ có những sự phát triển và tư duy khác nhau, không phải đứa trẻ 4 tuổi nào cũng có thể làm được mọi chuyện như cầm đũa ăn cơm, tự tắm rửa, rửa tay, hay sắp xếp quần áo, vì sự phát triển của các bé là không đồng đều. Do đó các bậc cha mẹ phải thật kiên nhẫn trong việc dạy bảo, không nên áp đặt trẻ phải thế này, thế kia, vì như vậy sẽ vô tình tạo sự ức chế lên con trẻ. Một khi bị ức chế bé sẽ có khuynh hướng phản kháng và làm những điều ngược lại.

Đặc biệt, đừng bao giờ chăm chăm giúp đỡ bé mỗi khi bé làm sai, làm hư việc gì, mà hãy để cho trẻ có thời gian tự mình hoàn thành nhiệm vụ đó, dù kết quả không tốt như mình mong đợi. Và đợi khi bé làm xong nhưng kết quả không tốt thì các bậc cha mẹ mới nên ra tay giúp đỡ để bé thấy được kết quả tốt nhất là như thế nào, bằng cách hướng dẫn và giải thích cho con hiểu chưa đúng chỗ nào, và tốt chỗ nào.

Và điều lưu ý cuối cùng trong việc dạy trẻ tự lập là các bậc cha mẹ nên tỏ ra tự hào, vui mừng, đưa ra những lời động viên, khen ngợi mỗi khi trẻ cố gắng tự mình làm một công việc gì đó dù bé có làm tốt hay không. Vì những lời khen có cánh, những lời khích lệ đúng lúc sẽ giúp trẻ tự tin hơn trong mỗi quyết định, mỗi việc làm của chúng sau này.

Ở thời điểm này những lời động viên, cổ vũ của các bậc cha mẹ chính là chìa khóa vạn năng giúp trẻ thành công trong giai đoạn tự lập đầu đời của bé 3 tuổi.

Theo một số nhà tâm lý học, những năm thiếu niên bắt đầu khi một đứa trẻ từ 9-13 tuổi. Đó là giai đoạn chuyển tiếp cho cha mẹ từ phương pháp chăm sóc một đứa trẻ đến việc cho phép con phát triển độc lập. Nhằm giúp cho quá trình này diễn ra suôn sẻ, phụ huynh nên cùng con trau dồi một số kỹ năng sống thiết yếu trước khi độ tuổi thiếu niên kết thúc.

10 điều trẻ nên học cách tự làm trước khi bước sang tuổi 13

Kiếm và quản lý tiền

Bạn có thể dạy cho con một số kỹ năng tài chính cơ bản ngay khi chúng học cách đếm. Đến năm 13 tuổi, trẻ em có thể tiết kiệm tiền từ trợ cấp hàng tuần, nhận thức được chi phí cơ bản của hộ gia đình là bao nhiêu, hiểu sự khác biệt giữa thẻ ghi nợ với thẻ tín dụng và có thể đưa ra quyết định về chi tiêu, tiết kiệm. Từ đó, bạn đã bước đầu dạy trẻ tự lập về tài chính.

Làm công việc nhà cơ bản

Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ em đã có thể làm rất nhiều việc vặt ngay từ khi còn nhỏ, như dọn dẹp sau bữa tối hoặc thu quần áo đem đi giặt. Đến năm 13 tuổi, trẻ có thể ủi đồ, thay khăn trải giường, rửa xe đạp, dọn phòng tắm, bếp. Với những việc này, bạn nên nhất quán và đưa ra những yêu cầu cụ thể cho con cũng như khuyến khích con thực hiện.

Chuẩn bị bữa ăn

dạy trẻ

Nấu ăn là một kỹ năng quan trọng mà bạn nên dạy trẻ tự lập. Chắc chắn, con bạn sẽ thật sự cần khi chúng trở thành người lớn. Ở tuổi 13, trẻ có thể lên kế hoạch cho bữa ăn gia đình, làm theo một công thức đơn giản và có thể làm quen với các thiết bị nhà bếp. Đừng quên dạy cho con bạn những điều cơ bản về vệ sinh và an toàn.

Mua sắm hàng tạp hóa

Dắt con cùng đi mua sắm hàng tạp hóa sẽ giúp con phát triển các kỹ năng cần thiết như viết ra một kế hoạch bữa ăn, viết ra danh sách các món đồ cần mua và hiểu biết về ngân sách. Bố mẹ cũng nên dạy con đọc nhãn dinh dưỡng và cách tìm những món hàng có giá tốt. Khi dạy trẻ tự lập theo cách này, bạn cũng đừng quên đặt ra giới hạn cho việc mua sắm với trẻ.

Vệ sinh cá nhân

Các chuyên gia thừa nhận rằng nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ 10-11 tuổi sẽ có thể biết làm vệ sinh một cách tự nhiên. Nhưng, trên thực tế, có rất nhiều điều cha mẹ nên thảo luận với con trước khi quá muộn. Đó là về tầm quan trọng của việc tắm hàng ngày, sử dụng chất khử mùi, thay quần áo, cạo râu, vệ sinh răng miệng và hiểu về cơ thể của con. Đây là bước tất yếu trong quá trình dạy trẻ tự lập.

Hãy là tấm gương tốt và luôn luôn giải thích cho con tại sao chúng cần phải làm những việc này.

Sơ cứu cơ bản

Các kỹ năng cấp cứu cơ bản sẽ giúp con có thể tự bảo vệ chúng khỏi tổn thương khi không có ai xung quanh. Tại Anh, Hội Chữ thập đỏ ủng hộ việc đưa giáo dục sơ cứu vào chương trình giảng dạy của trường. Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng trẻ em từ 4-5 tuổi đã có thể ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp chính xác, đánh giá chính xác hơi thở của một người có bất thường không… Một số kỹ năng cho trẻ lớn hơn bao gồm: cách cầm máu, điều trị bỏng và xử lý khi ong đốt. Hãy dạy trẻ tự lập bằng cách am hiểu jy4 năng liên quan sống-còn này, bạn nhé!

Quản lý thời gian

Kỹ năng quản lý thời gian là rất cần thiết giúp con bạn có thể lên kế hoạch, ưu tiên và làm việc hiệu quả. Hãy cố gắng cung cấp cho trẻ một số công cụ như lời nhắn qua điện thoại hoặc lịch đặc biệt. Hãy nhớ rằng quyết định phải làm gì và khi nào để làm thật sự dễ dàng hơn nhiều khi bạn viết nó xuống.

Để bắt đầu, bạn có thể tặng con một chiếc đồng hồ như một món quà giúp con quản lý sự xao lãng và đừng quên làm gương cho con nhé!

dạy bé

Kỹ năng xã hội và cách cư xử

Điều quan trọng là dạy cho trẻ cách cư xử càng sớm càng tốt. Đối với trẻ nhỏ, bắt đầu bằng những ví dụ của riêng bạn, khuyến khích con chia sẻ, lịch sự và tôn trọng người cao tuổi. Các sự kiện tại nhà là thời điểm tốt để dạy con làm thế nào trở thành chủ nhà hiếu khách và giải thích cho con về các quy tắc lịch sự trên bàn ăn. Trong xã hội hiện đại, phép lịch sự trên mạng xã hội cũng quan trọng như cách cư xử trực tiếp đời thường.

Xây dựng thói quen cư xử lịch thiệp sẽ giúp con bạn trong cuộc sống hàng ngày đạt được nhiều thành công trong sự nghiệp, có thể tạo dựng các mối quan hệ bạn bè bền chặt.

Tìm đường

Con của bạn có thể sẽ đi du lịch một mình một ngày nào đó. Do vậy, điều quan trọng là chúng có thể hiểu cách sử dụng các công cụ tìm đường và đọc bản đồ. Đến năm 13 tuổi, con có thể ghi nhớ đường đi, đọc các ký hiệu bản đồ và tự định hướng. Bạn có thể sử dụng ứng dụng trực tuyến để hướng dẫn con.

Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc

Không chỉ thanh thiếu niên mà nhiều người lớn cũng thiếu khả năng kiểm soát cảm xúc, chẳng hạn như tức giận, căng thẳng và lo âu. Kỹ năng điều chỉnh cảm xúc bao gồm khả năng xác định cảm xúc, hiểu tình hình, quản lý cảm xúc và tìm sự giúp đỡ khi cần. Việc nhận ra rằng cảm giác buồn không phải là một dấu hiệu của sự yếu đuối và cảm xúc có thể hỗ trợ khi xử lý tình huống sẽ giúp con bạn trong cuộc sống sau này.

Trà My

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x