Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 22/11/2016

Để khóc dạ đề không còn là nỗi ám ảnh

Để khóc dạ đề không còn là nỗi ám ảnh
Trẻ sơ sinh từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi, bắt đầu khóc dữ dội vào lúc về đêm, khi khóc bé sẽ nắm chặt hai bàn tay và co chân tay vào người, tiếng khóc ngày một lớn…là những biểu hiện của khóc dạ đề. Bé khóc dạ đề thường khiến cha mẹ lo lắng, bất an và mệt mỏi khi phải chăm bé bởi không hề dễ dàng khi dỗ bé nín khóc.

1/ Trẻ khóc dạ đề, nguyên nhân vì đâu?

Khóc dạ đề vẫn là một hiện tượng bí ấn và chưa xác đinh được những nguyên nhân cụ thể. Có khoảng 20% trẻ sinh ra trong độ tuổi 3 tuần-3 tháng tuổi rơi vào trường hợp này. Lý giải được đưa ra là do trẻ còn quá nhỏ, chưa biết nói và không thể nào tự “giúp đỡ” mình. Doo đó, trẻ phải sử dụng tiếng khóc như một cách để nói với cha mẹ và ngươi thân khi bé đang gặp một trong các vấn đề dưới đây.

Cách khắc phục tình trạng bé khóc dạ đề
Khóc dạ đề là hiện tượng bé thường hay khóc về đêm, vào khung giờ nhất đinh, khóc kéo dài dai dẳng và rất khó dỗ bé nín

Tác động từ bên ngoài

Trẻ sơ sinh mới sinh cần phải có thời gian để tập thích nghi dần với cuộc sống mới bên ngoài bụng mẹ. Đôi khi những tác động, kích thích quá lớn từ môi trường xung quanh như ánh sáng, tiếng ồn lớn có thể làm bé căng thẳng và bắt đầu khóc cho đến khi quen dần với sự thay đổi này.

Bé bị trào ngược

Chứng trào ngược dạ dày xảy ra khi cơ thắt tại thực quản hoạt động kém hiệu quả dẫn đến tình trạng nôn trớ, khó chịu trong và sau khi ăn. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến trẻ khóc dạ đề.

Dị ứng thức ăn

Một số bé có thể bị dị ứng với thành phần protein hay lactose có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, đôi khi với một số thực phẩm có trong khẩu phần ăn của mẹ. Các dị ứng này gây ra sự khó chịu, bức bối làm bé quấy khóc.

Hệ tiêu hóa còn non yếu

Do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa thức ăn dù là sữa mẹ cũng trở nên khó khăn. Ngoài ra, trong quá trình bú sẽ có một lượng khí lớn vào trong bụng dẫn đến tình trạng đầy hơi, đau bụng khiến bé không ngủ ngon v]à khóc dạ đề nhiều hơn.

Nhu cầu về tình cảm

Mẹ nên biết, có các điều kiện về cảm xúc có thể khiến bé hay khóc về đêm như: Thức dậy vào ban đêm trong cảm giác bóng tối bao trùm làm bé sẽ thấy cô đơn, sợ hãi và cần sự quan tâm từ cha mẹ; Bé bị đánh thức bởi những giấc mơ hoặc một vấn đề nào đó thuộc về cảm xúc đã xảy ra trong ngày.

2/ Cần làm gì để bé bớt khóc dạ đề?

Khi thấy con khóc dữ dội và liên tục người mẹ cũng trở nên lo lắng, cuống quýt không biết phải xử trí như thế nào, chỉ biết cố gắng dỗ dành đủ kiểu nhưng vẫn không có tác dụng. Để làm dịu đi cơn khóc dạ đề không hề dễ dàng. Mẹ cần bình tĩnh, cố gắng giữ vững tâm lý thoải mái. Khi bé khóc mẹ phải chắc rằng bé không bị đói, dựa vào những nguyên nhân trên mẹ có thể làm theo vài cách sau.

Massage nhẹ nhàng cho bé: Hãy đặt bé nằm sấp trên bụng mẹ rồi nhẹ nhàng dùng tay thoa lên lưng, tay, chân và bụng để bé có cảm giác an toàn, thoải mái.

Thay đổi kích thích: Có nhiều bé sẽ thích được bồng bế trên tay, đi qua đi lại, nằm trên nôi đung đưa nhẹ hoặc trên xe nhún…Nếu bé không chịu tư thế này mẹ hãy cố gắng thay đổi tư thế khác, có thể bé sẽ thích hơn.

Tạo cảm giác thoải mái: Nên cho bé ngủ trong phòng có ánh sáng mờ, thoáng mát, yên tĩnh, nơi nằm êm ái và khô thoáng. Thường xuyên kiểm tra tã bỉm xem bé có tiểu tiện hay đại tiện gì không.

Quấn khăn: Đối với trẻ sơ sinh mẹ hãy quấn khăn quanh người để tránh bé bị giật mình, giữ ấm cho bé.

Cho bé nghe nhạc: Mẹ có thể hát ru hoặc cho bé nghe những bản nhạc du dương, nhẹ nhàng đặc biệt là các thể loại mà bé đã nghe khi còn trong bụng mẹ.

Tạo thời gian biểu: Mặc dù rất khó khăn nhưng mẹ cũng hãy cố gắng giúp bé tạo được một thời gian biểu sinh hoạt hợp lý. Khi đã quen dần với nhịp độ bé sẽ không còn quấy khóc như trước.

Nếu khóc dạ đề liên quan đến vấn đề tiêu hóa thì mẹ có thể làm theo cách sau:

Thay đổi chế độ ăn của mẹ: Nếu bé bú mẹ thì mẹ cần để ý đến một số thực phẩm gây khó chịu hoặc dị ứng cho bé như rau cải, sô-cô-la, trứng, đậu phộng… Nếu uống sữa công thức mẹ hãy thay đổi loại khác xem sao.

Cho trẻ dùng men vi sinh: Mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ một loại thuốc tiêu hóa nào.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x