Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sợi dây liên kết giữa giấc ngủ và hệ miễn dịch
Ngủ không đủ giấc từ lâu đã được liệt vào một trong những nguyên nhân gây tổn hại sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất, đặc biệt việc thiếu ngủ có thể dẫn đến sự suy giảm hệ miễn dịch. Một hệ miễn dịch tốt giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh tật. Nếu thường xuyên bị thiếu ngủ, hệ miễn dịch của bé có thể trở nên “chậm chạp và uể oải”, khó chiến thắng được vi khuẩn. Thực tế cho thấy 1/3 trẻ em hiện nay không được ngủ đủ thời gian cần thiết.
Trong khi ngủ, tim được giảm cường độ hoạt động, nhịp độ của hệ tuần hoàn ổn định hơn, huyết áp giảm. Nhưng trên hết, giấc ngủ giúp tăng cường sức đề kháng. Bạch cầu và các kháng thể được sản xuất nhiều hơn. Hệ miễn dịch được tăng cường sẽ giúp bé có đủ sức khỏe để chống lại những tác động xấu của môi trường. Khi bé ngủ, hầu hết các cơ quan trong cơ thể sẽ giảm cường độ hoạt động. Nhưng một số cơ quan khác lại hoạt động tích cực hơn. Đó chính là các cơ quan sản xuất ra hóc môn tạo nên sức đề kháng cho cơ thể. Khi bé thức, hệ miễn dịch phải gồng mình tập trung lực lượng đối đầu với đủ lại kích ứng từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Chỉ khi cơ thể chìm trong giấc ngủ sâu, các loại bạch cầu và thực bào có công năng truy lùng độc chất, các loại vi trùng, siêu vi trùng, khuẩn và tế bào ung thư… thường mới bắt đầu hoạt động.
Giấc ngủ có lợi như thế, nhưng ta phải làm sao khi bé yêu luôn không chịu ngủ? Mẹ đừng lo, hãy cùng chia sẻ vài cách ru bé ngủ hiệu quả ngay sau đây.
À ơi, con ngủ ngoan nào!
Trẻ sơ sinh có chu kỳ ngủ không đều, và cần khoảng 6 tháng để bé ngủ đều. Trong khi trẻ sơ sinh ngủ trung bình 16-17 giờ/ngày, bé chỉ có thể ngủ 1-2 giờ/giấc. Khi trẻ lớn lên, thời gian ngủ giảm dần. Một bé 6 tháng tuổi thức giấc trong đêm là chuyện bình thường, nhưng bé chỉ thức vài phút rồi tự ngủ lại. Đây là vài gợi ý để giúp bé ngủ ngon hơn:
Chúc bạn và bé yêu luôn khoẻ mạnh.
YP.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.