Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Không thể phủ nhận rằng những chiếc gối êm dịu sẽ mang lại cho bạn cảm giác thoải mái tối đa, hỗ trợ bạn dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc hơn. Tuy nhiên, không phải vì lợi ích này mà bạn cũng cho bé nằm gối khi chưa tìm hiểu bí quyết gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách.
Để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách, bạn hãy cùng đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc dưới đây nhé.
Khi tìm hiểu bí quyết gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách, ba mẹ thường quan tâm lựa chọn những chiếc gối phù hợp để bé yêu cảm thấy thoải mái và có giấc ngủ ngon. Thế nhưng, nếu biết được câu trả lời trẻ sơ sinh có nên nằm gối không; mẹ sẽ phải bất ngờ đấy.
Thực tế, mẹ không nên để cho trẻ sơ sinh nằm gối bởi các nguyên nhân dưới đây:
Do đó, nếu mẹ đang tìm cách gối đầu cho trẻ sơ sinh bằng gối; thì không có cách nào; trừ khi bác sĩ có chỉ định khác mẹ nhé.
>>Mẹ xem thêm: Trẻ bị nghẹt mũi phải làm sao? Cách giúp con dễ chịu tức thì
Khi nào nên cho trẻ sơ sinh dùng gối? Có nên cho trẻ sơ sinh nằm gối? Trẻ sơ sinh không được nằm gối. Mẹ chỉ nên cho trẻ dùng gối khi con lên 2 tuổi. Khi con ở giai đoạn này; mẹ mới cần tìm hiểu gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách. Tuy nhiên, nếu thấy con mình thoải mái khi ngủ mà không cần kê gối; mẹ chưa cần cho con nằm gối vội.
Còn cách gối đầu tay cho trẻ sơ sinh thì sao? Cùng lý do với việc trẻ sơ sinh không được dùng gối; mẹ cũng không được gối đầu tay cho trẻ sơ sinh. Vì gối đầu tay cho trẻ sơ sinh có hại; và ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của bé.
Mặt khác, bác sĩ nhi khoa có thể khuyên mẹ cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi dùng gối nếu bé mắc một số bệnh như trào ngược, nhiễm trùng tai, cảm lạnh mãn tính.
Bác sĩ có thể tư vấn cho mẹ mua những chiếc gối phù hợp cho bé để con dễ thở, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt; và đem lại lợi ích khi trẻ bị trào ngược. Trong trường hợp này, để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách; mẹ cần phải theo dõi bé và cảnh giác mọi lúc để gối không che mũi hoặc miệng của trẻ. Khi đang bận rộn và không thể theo dõi con; mẹ cũng lưu ý nên để gối xa tầm tay với của bé.
Gối làm tăng nguy cơ bé bị ngạt thở và là một trong những lý do hàng đầu gây ra hội chứng đột tử (SIDS) ở trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ không nên cho trẻ sơ sinh nằm gối khi chưa có sự tư vấn từ bác sĩ để giúp bé khắc phục một số tình trạng sức khỏe.
Mẹ chỉ nên cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi gối đầu trên chăn bông thấp; không có độ lún; với chiều rộng nên bằng kích thước vai của bé.
Đồng thời, khi cho trẻ nằm gối; mẹ cần phải để mắt đến con thường xuyên để xoay đầu cho bé giúp đầu bé không bị móp, méo…
Mẹ nên chọn gối cho trẻ sơ sinh như thế nào? Gối cho trẻ sơ sinh nên có chất liệu vải cotton mềm mại với phần lõi là cao su thiên nhiên hoặc sợi bông thoáng khí. Lựa chọn này tốt vì giữ cho phần đầu thoải mái, thoáng mát là tiêu chí đầu tiên để chọn loại gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách
Chọn ruột gối quá mềm hoặc quá cứng là điều không nên khi chọn gối cho trẻ sơ sinh, vì gối cứng sẽ không tốt cho hộp sọ của trẻ, còn gối mềm và lún sẽ áp sát vào mũi bé, gây ngạt thở. Đặc biệt, khả năng ngạt thở sẽ cao hơn đối với bé đang tập lẫy, tập lật. Độ cao của gối cho trẻ sơ sinh khoảng 7-10cm (chưa bị ép xuống).
Thói quen này sẽ vô tình làm gối mất dáng, gây lồi lõm, không còn êm ái như ban đầu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm ngủ của bé.
Các chuyên gia khuyên rằng, mẹ nên thay vỏ gối mỗi 6 tháng và không dùng gối quá 3 năm. Điều này cực kỳ đúng đối với trẻ sơ sinh, vì ngoài mồ hôi, bao gối sẽ dính nước nhãi, thức ăn thừa… Do đó, để hạn chế vi khuẩn sinh sôi, bảo vệ sức khỏe, giúp giấc ngủ của bé sâu và ngon hơn.
Bên cạnh việc giặt thường xuyên, mẹ nên phơi phô ruột vào mỗi 2-3 tháng để ngăn ngừa gối bị ẩm mốc, đảm bảo an toàn cho giấc ngủ của bé.
Ngoài biết cách gối đầu cho trẻ sơ sinh, mẹ cũng nên làm phồng lại ruột gối sau một thời gian sử dụng để không gây ảnh hưởng đến tư thế ngủ và giấc lượng chất ngủ của bé.
Để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách, nhiều mẹ cũng thường thắc mắc những vấn đề dưới đây:
Bé dưới 2 tuổi không được dùng gối; do đó, cách gối đầu cho trẻ sơ sinh cần được hiểu là sử dụng một vật mềm để nâng đầu cho trẻ.
Để có giấc ngủ an toàn cho bé, cách gối đầu cho trẻ sơ sinh đó là mẹ chỉ nên lót khăn dưới đầu cho trẻ sơ sinh dưới 2 tuổi. Sau khi trẻ lên 2 tuổi, mẹ có thể dùng gối cho trẻ nhưng nên là gối thấp; chỉ dày từ 3-4 cm; có lót bông gòn bên trong; và không có độ lún. Ngoài ra, mẹ cũng có thể học cách may gối cho bé để con nằm gối thoải mái và an toàn nhất.
Để giúp bé nằm không bị thấm mồ hôi, luôn khô ráo dù trời nóng, tạo cho bé có tư thế nằm đúng đắn và giảm tình trạng đầu bé bị méo, móp thì gối cao su là lựa chọn phù hợp. Nhưng mẹ cũng nên nhớ là chỉ cho bé trên 2 tuổi dùng gối thôi nhé.
Gối lõm thường được quảng cáo có tác dụng chống bẹp, méo đầu cho trẻ nhưng thực tế đây lại là 1 trong những “thủ phạm” gây bẹp đầu bé. Vì thế, mẹ cho trẻ sơ sinh nằm gối lõm là không nên.
Câu trả lời là không, vì những chiếc gối này không có tác dụng chống bẹp đầu cho bé. Ngược lại khi sử dụng chiếc gối này, cổ bé sẽ bị giữ cố định làm khó cử động quay cổ qua lại.
>> Mẹ có thể xem thêm: Tư thế ngủ của trẻ sơ sinh, đã sai là phải sửa ngay tức khắc!
Để gối đầu cho trẻ sơ sinh đúng cách; mẹ cần nên biết thời điểm nào thích hợp để bé nằm gối nhằm tránh những tình trạng sức khỏe khôn lường như ngạt thở, đột tử hay làm hỏng hệ xương của bé.
Nguyễn Xuân Đại
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Safe Sleep
https://www.aap.org/en/patient-care/safe-sleep/#:~:text=
Ngày truy cập: 10.06.2022
2. Children’s Sleep Guide
https://www.ccsd180.org/vimages/shared/vnews/stories/5aa050b6412dc/Children%27s%20Sleep%20Guide%20-%20SleepHelp.org.pdf
Ngày truy cập: 10.06.2022
3. SIDS and Other Sleep-Related Infant Deaths: Updated 2016 Recommendations for a Safe Infant Sleeping Environment
https://publications.aap.org/pediatrics/article/138/5/e20162938/60309/SIDS-and-Other-Sleep-Related-Infant-Deaths-Updated?autologincheck=redirected
Ngày truy cập: 10.06.2022
4. Do Not Use Infant Sleep Positioners Due to the Risk of Suffocation
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/do-not-use-infant-sleep-positioners-due-risk-suffocation
Ngày truy cập: 10.06.2022
5. Sudden Infant Death Syndrome (SIDS) and Sleep
https://www.sleepfoundation.org/baby-sleep/sudden-infant-death-syndrome
Ngày truy cập: 10.06.2022