Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Hậu sản mòn, một khái niệm khá mới mẻ với các mẹ vừa “vượt cạn” lần đầu. Cùng MarryBaby tìm hiểu khái niệm này là gì cũng như nguyên nhân và các cách thể phòng tránh nhằm bảo vệ sức khỏe của mẹ lẫn bé nhé!
Hậu sản mòn hay còn gọi là hiện tượng phụ nữ sau sinh thiếu cân, quá gầy do chế độ dinh dưỡng không hợp lý và không được chăm sóc cẩn thận sau sinh.
Các mẹ bị hậu sản mòn thường có biểu hiện là cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Bên cạnh đó, sau sinh nếu mẹ bị thiếu cân sẽ dễ bị kiệt sức và suy dinh dưỡng.
Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nguồn sữa mẹ và sự phát triển của bé. Khi cơ thể phụ nữ sau sinh thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đủ dinh dưỡng để giúp bé phát triển khỏe mạnh và thông minh.
Vì vậy, các mẹ cần chú ý đến sức khỏe của mình, nếu cần thiết, các mẹ nên đến bệnh viện để để điều trị sớm nhất có thể. Thông thường bệnh có 2 dạng biểu hiện là: Bệnh hậu sản mòn thông thường và bệnh hậu sản phù.
Tùy thuộc vào tình trạng của mẹ mà bác sĩ sẽ kết luận có nguy hiểm hay không. Đối với tình trạng hậu sản thông thường như mệt mỏi, đau lưng, khớp, cáu gắt do thay đổi tâm lý và chưa quen với việc chăm sóc con cái là những bệnh hậu sản không nguy hiểm.
Tuy nhiên những bệnh hậu sản này lại ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của phụ sản. Nếu mẹ gặp tình trạng như băng huyết, sản giật, viêm nhiễm sau sinh… đều là những bệnh khá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng.
Phụ nữ sau sinh con bị những bệnh này chắc chắn sẽ bị nguy hiểm và có thể ảnh hưởng đến khả năng mang thai lần tới.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém, dễ bị nhiều bệnh tật là dấu hiệu phổ biến của phụ nữ bị hậu sản mòn.
Với bệnh hậu sản mòn thông thường, cơ thể mẹ sẽ gầy gò, xanh xao cho dù đã được chăm sóc kỹ càng với chế độ dinh dưỡng tốt và nghỉ ngơi đầu đủ.
Người mẹ sút cân nhanh chóng sau sinh hoặc bị giảm cân sau đó vài tuần. Đồng thời, mẹ thường có hiện tượng sôi bụng, xót ruột, không muốn ăn.
Hậu sản phù bao gồm những triệu chứng gần giống bệnh hậu sản mòn thông thường nhưng kèm theo các triệu chứng phức tạp hơn như chân tay bị nổi phù. Một số trường hợp còn bị nổi phù ở mặt.
Phụ nữ sau sinh bị hậu sản mòn cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Nếu chưa biết bà đẻ kiêng ăn gì thì mẹ nhớ tuyệt đối không được ăn đồ tanh, đồ lạnh hoặc những thực phẩm khó tiêu hóa.
Đồng thời nên bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp trong đó vitamin C, E, K, thực phẩm chứa nhiều sắt hoặc uống viên sắt tổng hợp mỗi ngày.
Luyện tập thói quen nghỉ ngơi đầy đủ và nên vận động nhẹ nhàng thường xuyên để khí huyết lưu thông, kích thích cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể hấp thụ tốt.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyến cáo phụ nữ sinh thường, không nên quan hệ tình dục trước 2 tháng sau sinh.
Vì sau sinh, tử cung và vùng kín của người phụ nữ bị tổn thương. Nếu quan hệ vợ chồng sớm sẽ làm tử cung và vùng kín bị tổn thương nặng hơn, dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm…
Điều này cũng ảnh hưởng đến thể trạng và sức khỏe của người mẹ. Đối với phụ nữ sinh mổ, cần chờ vết thương phục hồi hoàn toàn mới được sinh hoạt tình dục.
Nếu tình dục quá sớm sẽ khiến vết mổ bị tổn thương, dễ bị viêm loét rất nguy hiểm cho sức khỏe sản phụ.
Một trong những điều quan trọng là mẹ cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng cho cơ thể vào lúc này. Mẹ nên bổ sung 4 nhóm chất đường bột, đạm, vitamin và chất khoáng và thực hiện theo những diều sau đây:
Mẹ nên bổ sung cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, đừng ngại tăng cân. Nên ăn đầy đủ 4 nhóm thực phẩm là chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất.
Mọi người sẽ giúp mẹ tắm cho bé, cho bé bú, thay tã… Từ đó, mẹ sẽ có thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn lấy lại sức, tránh tình trạng cơ thể suy nhược.
Phụ nữ bị hậu sản mòn thường có cơ thể gầy yếu, khó tăng cân, sức đề kháng kém nên dễ bị nhiều bệnh tật. Hơn nữa, khi cơ thể của người mẹ thiếu chất, nguồn sữa sẽ không đảm bảo.
Trẻ bú mẹ sẽ không nhận đủ dưỡng chất cần thiết để phát triển khỏe mạnh và thông minh. Do vậy, các mẹ cần lưu tâm đến sức khỏe của mình, nếu cần thiết nên đến bệnh viện để điều trị sớm nhất có thể.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.