Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Có hai lựa chọn về bình sữa cho bé là bình sữa bằng nhựa và bình sữa bằng thủy tinh. Mỗi loại đều có ưu và khuyết điểm của nó, cụ thể như sau:
Bình sữa bằng nhựa
Có giá thành rẻ hơn bình sữa bằng thủy tinh. Do trọng lượng nhẹ nên bé dễ cầm khi bú. Tuy nhiên, khi mua bạn nên lưu ý về nguyên liệu phải tuyệt đối không có chứa chất BPA bởi đây là hóa chất nhân tạo, có thể ngấm vào sữa gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của bé như: có khả năng làm cho não và hệ sinh dục của bé phát triển bất thường.
Khi chọn mua bình sữa bằng nhựa, bạn nên chú ý chọn loại làm bằng chất liệu an toàn với các dấu hiệu nhận biết sau:
Một điều cần thận trọng là khi bình sữa bằng nhựa có ký hiệu sau thì chúng ta không nên mua vì đây là nhựa không an toàn:
Bình sữa bằng thủy tinh
Nguyên liệu thủy tinh nhìn chung an toàn hơn bằng nhựa. Bình sữa thủy tinh còn dẫn truyền nhiệt tốt, dễ cọ rửa. Tuy nhiên, do trọng lượng sẽ nặng hơn bình nhựa nên có thể gây khó khăn cho bé khi cầm bú.
Ngoài ra, nên chọn loại núm vú bằng silicon, mặc dù giá thành đắt hơn núm vú cao su thông thường nhưng nó có ưu điểm là bền và không có mùi. Việc chọn mua cổ bình sữa rộng hay hẹp là tùy vào sở thích của cha mẹ, cổ rộng thì sẽ dễ vệ sinh, dễ pha sữa; cổ hẹp thì gọn gàng và dễ cầm.
Chọn kích cỡ phù hợp
Kích cỡ của bình sữa phụ thuộc vào độ tuổi của bé, bình nhỏ từ 50ml đến 120ml cho bé dưới 3 tháng tuổi, bình trung từ 120ml đến 180ml cho bé dưới 1 tuổi, bình lớn từ 180ml đến 250ml cho bé từ 1 tuổi trở lên.
Khi mua bình sữa cho bé nên chú ý tới van thông hơi, điều này cũng quan trọng vì nó giúp bé không bị nuốt không khí vào bụng và tiêu hóa dễ dàng hơn.
Nhựa có chưa BPA là nguy hiểm, vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho bé ngay sau khi sinh, mẹ cần chú ý 5 điều sau:
BPA là gì?
Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Đây là một chất hóa học dùng trong công nghiệp sản xuất các loại đồ nhựa như bình sữa, núm vú cho trẻ sơ sinh và đồ chứa thực phẩm. BPA là hợp chất hóa học được một nhà hóa học người Nga phát hiện từ năm 1891.
Nhựa BPA có mặt khắp mọi nơi
Các sản phẩm nhựa dành cho em bé mới sinh xuất hiện tràn lan trên thị trường. Khi lựa chọn bình sữa, núm vú hay các loại đĩa, bát, thìa ăn dặm cho bé, mẹ cần đặc biệt để ý tới chất liệu sản phẩm.
Đồ chơi bằng nhựa cũng “giăng bẫy” rất nhiều bà mẹ, hộp nhựa đựng đồ ăn cho bé, tất cả đều có nguy cơ chứa BPA không an toàn. Đừng vì mong muốn các sản phẩm nhựa trong, dẻo và bền hơn mà lựa chọn đồ không rõ nguồn gốc xuất xứ cho trẻ sơ sinh.
Phần lớn BPA đi vào cơ thể người qua đường ăn uống
BPA ở các sản phẩm nhựa làm ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua đường ăn uống. Mẹ cần biết BPA rất dễ hòa tan trong các loại thực phẩm, và một khi đã vào được cơ thể thì sẽ rất khó để đẩy chúng ra ngoài.
BPA thường xuất hiện ở mặt bên trong các hộp đựng thực phẩm để tránh không cho thực phẩm tiếp xúc trực tiếp với kim loại, tuy nhiên điều này lại khiến thực phẩm bị nhiễm BPA. Đường đi cơ bản: BPA ngấm từ đồ nhựa – Hòa tan trong chất béo của thực phẩm – Phát tán vào đồ ăn uống, đặc biệt là các sản phẩm nhựa chứa BPA được rửa, hay dùng để đựng chất lỏng ở nhiệt độ cao hoặc có tính axit.
BPA gây hại sức khỏe
Theo Newsweek, một nhà nghiên cứu lâu năm của Đại học Missouri, Columbia, có khoảng 1.000 nghiên cứu về BPA thực hiện trên động vật. Hầu hết các kết quả đều cho thấy nó gây nên hoặc có liên quan đến nhiều vấn đề về sức khỏe, từ những thay đổi trong khả năng sinh sản, tăng nguy cơ ung thư và các bệnh tim mạch, cho đến làm suy yếu quá trình phát triển của não bộ.
Cách tốt nhất để tránh BPA là hạn chế tiếp xúc
Để bảo vệ bé khỏi các chất độc hại, bạn có thể xem xét các lựa chọn sau:
Lưu ý: Các loại bình nhựa nhìn trong suốt và có mã số tái chế “7” hoặc chữ “PC” cho thấy bình được làm bằng nhựa polycarbonate và có thể có chứa BPA. Còn các bình nhựa có màu đục hơn và làm từ nhựa polyethylene hoặc polypropylene sẽ có mã số tái chế 2 hoặc 5.
Một mách nhỏ cho mẹ là đối với trẻ sơ sinh, bạn nên mua khoảng 6 bình loại 110ml để bắt đầu cho bé bú. Sau đó chuyển sang bình 225ml hoặc 255ml khi bé được khoảng 4 tháng và nên giữ lại những bình có kích cỡ nhỏ để dự phòng khi cần. Các bà mẹ hiện đại sẽ dễ dàng hơn trong việc lưu trữ, giữ ấm, khử trùng bình sữa với các phụ kiện như bàn chải rửa bình sữa và núm vú, túi ủ sữa, nắp đậy bình sữa…
Bạn nhớ chú ý pha sữa theo hướng dẫn ghi trên hộp sữa vì có loại sữa pha với nước nóng nhưng cũng có loại sữa pha với nước nguội. Nếu bé thích sữa nóng, bạn có thể ngâm bình sữa trong nước nóng từ 4 đến 6 giờ sau đó cho bé bú.
Nên ước lượng, điều chỉnh lượng pha vừa đủ cho bé mỗi lần bú, không nên pha sữa quá nhiều để bé bù dần vì như vậy sẽ khiến sữa bị vi khuẩn tấn công, gây bệnh cho bé. Nếu sữa còn dư, bạn nên hâm lại trước khi cho bé bú.
Vệ sinh bình sữa sau mỗi lần bé bú xong cũng là điều quan trọng vì giúp cho lần pha sữa tiếp theo không bị nhiễm khuẩn, an toàn cho bé. Rửa bình sạch sẽ bằng nước lạnh, không dùng nước nóng vì môi trường này thuận lợi cho vi khuẩn của sữa phát triển. Khâu quan trọng nhất chính là cọ rửa núm vú, vì đây là bộ phận bé ngậm trực tiếp bằng miệng, nếu vệ sinh không sạch, bé có thể bị nhiễm bệnh.
Sau khi sử dụng, khoảng 3 tháng thay núm vú và 6 tháng thay bình sữa một lần để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Khi bé muốn uống sữa nhiều thì bạn có thể chọn loại bình sữa lớn hơn, đáp ứng nhu cầu của bé.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.