Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Huỳnh Quế Trân
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 14/12/2022

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn phải làm sao để khắc phục?
Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là hiện tượng khá phổ biến làm không ít mẹ lo lắng. Không chỉ mất vệ sinh, tình trạng này nếu trở nặng còn làm ảnh hưởng nhiều đến thị lực của bé. Mẹ cần tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như cách xử lý khi trẻ bị ghèn ở mắt.

Nhìn chung, mắt của các trẻ sơ sinh hay bị ra ghèn nhiều ở mắt. Thế nhưng, tùy theo nguyên nhân mà biểu hiện khi trẻ bị ghèn (conjunctivitis) cũng khác nhau; theo mức độ nặng nhẹ. Khi bị nặng bé có thể gặp các triệu chứng như mắt đỏ ngầu, có mủ hay dính chặt lại với nhau.

Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là do đâu?

Trẻ mới sinh thường bị ra ghèn nhiều ở mắt. Đây là hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường ở trẻ sơ sinh, do đó mẹ không cần phải quá lo lắng. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

1. Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh

Với những bé mới sinh, mẹ không cần phải quá lo lắng đâu vì lúc này mắt trẻ sơ sinh bị ghèn và chảy nước. Hiểu sâu hơn thì đây chỉ là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường.

Dịch nước ối và máu chảy vào mắt trẻ lúc sinh có thể là nguyên nhân của tình trạng này.

2. Trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ

tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt, kể cả khi chẳng khóc nhè hay ăn vạ thì có thể con đã bị ghèn do nguyên nhân tắc tuyến lệ đó.

Tuyến lệ được coi là hệ thống thoát nước của đôi mắt, nếu đường ống này không mở rộng hoàn toàn hoặc bị chặn thì mắt trẻ sẽ bị “ngập úng” nước mắt. Mắt của trẻ bị tắc tuyến lệ lúc nào cũng ướt như vừa khóc. Đặc biệt là mỗi khi thức dậy, mắt thường có nhiều ghèn vàng dính quanh mí, đôi khi đóng cứng đến nổi trẻ không thể tự mở mắt được.

Bình thường mắt bé sẽ có hiện tượng đỏ ngầu do viêm, nghiêm trọng hơn thì nhiễm trùng thứ phát có thể xảy ra dẫn đến hình thành mủ.

3. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc

Vi khuẩn ở mắt có thể dẫn đến nhiễm trùng với các triệu chứng thông thường như mắt có mủ và ghèn khiến hai mắt của con bị dính chặt lại với nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt của bé.

4. Mẹ giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém

Việc giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém cùng làm gỉ mắt xuất hiện nhiều, khiến trẻ khó mở mắt khi ghèn bết dính lại. Nếu khâu chăm sóc mắt bé không tốt, để lâu ngày, rất dễ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc.

5. Do tay bẩn chạm lên mắt

Những mẹ trông con nhỏ chắc chắn sẽ không lạ gì với thói quen nghịch ngợm khiến tay chân lấm bẩn của các bé. Tưởng chừng như thói quen này vô hại nhưng nếu chẳng may bé đưa tay bẩn lên chà xát vào mắt thì sẽ tạo ra nguy cơ mắt trẻ sơ sinh bị ghèn.

Nhưng mẹ cũng chớ lo lắng quá vì với nguyên nhân này, mẹ chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm rồi con sẽ tự khỏi ngay thôi.

mắt trẻ sơ sinh bị ghèn 2
Mẹ cần đề phòng bé dùng tay bẩn chạm mắt

6. Có vật thể lạ trong mắt

Thật khó tránh khỏi những trường hợp như cát, bụi… bay vào mắt trẻ. Sẽ chẳng có vấn đề gì nếu các loại hạt nhỏ này được loại bỏ luôn nhưng nếu không, phản ứng bình thường của cơ thể sẽ tự động tạo ghèn ở mắt bé.

Mẹ thông thái cũng lưu ý nhé: Nếu bé có biểu hiện bị nhiễm trùng mắt và không khỏi khi được điều trị bằng kháng sinh thì cần xem xét đến khả năng vật thể lạ đang nằm trong mắt trẻ.

Nguyên nhân khiến mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn

  1. Dịch nước ối và máu chảy vào mắt bé lúc sinh.
  2. Mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn do bị tắc tuyến lệ.
  3. Trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc.
  4. Mẹ giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém.
  5. Do tay bẩn chạm lên mắt.
  6. Có vật thể lạ trong mắt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Biểu hiện khi bé nuốt phải dị vật: Cách xử trí dành cho cha mẹ

Triệu chứng khi mắt trẻ sơ sinh bị ghèn

bé đổ ghèn 1 bên mắt

  • Tiết dịch vàng hoặc xanh lá cây hoặc mủ trong mắt.
  • Mủ khô trên mí mắt và lông mi.
  • Lông mi dễ bị dính vào nhau hơn sau khi ngủ.
  • Lòng trắng của mắt có thể có hoặc không có màu đỏ hoặc hồng.
  • Mí mắt thường sưng húp.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Bé 2-3 tuổi mắt bị đổ ghèn: Mẹ phải xử sao?

Phân loại mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn

1. Mắt trẻ sơ sinh bị ghèn xanh

Trường hợp này mắt trẻ sơ sinh bị ghèn xanh do vệ sinh kém, dị ứng, viêm kết, giác mạc,… gây ra. Mắt bé bị ghèn xanh dính với lông mi bít kín mắt bé. Nếu không vệ sinh và chữa trị kịp thời; trẻ sơ sinh bị ghèn mắt lâu ngày, gỉ khô đóng tảng lại khiến bé rất khó khăn khi mở mắt ra.

2. Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn vàng

Trẻ sơ sinh bị đổ ghèn vàng là do mắt bé bị nhiễm trùng nặng với biểu hiện gỉ đùn có màu vàng như mủ và tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi.

Khi trẻ có biểu hiện này thì cha mẹ cần đưa bé đi bệnh viện khám ngay, vì có thể bé bị các bệnh nặng về mắt nếu không được chữa trị kịp thời.

3. Bé sơ sinh bị ghèn 1 bên mắt

Có thể bé bị viêm tắc lệ đạo (viêm tắc ống dẫn lệ). Có những bé bị kéo dài vài tuần hoặc hơn 1 tháng.

Điều trị chủ yếu là nhỏ nước muối sinh lý để rửa mắt cho bé và massage mắt nhẹ nhàng. Mẹ chỉ cần dùng ngón tay massage nhẹ nhàng từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển dọc theo hai bên sống mũi và lặp lại thao tác nhiều lần. Mỗi ngày mẹ nên massage từ 5-10 lần và mỗi lần khoảng 5-6 phút.

4. Trẻ sơ sinh bị ghèn mắt lâu ngày

Nhiều em bé mới sinh ra, mắt đã có nhiều gỉ, ghèn; điều này có thể khiến các bà mẹ lo lắng. Thực tế, đây là một cơ chế tự động bảo vệ mắt của bé. Chỉ cần vệ sinh và nhỏ thuốc mắt thông thường là sẽ khỏi.

Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị đau mắt kèm theo ghèn quá nhiều, màu xanh lá cây hoặc vàng đậm, sưng tấy thì rất có thể bé đã nhiễm trùng mắt hoặc có bệnh về mắt.

>> Cha mẹ có thể tham khảo: Trẻ em hay nháy mắt là bệnh gì? Mẹ chớ chủ quan

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Nếu mắt trẻ sơ sinh đổ ghèn kèm theo các triệu chứng dưới đây thì cha mẹ nên đưa bé đến bệnh viện ngay:

  • Mí mắt sưng hoặc đỏ nghiêm trọng.
  • Tầm nhìn bị mờ.
  • Đau mắt hoặc khó chịu hơn bình thường.
  • Sốt trên 40°C.
  • Trẻ dưới 12 tuần tuổi sốt (không cho bé uống thuốc hạ sốt trước khi đi khám)

Cách vệ sinh khi mắt trẻ sơ sinh bị đổ ghèn

mắt trẻ sơ sinh bị ghèn
Vệ sinh mắt đúng cách khi trẻ sơ sinh bị đổ ghèn là điều cần thiết
  • Mọi trẻ sơ sinh phải được lau mắt ngay sau sinh và phải được nhỏ nitrat bạc 1% hay tra thuốc mỡ mắt tetracyclin 1% trong vòng 1 giờ sau sinh. Mọi sự chăm sóc sau đó, mẹ có thể tham khảo lời khuyên của bác sĩ.
  • Để đảm bảo an toàn cho đôi mắt còn non nớt của bé, mẹ cần vệ sinh mắt bé sạch sẽ. Chuẩn bị bông gòn sạch, nhúng vào dung dịch nước muối ấm pha loãng, lau nhẹ nhàng mắt bé. Tránh lau mạnh, lau sâu gây tổn thương mắt trẻ sơ sinh.
  • Đối với các nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, bác sĩ sẽ tùy tình trạng bệnh mà cho bé nhỏ mắt, uống thuốc và thậm chí là phẫu thuật.
Tóm lại, mắt trẻ sơ sinh bị ghèn là hiện tượng phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do mắt bé không được vệ sinh kỹ, dẫn đến tắc tuyến lệ. Khi trẻ bị đổ ghèn, mẹ nên vệ sinh mắt bé kỹ bằng nước ấm hoặc nước muối loãng. Nếu mắt bé đổ ghèn và kèm theo nhiều triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao, mí mắt sưng, tầm nhìn bị mờ thì mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để khám.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Sticky eye
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/sticky-eye
Ngày truy cập: 30/08/2022

2. Eye – Pus or Discharge
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/eye-pus-or-discharge/
Ngày truy cập: 30/08/2022

3. My baby has a sticky eye
https://what0-18.nhs.uk/worried-your-baby-unwell-under-3-months-2/worried-about-your-baby/my-baby-has-sticky-eye
Ngày truy cập: 30/08/2022

4. Neonatal conjunctivitis
https://www.mountsinai.org/health-library/diseases-conditions/neonatal-conjunctivitis
Ngày truy cập: 30/08/2022

5. Neonatal Conjunctivitis
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK441840/
Ngày truy cập: 30/08/2022

x