Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/04/2019

Lịch khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời cho bé mẹ cần ghi nhớ!

Lịch khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời cho bé mẹ cần ghi nhớ!
Thực tế nhiều cha mẹ chỉ khi con bị bệnh mới cho bé đi gặp bác sĩ nhi. Tuy nhiên ít ai biết mẹ cần lên lịch khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời cho trẻ để bảo vệ sức khỏe con cái về lâu dài.

Rất nhiều mẹ hỏi bác sĩ bao lâu thì cho bé khám tổng quát 1 lần, và mục đích mỗi lần là gì? Nhìn chung tùy vào độ tuổi và sức khỏe, bé sẽ có lịch khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời khác nhau.

Khám sức khỏe định kỳ cho bé quan trọng như thế nào?

Hệ miễn dịch của bé rất non yếu, chỉ tồn tại vài tháng đầu sau sinh. Vì vậy, việc theo dõi và nắm bắt tình hình sức khỏe của bé rất quan trọng nhằm để:

  • Đánh giá sự tăng trưởng của bé về chiều cao, cân nặng, thính giác, vận động, sự phát triển của trí não
  • Phát hiện sớm các bệnh lý nguy hiểm như các bệnh về hô hấp, tiêu hóa, máu…Từ đó kịp thời tầm soát bệnh và điều trị giúp phòng tránh những di chứng nặng nề do bệnh gây ra.
  • Cha mẹ được tư vấn về cách chăm sóc, xây dựng chế độ dinh dưỡng, nuôi dạy con khỏe mạnh toàn diện
  • Tư vấn lịch chủng ngừa các loại vaccine và cách phòng các bệnh thường gặp, bệnh theo mùa như cảm cúm, viêm tai, viêm phế quản, bệnh chân tay miệng, Rotavirus, sởi, quai bị, thủy đậu…
khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời 1
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, khám sức khỏe định kỳ rất cần thiết cho trẻ sơ sinh

Lịch khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời

Dưới đây là lịch thăm bác sĩ nhi cho các bé khỏe mạnh (tham khảo khuyến nghị của AAP- Viện Hàn lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ):

  • Tuần đầu sau sinh (3 – 5 ngày tuổi)
  • 1 tháng tuổi
  • 2 tháng tuổi (kết hợp tiêm ngừa 6 in 1, uống rotavirus, phế cầu)
  • 4 tháng tuổi (kết hợp tiêm ngừa 6 in 1/5 in 1, uống rotavirus, phế cầu)
  • 6 tháng tuổi ( kết hợp tiêm ngừa 6 in 1, uống rotavirus, phế cầu, não mô cầu BC, cúm)
  • 9 tháng tuổi (kết hợp tiêm sởi đơn, cúm)
  • 12 tháng tuổi (kết hợp tiêm viêm não nhật bản, MMR, thủy đậu, phế cầu, não mô cầu BC, viêm gan A
  • 15 tháng tuổi (kết hợp tiêm 6 in 1 hoặc 5 in 1, viêm não nhật bản 2)
  • 18 tháng tuổi (kết hợp tiêm viêm gan A mũi 2)
  • 2 tuổi (kết hợp tiêm thương hàn, viêm não nhật bản 3)
  • 2 ½ tuổi (30 tháng)
  • 3 tuổi
khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời 2
Lịch khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời có thể kéo dài đến 20 tuổi

Sau khi hoàn thành lịch khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời như trên, mẹ có thể tiếp tục đưa bé khám theo lịch sau:

  • 4 tuổi (kết hợp tiêm 4 in 1, MMR, thủy đậu)
  • 5 tuổi
  • 6 tuổi
  • 7 tuổi
  • 8 tuổi
  • 9 tuổi (kết hợp tiêm HPV mũi 1)10 tuổi (kết hợp tiêm HPV mũi 2)
  • 11 tuổi (kết hợp tiêm 3 in 1 (bạch hầu – ho gà – uốn ván)
  • 12 tuổi
  • Lợi ích của mỗi lần thăm khám

    Theo BS CK1 nhi khoa Trần Văn Công – Phòng khám Quốc tế Victoria Healthcare, việc khám sức khỏe định kỳ cho bé sẽ mang lại những lợi ích sau:

    • Phòng tránh bệnh tật: Bé thường có lịch tiêm chủng để bảo vệ khỏi bệnh tật trong những mốc tuổi này, như mũi tiêm cúm nhắc lại mỗi năm 1 lần
    • Bạn cũng có thể hỏi bác sĩ nhi về các vấn đề đảm bảo an toàn cho trẻ ở nhà cũng như ở trường.
    • Theo dõi sự tăng trưởng và phát triển: Xem con đã tăng được bao nhiêu trong thời gian kể từ lần khám trước và nói chuyện với bác sĩ về sự phát triển của bé. Bạn có thể thảo luận về các mốc quan trọng, hành vi xã hội và học tập của con.
    • Những vấn đề các mẹ thường quan ngại: Lập danh sách các chủ đề bạn muốn nói chuyện với bác sĩ nhi khoa như sự phát triển, hành vi, giấc ngủ, ăn uống hoặc hòa đồng với các thành viên khác trong gia đình. Suy nghĩ sẵn những câu hỏi liên quan đến những vấn đề của con mà bạn đang lo lắng để nói chuyện với bác sĩ nhi khoa.
    • Tiếp cận nhóm: Đưa bé đi khám định kỳ thường xuyên sẽ tạo ra mối quan hệ mạnh mẽ, đáng tin cậy giữa bác sĩ nhi khoa, cha mẹ và bé. Những lần thăm khám này là một cách để các bác sĩ và cha mẹ phục vụ nhu cầu của trẻ.

    Lưu ý khi khám tổng quát cho bé mà mẹ nên biết

    • Chọn địa chỉ khám tổng quát cho bé ở TP.HCM uy tín, có cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại
    • Chọn dịch vụ khám tổng quát cho bé được tư vấn trực tiếp, cẩn thận, bác sĩ giàu kinh nghiệm, nhiều lời khuyên chăm sóc trẻ, hạn chế tối đa sử dụng thuốc kháng sinh
    • Nên đặt lịch khám sức khỏe định kỳ 3 năm đầu đời trước để quy trình thăm khám nhanh chóng, mẹ và bé không mệt mỏi
    • Với bé dưới 5 tuổi nên có 2 người cùng đưa đi khám để trông bé khi bạn làm thủ tục
    • Chuẩn bị các câu hỏi cần sự tư vấn của bác sĩ như câu hỏi về chế độ dinh dưỡng cho bé, giấc ngủ, kỹ năng vận động, vui chơi…

    Kiểm tra sức khỏe tổng quát không chỉ giúp đánh giá sự phát triển thể chất và trí não của bé mà còn giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên đưa trẻ thăm khám theo định kỳ chỉ định của bác sĩ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x