Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/06/2014

Mặc tã cho bé và cách nhận biết nếu tã quá chật

Mặc tã cho bé và cách nhận biết nếu tã quá chật
Nhận biết khi nào tã trở nên quá chật là yếu tố quan trọng để đảm bảo bé yêu được luôn thoải mái và giúp bạn chọn được kích cỡ thích hợp cho đợt mua tã tiếp theo. Quan sát tã và mông của bé có thể cho mẹ những thông tin cần thiết để đưa ra quyết định liệu có nên chuyển qua size tã lớn hơn cho bé hay không.

Bước 1

Kiểm tra độ co giãn quanh chân bé. Đặt ngón tay của bạn giữa chân của bé và tã lót. Nâng lên một chút để xem có khoảng co giãn nào không. Nếu không, nghĩa là tã lót quá nhỏ. Một cách thứ hai để kiểm tra là mở tã của bé ra. Nhìn vào khu vực quanh chân bé ở chỗ tã bó vào. Nếu khu vực này có màu đỏ, đúng là tã quá chật.

Khi thay tã cho bé, đóng các miếng dính trên mặt trước của tã và để ý xem chúng có đóng lại dễ dàng không hay bạn phải kéo căng các miếng dính mới đóng được. Nếu bạn phải kéo ra, vậy là tã quá chật với bé cưng rồi đấy!

mac ta cho be 9
Mặc tã cho bé quá chật cũng là một nguyên nhân dễ gây hăm tã

Bước 3

Nhìn vào chỗ thắt eo của tã, nơi bạn dán các miếng dính với nhau. Lưng tã, hoặc phần trên cùng của tã, nên nằm ở vị trí khoảng 2,5 cm dưới rốn của bé. Nếu vòng eo cách hơn 5 cm dưới rốn của bé, chiếc tã này quá nhỏ.

>>> Xem thêm: Xử lý tã giấy bẩn đúng cách

Bước 4

Xem xét độ vừa vặn của chiếc tã với bé. Một chiếc tã thích hợp sẽ không bó chặt hết phần cơ thể chính mà chỉ ôm vừa gọn quanh eo và chân. Nếu tã ôm chặt và khít mông của bé, nó được xem là chiếc tã quá nhỏ.

Bước 5

Quan sát độ rò rỉ và căng phồng. Nếu tã quá nhỏ, bạn sẽ để ý thấy sự rò rỉ xuất hiện thường xuyên hơn và tã có thể bị căng phồng hay rách toạc vì nó không vừa vặn và không còn chứa nổi những gì em bé thải ra.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x