Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Sinh con thứ 2 là câu chuyện nhiều gia đình nghĩ đến. Nhất là các cặp vợ chồng chỉ có 1 mặt con. Vậy khoảng cách giữa 2 lần sinh là bao lâu thì phù hợp nhất?
Điều đầu tiên mà vợ chồng bạn phải cân nhắc là khoảng cách giữa lần sinh đầu và thứ 2. Các nhà nghiên cứu cho rằng mỗi phụ nữ nên có khoảng cách 2-3 năm giữa 2 lần sinh. Đây là khoảng thời gian đủ để người phụ nữ hồi phục sức khỏe, giải tỏa stress sau quãng thời gian vượt cạn và nuôi con vất vả.
Riêng đối với chị em sinh mổ sẽ cần khoảng thời gian lâu hơn để lấy lại “phong độ”. Các bác sĩ cũng khuyên, khoảng cách giữa 2 lần sinh của những người sinh mổ ít nhất là 5 năm.
Hiện nay hầu như các chị em đều nhận biết được khoảng cách cho lần sinh tiếp theo bao lâu là an toàn. Chỉ một số trường hợp “bất đắc dĩ” như vỡ kế hoạch hoặc lớn tuổi muốn sinh nhanh để thuận đà sinh học… Những trường hợp sinh dày thường dễ dẫn tới tình trạng trẻ nhẹ cân, thiếu tháng.
Tiền bạc – Hẳn là vấn đề khiến nhiều chị em phải đắn đo nhất khi muốn có thêm con. Thêm thành viên mới đồng nghĩa với khoản chi tiêu trong gia đình bạn cũng vì thế mà tăng lên. Có hàng trăm thứ chi phí mà bạn phải tính đến như tiền thăm khám trong thời kỳ bầu bì, thuốc men, ăn uống, sinh nở, nuôi con, học hành…
Đó là chưa kể đến các khoản phát sinh khác như bạn có thể rơi vào tình trạng phải sinh mổ, thiếu sữa phải nuôi con bằng sữa ngoài, bé cũng sẽ có lúc trái gió trở trời…
Tuy nhiên, với lần sinh sau bạn có thể tiết kiệm một khoản kha khá bằng cách tận dụng đồ đạc, quần áo của anh/chị trước để lại.
Với kinh nghiệm của bà mẹ một con, bạn đã nắm rõ hơn ai hết các khoản chi phí cho mỗi lần sinh nở cũng như nuôi nấng con. Điều bạn cần làm lúc này tổng kết các khoản chi dành cho bé trước là bao nhiêu thì bé sau cũng cần khoảng chừng ấy. Hãy dành dụm tiền bạc ngay từ khi có ý định sinh bé thứ 2 để không lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau bạn nhé.
Để “mẹ tròn con vuông” thì vấn đề tuổi tác và sức khỏe bạn không nên xem thường. Khoa học đã chứng minh phụ nữ ở độ tuổi từ 22-29 tuổi có sức khỏe sinh sản tốt nhất vì cơ thể đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt.
Nếu bạn ở trong độ tuổi này và không gặp rắc rồi gì về sức khỏe thì hoàn toàn có thể sinh bé thứ 2 một cách an toàn, thời gian cũng có thể linh hoạt hơn.
Bên cạnh đó cũng không ít phụ nữ sinh con ở độ tuổi 38 – 41. Ở giai đoạn này sức khỏe của người phụ nữ không còn như thuở mười tám đôi mươi, tỷ lệ sinh sản cũng giảm sút đột ngột, dễ dẫn tới tình trạng trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, kém thông minh…
Nếu có ý định sinh thêm bé, bạn cần kiểm tra lại tình hình sức khỏe của 2 vợ chồng. Sức khỏe tốt cộng với chế độ dinh dưỡng hợp lý và thường xuyên thăm khám, bạn sẽ sinh con an toàn hơn. Khoảng cách sinh bé đầu và bé thứ 2 cũng nên rút ngắn trong khoảng 3 năm là hợp lý.
Khi có thêm thành viên mới, người tỏ thái độ rõ rệt nhất trong gia đình có lẽ là anh/chị nhí. Bé lớn sẽ có thái độ yêu – ghét rất rõ ràng. Bởi vậy bạn không thể bỏ quên “ý kiến” của thành viên tý hon trong gia đình mình.
Mẹ không dễ để tách rời khỏi bé. Bé đã quen với mẹ như hình với bóng thì việc phải nhường mẹ cho em quả là khó khăn. Nào là gào khóc, phụng phịu tủi thân, rồi ngắt nhéo em bất cứ lúc nào mà mẹ không để ý để giành lại mẹ bằng được…
Phải làm anh/chị bất đắc dĩ khi còn quá nhỏ thì những phản ứng của bé cũng là điều dễ hiểu. Thế nhưng bản thân bạn cũng không tránh khỏi xót con khi bé còn quá non nớt để tách rời khỏi mẹ.
Tuy nhiên lợi thế mà khoảng cách sinh gần nhau giữa 2 bé mang lại là: bạn có thể tóm gọn giai đoạn chăm con trong thời gian ngắn nhất; những kinh nghiệm chăm sóc bé đầu còn mới nguyên để áp dụng tốt hơn cho bé sau; những trường hợp kết hôn sau 30 khoảng cách sinh 2 bé gần nhau cũng thuận lợi cho việc sinh nở hơn.
Bạn sẽ không phải nhức đầu giải thích với bé vì sao mẹ phải chăm em nhiều hơn, hay vì sao con phải nhường nhịn em…Bé sẽ tự hiểu và ra dáng một người anh/chị rất chững chạc.Vì thế bạn hoàn toàn có thể cậy nhờ bé lớn một số việc lặt vặt. Đây là một ông anh (bà chị) lý tưởng nhất.
Dù bé lớn ở độ tuổi nào, điều quan trọng là bạn biết phân bổ thời gian, nắm bắt được tâm lý của bé để cân bằng sự quan tâm, chăm sóc cho các con.
Tránh tình trạng dành trọn thời gian cho bé em mà bỏ quên, thậm chí la mắng bé lớn khi chúng mè nheo đòi mẹ. Việc bé lớn có vui vẻ chấp nhận thêm em hay không phần lớn nhờ vào tài ứng xử khéo léo của mẹ.
Một số cặp vợ chồng quyết định sinh con thứ 2 vì sức ép từ phía ông bà nội ngoại 2 bên, hoặc thấy bạn bè bằng tuổi mình đã “có nếp có tẻ” trong khi mình vẫn chưa hoàn thành nhiệm vụ… Đó là chưa kể tới chuyện vợ chồng bạn đã thống nhất về chuyện sẽ sinh thêm em bé chưa hay khăng khăng là ý của riêng một người?
Nếu vì một trong những điều trên khiến bạn “đánh liều” sinh thêm em bé chứng tỏ bạn chưa sẵn sàng về tâm lý. Điều này dễ dẫn tới những mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống của hai vợ chồng. Sự đỗ lỗi cho nhau sẽ là không tránh khỏi khi bạn gặp khó khăn nào đó trong cuộc sống.
Nhìn thẳng vào gia cảnh, tuổi tác và nhiều thứ khác nữa để chủ động trong chuyện quyết định sinh con thứ 2. Khi tâm lý đã sẵn sàng, chắc chắn bạn sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách thoải mái nhất.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
Nguyễn Dinh