Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Thanh Thảo
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/04/2024

Mẹ ít sữa phải làm sao khắc phục?

Mẹ ít sữa phải làm sao khắc phục?
Tuy đã biết sữa mẹ là lựa chọn hàng đầu cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời, không phải lúc nào con đường nuôi con bằng sữa mẹ cũng sẽ bằng phẳng. Mẹ ít sữa phải làm sao? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Dù biết sữa mẹ là lựa chọn hàng đầu cho trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời nhưng không phải lúc nào việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng thuận lợi. Có những trường hợp mẹ ít sữa, sữa không đủ cho bé bú khiến nhiều mẹ hết sức lo lắng, băn khoăn không biết mẹ ít sữa phải làm sao để bé nhận đủ dưỡng chất. Nếu cũng đang rơi vào tình cảnh này, hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Những dấu hiệu cho thấy mẹ ít sữa

Trước khi tìm lời đáp cho câu hỏi “Mẹ ít sữa phải làm sao?”, hãy bắt đầu bằng việc tìm hiểu cách nhận biết tình trạng ít sữa. Nhiều mẹ thắc mắc tại sao mình lại thuộc nhóm ít sữa khi mà sữa vẫn về ướt áo? Thực ra, những dấu hiệu như cương sữa, xuống sữa khi bé bú, sữa thấm ướt áo không phải là dấu hiệu đáng tin cậy để khẳng định mẹ có đủ sữa cho con. Dù không bà mẹ nào muốn mình thuộc vào nhóm các mẹ ít sữa, đây là một sự thật vẫn xảy ra. Làm thế nào để xác định được mẹ ít sữa?

  • Dựa vào lượng phân bé thải ra: Nếu mỗi ngày mẹ thay ít nhất 5 lần tã có phân của bé thì mới có thể tin tưởng bé bú đủ sữa.
  • Dựa vào lượng nước tiểu của bé: Nếu mẹ thay 8 đến 10 lần tã ướt mỗi ngày, đó là cơ sở để biết mẹ có đủ sữa hay không. Ngoài ra, nếu bé bú đủ sữa thì nước tiểu thường trong suốt hoặc chỉ có màu vàng nhẹ.
  • Cách bé mút và nuốt trong suốt quá trình bú mẹ: Nếu bé chỉ mút và mút rất nhanh, điều này cho thấy sữa mẹ không đủ. Nếu sữa mẹ về nhiều, bé sẽ mút và nuốt chậm rãi.
  • Dựa vào biểu hiện của bé sau khi bú: Bé vẫn khóc và cáu kỉnh sau khi bú xong, có thể là do vẫn còn đói bụng.
  • Cân nặng của bé: Không có chỉ báo nào đáng tin cậy hơn chỉ số tăng cân của bé. Trung bình, trong tháng đầu bé tăng khoảng 1kg và tiếp tục tăng cân ở các tháng tiếp theo. Nếu mẹ thấy bé vẫn không lên cân, hoặc lên dưới 500 g thì cần kiểm tra lại nguồn sữa của mình.

Nguyên nhân dẫn tới sữa mẹ ít

  • Cho uống kết hợp sữa mẹ và sữa công thức: Do sữa công thức đã cung cấp một phần năng lượng cho bé, nên bé không cần nhiều sữa mẹ. Bé càng ít bú mẹ, sữa mẹ càng ít được sản xuất ra.
  • Không cho bú thường xuyên: Trong những ngày đầu tiên, bé cần bú mỗi 2 giờ 1 lần. Nếu mẹ để thời gian giữa các lần bú kéo dài quá lâu, cơ thể sẽ không nhận được tín hiệu phải sản xuất thêm sữa, kết quả là mẹ đã ít sữa lại càng ít.
  • Thời gian cho bú quá ngắn: Ví dụ, bạn cho bé bú chỉ 5 phút mỗi bên ngực. Thời gian này không đủ để bé tiếp cận được đến lớp sữa đục có chứa nhiều chất béo và các chất dinh dưỡng cần thiết khác. Bé cũng không kịp làm cạn bầu ngực của mẹ. Chỉ khi ngực mẹ cạn sữa thì cơ thể mới phát tín hiệu để sản xuất thêm sữa.
  • Dùng núm vú giả: Bé sơ sinh thường có nhu cầu mút rất nhiều. Nhưng nếu ngậm núm vú giả thường xuyên, bé sẽ giảm cảm giác muốn mút khi bú mẹ, vì phản xạ mút của bé đã được núm vú giả thỏa mãn. Bé càng ít mút sữa, sữa càng ít được tiết ra.

Mẹ ít sữa phải làm sao?

Những bước dưới đây sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng ít sữa một cách hiệu quả.

  • Cho con bú đúng tư thế: Hãy tạo cho bé và mẹ một tư thế thoải mái nhất để không đau lưng, đau ngực còn bé con lại chẳng vui khi tuti. Lưu ý, bé cần ngậm hầu hết quầng vú của mẹ, môi dưới bé sẽ hơi trề ra. Đây là tư thế giúp bé bú được nhiều sữa mẹ nhất.
  • Cho bé bú đến khi mẹ cạn sữa: Với những mẹ vốn ít sữa, hãy kiên nhẫn cho bé bú đến khi nào bé tự nhả vú mẹ. Nếu được mẹ hãy cho bé bú cả 2 bên ngực trong mỗi lần.
  • Cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn: Hãy hạn chế cho bé bú kết hợp cả sữa công thức. Nếu mẹ không gặp bất kỳ vấn đề nào về sức khỏe, chắc chắn tình trạng ít sữa sẽ được cải thiện khi thực hiện đúng các lời khuyên ở đây.
  • Hạn chế cho bé dùng núm vú giả: Bé sẽ muốn mút sữa mẹ nhiều hơn để đáp ứng phản xạ của mình.
  • Vắt sữa mẹ giữa các lần cho bé bú: Đừng thất vọng khi mẹ chẳng vắt được tí sữa nào hoặc có nhưng rất ít. Nếu thường xuyên sử dụng máy vắt sữa giữa các lần cho con bú, sữa mẹ sẽ được kích thích tiết ra nhiều hơn. Trong những lần đầu tiên vắt sữa, mẹ có thể sẽ cảm thấy khá đau ngực do chưa quen sử dụng máy vắt. Tuy nhiên, khi sữa đã về đủ nhiều, mẹ sẽ cảm thấy sự kiên trì của mình được đền bù xứng đáng.
  • Mẹ cần nghỉ ngơi đủ và để tinh thần thư thái: Không nên tạo quá nhiều áp lực cho bản thân, mẹ cần tin tưởng mình sẽ có đủ sữa cho con.
  • Uống nhiều nước: Nước là nguyên liệu tối cần thiết để tạo sữa. Do đó, mẹ đừng quên uống đủ từ 2 lít nước mỗi ngày.

Qua những chia sẻ trên, hy vọng mẹ đã hiểu được nguyên nhân và biết cách khắc phục tình trạng ít sữa. Hãy kiên nhẫn thực hiện theo những mẹo sau, dù ít hay nhiều thì Marry Baby vẫn tin rằng mẹ sẽ thành công “gọi sữa về”!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo
x