Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 28/10/2020

Mẹo chọn đồ chơi cho bé sơ sinh

Mẹo chọn đồ chơi cho bé sơ sinh
Mỗi bé có những sở thích khác nhau đối với đồ chơi. Hiểu được đặc tính và sự phát triển của bé, các mẹ có thể chọn những món đồ chơi phù hợp cho từng bé

Đồ chơi cho bé cũng có “năm bảy đường”, vô cùng đa dạng, phong phú về chủng loại, màu sắc, chất liệu. Giữa “rừng” sản phẩm của ngành công nghiệp đồ chơi dành cho bé, bạn nên tìm hiểu kỹ nhu cầu của con mình để chọn lựa món phù hợp, tránh lãng phí hay ảnh hưởng sức khỏe của bé.

Bộc lộc cảm xúc rõ hơn: Ở độ tuổi 6 – 9 tháng, bé đã có thể phân biệt được “người quen – người lạ”. Biểu hiện rõ nhất khi sợ một người lạ, bé sẽ khóc lên và bám lấy mẹ như một chỗ dựa an toàn. Từ 9 – 12 tháng tuổi, bé “bám” mẹ hơn. Nếu xa mẹ một chút, bé sẽ không chịu được. Tuy nhiên, bé cũng bắt đầu muốn “giao lưu” cùng những người bạn cùng tuổi. Bé biết thể hiện rõ những cảm xúc của mình như: thích, không thích, giận dữ, thích thú một cách rõ rệt.

Bé nhạy cảm hơn với xung quanh: Lúc này, bé sẽ bò vòng vòng “giang sơn” của mình và nếu vớ được món gì sẽ sờ hay “nếm thử” xem mùi vị thế nào. Bé nhạy cảm với ánh sáng, màu sắc và âm thanh hơn trước. Những âm thanh êm dịu, vui tai có thể làm bé thích thú. Nếu chỉ cho xem bức tranh nhiều màu sắc lặp đi lặp lại nhiều lần cùng tên gọi, bé sẽ ghi nhớ và chỉ đúng khi bạn hỏi lại. Bé sẽ táy máy đeo thử chiếc găng tay hay “sọt” vào đôi giày “quá khổ” của mẹ so với bé.

Hiểu được đặc tính và sự phát triển của bé, các mẹ có thể chọn những món đồ chơi phù hợp cho từng bé

Đồ chơi phát triển thính giác: Hộp nhạc, chiếc đàn, mô hình điện thoại di động, thú nhựa phát ra âm thanh… là những món sẽ khiến bé chú ý và thích thú. Cho bé nghe nhiều loại âm thanh khác nhau, bé sẽ có những phản ứng tích cực như chọn lọc được âm thanh êm tai hay khó chịu, thích nghe và không thích nghe loại tiếng động nào.

Lưu ý: Khi lựa chọn đồ chơi cho bé tránh những món nhỏ li ti, bé có thể nuốt phải. Hạn chế thú nhồi bông có lông nhỏ li ti vì có thể tăng nguy cơ bị hen suyễn, dị ứng, viêm mũi ở bé nếu hít phải các sợi vải.

Ánh Nguyệt

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x