- Khó ngủ, trằn trọc.
- Chảy nước miếng.
- Má của bé ửng hồng.
- Nướu sưng và tấy đỏ.
- Chồi răng của bé xuất hiện.
- Cố gắng cắn, nhai và ngậm đồ vật.
- Bé từ chối ăn, biếng ăn hơn.
- Khó chịu, quấy khóc.
- Kéo tai, dùng tay chà vào má.
- Có thể ho, sốt và tiêu chảy.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Dấu hiệu trẻ mọc răng là chứng tỏ con đang lớn. Thông thường trẻ mọc răng bắt đầu từ 6-7 tháng tuổi và hàm răng tiếp tục được phát triển khi trẻ được 2-3 tuổi.
Có những trường hợp bé mọc răng chậm hơn hoặc hoặc sớm hơn bình thường. Cụ thể là có những trẻ sinh ra đã có răng nhưng trường hợp này rất hiếm, tỉ lệ chỉ là 1/2000. Lại có trẻ mới 3 tháng đã nhú răng. Và có trẻ 8 tháng chưa mọc răng. Do đó nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng với lịch mọc răng của con mình.
Dấu hiệu trẻ mọc răng được biểu hiện đặc trưng nhất khi chiếc răng đầu tiên chuẩn bị mọc là sốt, kèm theo đó là một số dấu hiệu khác như ho nhiều, quấy khóc, biếng ăn… Trẻ mọc răng có thể sốt hoặc không sốt. Nếu sốt trong quá trình mọc răng là do viêm lợi.
Sau đây là nội dung chi tiết hơn liên quan đến triệu chứng, dấu hiệu trẻ mọc răng.
Với những dấu hiệu trẻ mọc răng như trên, các bé không chỉ khó chịu vào ban ngày mà còn khiến cho bé thấy bứt rứt trong người cả vào ban đêm. Hay giật mình và tỉnh giấc nhiều lần trong đêm là điều không tránh khỏi.
Mẹ nên làm gì? Mẹ nên nhẹ nhàng vỗ về và hát ru để bé tiếp tục đi vào giấc ngủ. Tránh cho bé bú bình hay ngậm ti; vì như vậy sẽ tạo cho bé thói quen ăn đêm.
Bất kỳ chiếc răng nào sắp mọc cũng khiến bé cảm thấy khó chịu và chảy nước miếng thường xuyên do tuyến nước bọt trong khoang miệng bị kích thích.
Nếu dấu hiệu này kèm theo hiện tượng sốt, mẹ có thể nghĩ đến chiếc răng xinh của trẻ sắp mọc. Khi nước dãi chảy ra nhiều; đặc biệt là vùng quanh miệng và cằm; khiến cho làn da vốn nhạy cảm của bé ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ.
Mẹ nên làm gì? Khi thấy bé có dấu hiệu mọc răng này, mẹ nên chú ý, thường xuyên lau sạch nước dãi; bôi một chút kem dưỡng ẩm hoặc kem chống hăm vào cằm cho con.
Mặt bé có thể bị phát ban, ửng hồng do chảy nước dãi (chứa một ít thức ăn) gây kích ứng da. Hơn nữa, nướu của bé cũng sưng tấy, làm mặt bé trông có vẻ bị sưng hơn và hồng hơn.
Mẹ nên làm gì? Mẹ nên lau nước dãi thường xuyên; tránh để đọng lại trên da trong thời gian dài. Để giải quyết nướu sưng mẹ xem tiếp nội dung nhé.
Trước khi trẻ có dấu hiệu mọc và nhú răng từ 3-5 ngày; trẻ luôn có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu tại chỗ răng nhú lên. Đó là lý do mẹ thường thấy trẻ cho ngón tay, đồ chơi hoặc bất kỳ đồ vật gì có trong tay vào miệng để cắn.
Đây là dấu hiệu trẻ mọc răng có lẽ mẹ sẽ thấy rất thú vị. Khi nhìn vào miệng bé, mẹ sẽ thấy chấm nhỏ mờ mờ, màu trắng nhô ở phần nướu.
Do bé bị áp lực từ việc sưng nướu; trẻ cảm thấy cần cắn bất cứ thứ gì để xoa dịu áp lực đó.
Do nướu của bé bị sưng tấy, nên bé có thể quấy khóc khi dùng bữa.
Dấu hiệu trẻ mọc răng này thường gây ra bởi sự khó chịu khi răng mọc xuyên qua nướu. Thường thì bé sẽ khó chịu nhất với chiếc răng đầu tiên và răng hàm.
Lợi, tai và má cùng có chung một đường dây thần kinh và có sự tác động qua lại, nên khi những chiếc răng sắp nhú cũng gây khó chịu cho bé ở vùng tai, má; khiến trẻ mọc răng có dấu hiệu thường xuyên lấy tay kéo tai và chà vào má.
Tuy nhiên, các bé bị nhiễm trùng tai cũng có biểu hiện kéo tai thường xuyên. Vì thế, mẹ nên đưa bé đi khám nếu dấu hiệu kéo tai không liên quan đến mọc răng.
Ho không chỉ là dấu hiệu của bệnh cảm cúm, nên mẹ đừng vội lo lắng cho rằng con đang bị cảm. Khi lượng nước trong miệng bé quá nhiều, cũng khiến cho bé và húng hắng ho; thì đây cũng là một trong những biểu hiện cho thấy bé yêu sắp mọc răng.
Khi mọc răng, trẻ sẽ có dấu hiệu sốt nhẹ (nhiệt độ từ 36.7 – 37.7 độ C); sốt có thể do trẻ sơ sinh đã ngậm bàn tay chưa được vệ sinh sạch sẽ trong miệng. Nếu bé sốt nhẹ; mẹ chỉ cần lau ấm cho trẻ và cho uống thêm nước.
Mẹ nên làm gì? Nếu bé sốt trên 38 độ C, mẹ hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa của trẻ vì đó có thể không phải là do mọc răng mà là một căn bệnh nghiêm trọng hơn.
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc hạ sốt và giảm đau cho bé; mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc cho con. Thuốc Ibuprofen có thể giúp bé hạ sốt và giảm đau. Không nên để trẻ sốt cao co giật và nguy hiểm tính mạng.
Dân gian hay gọi hiện tượng này là “tướt mọc răng”. Điều này được lý giải do cơ thể bé dồn năng lượng cho việc mọc răng, sức đề kháng yếu đi nên trẻ dễ bị rối loạn tiêu hóa. Vào thời kỳ này hoặc sớm hơn, trẻ thường bị sốt nhẹ; và đôi khi kèm đi tiêu phân lỏng, nhão, sệt 3-4 lần/ngày.
Trẻ sơ sinh có thể đã có chiếc răng đầu tiên ngay thời điểm chào đời. Nhưng đa phần trẻ bắt đầu có dấu hiệu sắp mọc răng khi được 4-6 tháng tuổi. Một số bé khác trễ hơn, vào khoảng 12 tháng.
Thứ tự mọc răng của bé bao gồm:
Răng cửa bên trên: Khi trẻ bước vào khoảng 9 đến 11 tháng.
Theo thứ tự thông thường, những chiếc răng cuối cùng trong bộ 20 răng sữa của bé là hai răng hàm thứ hai của hàm trên. Răng thường mọc theo từng cặp, cụ thể như răng nanh hàm dưới ở bên phải và bên trái sẽ mọc cùng lúc. Răng hàm dưới thường mọc sớm hơn răng tương ứng ở hàm trên.
Trẻ sốt mọc răng là hiện tượng cơ thể tăng nhiệt ở mức 36.7 – 38 độ C, một số trường hợp sốt cao là do tiến triển bệnh cấp tính gây viêm quanh thân răng hoặc áp xe quanh thân răng.
Sốt thông thường nhiệt độ cơ thể chỉ tăng cao hơn bình thường, khoảng 36 – 37 độ C. Đa phần nguyên nhân sốt ở trẻ em là do nhiễm khuẩn. Do vậy, trẻ sốt của dấu hiệu trẻ mọc răng và sốt thường hoàn toàn khác nhau.
Nếu bé sốt quá 39 độ C mẹ cũng không nên kết luận bé sốt do mọc răng. Trường hợp bé tiêu chảy nặng đi đại tiện liên tục cũng nên tìm hiểu các bệnh lý liên quan khác vì sốt mọc răng, bé chỉ bị tiêu chảy nhẹ, phân hơi có nước.
Các dấu hiệu nêu trên có thể là trẻ đang mắc bệnh lý nghiêm trọng khác không phải do mọc răng. Mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa nhi để kịp thời phát hiện nguyên nhân và điều trị đúng cách.
Mọc răng là một trong những giai đoạn cực kỳ khó chịu, nhất là đối với trẻ em. Bởi các bé còn quá nhỏ để nhận thức vấn đề và biết cách giảm bớt cơn đau của mình. Những lúc này, mẹ nên làm gì cho bé?
Tham khảo tuyệt chiêu giúp trẻ bớt “vật vã” khi có dấu hiệu mọc răng, mẹ nhé!
Giống như mẹ thỉnh thoảng bị đau sẽ lấy đá lạnh chườm lên chỗ đau, việc cho con nhai hoặc cắn đồ lạnh cũng có tác dụng tương tự.
Cần lưu ý gì khi mua đồ cho bé nhai?
Nếu các mẹ không biết chính xác chỗ nào bé sẽ mọc răng, massage hai vị trí bên cạnh chiếc răng mọc đầu tiên của bé.
Các bước massage cho trẻ có dấu hiệu mọc răng:
Một số bé sẽ không thích cho đồ lạnh vào miệng nhưng có thể bé sẽ thích có cái gì đó trong miệng để nhai.
Việc bé nhai hoặc cắn đồ chơi, một số thức ăn cứng như bánh qui, miếng cà rốt… sẽ tạo ra áp lực nhẹ lên mặt nướu của bé; giống như khi mẹ dùng ngón tay ấn nhẹ để mát xa cho bé. Nhờ đó bé cảm thấy đỡ đau hơn.
Vì nướu sưng cùng cảm giác khó chịu, bé có khi sẽ “chẳng chịu ăn uống gì cả”. Lúc này, mẹ cần hạn chế tối đa những loại thức ăn, đồ vật cứng có thể làm đau nướu của bé.
Mẹ hãy cho bé bú sữa mẹ, uống sữa, ăn bột nấu chín xay thật nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa tốt..
Mẹ có thể giúp bé dần quên cảm giác khó chịu của những dấu hiệu trẻ mọc răng bằng cách hướng sự chú ý của bé vào một món đồ chơi nào đó. Không nhất thiết phải mua đồ chơi mới, mỗi ngày mẹ có thể cho bé chơi một món đồ chơi trong thùng đồ chơi.
Việc thay đổi này sẽ giúp bé không có cảm giác ngày nào cũng chơi giống nhau. Nếu đồ chơi không làm bé phân tâm, mẹ có thể bế hay đẩy xe cho bé ra ngoài chơi. Ở lứa tuổi này, các bé rất dễ bị xao nhãng bởi môi trường xảy ra xung quanh bé.
Khi dấu hiệu trẻ mọc răng bắt đầu xuất hiện, có bé sẽ thích ở gần mẹ để được mẹ nâng niu hơn. Đặc biệt, với những bé đang trong giai đoạn tập ngủ riêng, mẹ cứ duy trì việc này. Tuy nhiên, nếu nửa đêm bé cần, mẹ đừng lơ là con nhé!
Trong trường hợp bé thích ngủ nôi hay nằm trong ghế rung, mẹ có thể dùng nó để đánh lạc hướng bé như được mẹ bế ru ngủ.
Dấu hiệu trẻ mọc răng đặc trưng nhất là sốt nhẹ. Mẹ cần theo sát những diễn biến cơn sốt của trẻ để có biện pháp hỗ trợ hiệu quả; và đảm bảo cho bé yêu có những chiếc răng sữa xinh xắn, khỏe mạnh.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Baby teething symptoms
https://www.nhs.uk/conditions/baby/babys-development/teething/baby-teething-symptoms/
Ngày truy cập: 07.12.2022
2. Your Infant is Teething: Know the Signs and Symptoms
https://www.chla.org/blog/rn-remedies/your-infant-teething-know-the-signs-and-symptoms
Ngày truy cập: 07.12.2022
3. Has my baby started teething? the signs to look out for
https://www.nct.org.uk/baby-toddler/teething/has-my-baby-started-teething-signs-look-out-for
Ngày truy cập: 07.12.2022
4. Teething
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/teething/
Ngày truy cập: 07.12.2022
5. Teething
https://www.mouthhealthy.org/all-topics-a-z/teething/
Ngày truy cập: 07.12.2022