Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nếu hai hoặc nhiều thai nhi cùng lớn lên trong tử cung của mẹ, chúng được gọi là trẻ sinh đôi, sinh ba… Đôi khi hai em bé trông giống hệt nhau và đôi khi chẳng có điểm nào tương đồng, như những anh chị em khác trong gia đình. Vì điều này xảy ra theo nhiều cách khác nhau, bắt đầu từ khi mẹ mong có con.
Một thai nhi bình thường được hình thành từ một quả trứng và một tinh trùng. Nhưng nếu trong quá trình thụ thai, trứng phân tách làm hai, mẹ có cặp song sinh giống hết nhau. Nếu một trong những quả trứng đó tách ra lần nữa, bạn sẽ có ba con giống hệt nhau…
Tất cả các em bé song sinh hay sinh ba đều bắt đầu với cùng một bộ gen: Đó có thể là tất cả các bé trai hay tất cả các bé gái, và chúng trông giống nhau.
Đôi khi, nhiều hơn một quả trứng cùng xuất phát từ buồng trứng của một người phụ nữ trong ngày rụng trứng của một tháng. Nếu mỗi quả được thụ tinh bởi tinh trùng khác nhau, thì các bé song sinh, sinh ba cũng sẽ khác nhau.
Ngay từ sau khi sinh trẻ đã nhìn rất “không giống” nhau, bộ gen mà bé nhân cũng khác nhau như bất kỳ anh em nào trong gia đình có cùng cha mẹ.
Điều này nghe có vẻ lạ lùng nhưng không hề sai logic. Nếu một người phụ nữ có hai hoặc nhiều quả trứng trong cùng một lần rụng trứng, có thể mỗi thai nhi sẽ được thụ tinh vào những thời điểm khác nhau – ngay cả bởi những người đàn ông khác nhau. Cho nên chuyện hai em bé sinh ra với những người cha khác nhau vẫn xảy ra.
Cha mẹ của cặp song sinh thường nói rằng con cái của họ có một ngôn ngữ đặc biệt chỉ dùng để sử dụng với nhau, ngay cả bố mẹ cũng không thể hiểu. Rõ ràng, những đứa trẻ này bắt đầu giao tiếp với nhau từ sớm.
Một nghiên cứu cho thấy rằng vào tuần thứ 14 của thai kỳ, cặp song sinh có những chuyển động cố ý hướng về nhau. Những cũng cần nghiên cứu thêm để xem điều này có đúng với các cặp sinh 3-4 khác không.
Đa phần các trường hợp sinh đôi hoặc sinh ba đều chọn phương pháp sinh mổ. Các bác sĩ chỉ định vấn đề này thông qua việc khám thai định kỳ. Đây cũng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé.
Có một vài lý do phổ biến. Ví dụ nếu đã mong chờ tin vui từ lâu nhưng không thể mang thai, bác sĩ chỉ định dùng thuốc kích trứng để buồng trứng có thế rụng cùng lúc nhiều trứng hơn. Điều này làm tăng cơ hội có thai và mang thai đôi, Hoặc cũng có thể do:
Thụ tinh trong ống nghiệm
Đó là khi một bác sĩ lấy trứng từ buồng trứng của một người phụ nữ, thường là sau khi uống thuốc kích trứng. Những quả trứng được thụ tinh với tinh trùng bên ngoài tử cung, và sau đó đưa trở lại bên trong tử cung.
Bởi vì điều này có thể khó khăn và không thể đoán trước, hai hoặc nhiều phôi thường được đưa trở lại để làm tăng khả năng rằng ít nhất một thai nhi sẽ phát triển. Đôi khi hai hoặc nhiều hơn làm và cha mẹ có những cặp song sinh.
Uống nhiều sữa
Một nghiên cứu cho thấy rằng những phụ nữ uống nhiều sữa hoặc các chế phẩm từ sữa có cặp song sinh thường xuyên hơn. Một số nhà khoa học cho rằng cơ thể của phụ nữ sẽ tạo ra nhiều IGF hơn, điều này có thể dẫn đến việc rụng nhiều trứng hơn trong chu kỳ hàng tháng.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như trong gia đình có mẹ hoặc chị gái đã từng có cặp song sinh thì khả năng di truyền là có thể. Hoặc những phụ nữ có chỉ số khối cơ thể cao hơn (BMI) cũng có tỷ lệ sinh đôi cao hơn. BMI là thước đo lượng mỡ cơ thể của bạn – BMI cao hơn bình thường thường có hại cho sức khỏe của bạn.
Sinh non
Đây là biến chứng thường gặp nhất nếu mang song thai. Một em bé “đủ tháng” được sinh khoảng tuần thứ 39 hoặc 40 tuần, nhưng đa số song sinh thường sinh non dưới 37 tuần.
Trẻ song sinh có khả năng sinh non cao gấp 6 lần so với một em bé bình thường. Trẻ sinh ra trước 32 tuần có nhiều khả năng bị các vấn đề sức khỏe lâu dài như mất thính giác, các vấn đề về thị lực và có thể là tổn thương não.
Tiền sản giật
Điều này gây ra huyết áp cao và các vấn đề khác. Nó có thể xảy ra trong bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ nhưng nó phổ biến hơn với những phụ nữ mang song thai.
Tăng huyết áp thường là dấu hiệu đầu tiên nhưng những phụ nữ mắc bệnh này cũng có thể bị nhức đầu, các vấn đề về thị lực, buồn nôn và nôn mửa. Điều này có thể nguy hiểm cho người mẹ và trẻ sơ sinh, nhưng có thuốc để hạ huyết áp và kiểm soát các triệu chứng khác. Tình trạng này biến mất sau khi người mẹ sinh con.
Với những nguy cơ cao trên, mẹ mang song thai cần khám thai định kỳ đúng hẹn để bác sĩ theo dõi những bất thường nếu có. Cùng với đó là theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, theo dõi sức khỏe của người mẹ và theo dõi các dấu hiệu chuyển dạ sớm. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu siêu âm bất thường để đảm bảo em bé vẫn ổn.
Nhà có trẻ sinh đôi hay sinh ba chắc chắc là rộn ràng niềm vui và gấp đôi, gấp ba lần vất vả khi chăm con. Mẹ cần chuẩn bị sẵn tinh thần để “chiến đấu” nhé!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.