Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/12/2021

"Điểm mặt" những thói quen ảnh hưởng sức khỏe bé

"Điểm mặt" những thói quen ảnh hưởng sức khỏe bé
Mẹ đã biết chưa? Có những thói quen không chỉ cản trở sự phát triển khỏe mạnh của bé mà thậm chí còn khiến bé dễ mắc bệnh nữa. Cùng MarryBaby liệt kê ra vài thói quen mà các bé thường mắc phải nhé!

>>> 10 thói quen tốt bé cần tập từ nhỏ

Ăn nhiều bánh kẹo ngọt

Đối với trẻ em, kẹo và bánh ngọt chưa bao giờ mất đi sự hấp dẫn của mình. Bé khó có thể từ chối một chiếc kẹo mút ngọt ngào hay một ổ bánh nhỏ xinh xinh. Thậm chí, nhiều bé còn “mê” đến nỗi bỏ cả bữa ăn vì… bánh kẹo. Tất nhiên, điều này không tốt một chút nào.

Trong kẹo thường chỉ chứa nhiều đường chứ không có nhiều chất dinh dưỡng. Vì vậy, nếu ăn quá nhiều bánh kẹo mà bỏ qua những bữa ăn hàng ngày, bé sẽ có nguy cơ bị thiếu chất dẫn đến còi xương và chậm lớn. Hơn nữa, đường trong bánh kẹo còn là nguyên nhân làm giảm sự thích thú của bé với những món ăn khác. Nếu bé của bạn đang biếng ăn, cho bé ăn nhiều bánh kẹo chỉ càng làm cho bé chán ăn và còi cọc hơn mà thôi. Chưa kể, kẹo cũng là nhân tố gây ra các bệnh răng miệng cho bé, nhất là sâu răng. Bạn nên nhắc con súc miệng bằng nước hoặc đánh răng mỗi khi ăn đồ ngọt.

>>> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh

suc khoe be 2
Bánh kẹo luôn là món ăn hấp dẫn với hầu hết “các bạn nhỏ”

Dành nhiều thời gian xem tivi

Một ngày nhóc của bạn sẽ dành bao nhiêu thời gian xem tivi? Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc dành quá nhiều thời gian coi tivi hoặc các loại thiết bị điện tử khác như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… sẽ làm ảnh hưởng đến sự tập trung, suy nghĩ và sẽ khiến bé lười suy nghĩ hơn. Chưa kể đến việc thường xuyên xem tivi sẽ làm tăng nguy cơ bị béo phì của bé. Cứ mỗi khi bạn cho bé xem tivi thêm 2 tiếng thì nguy cơ béo phì của con cũng tăng thêm 23%.

>>> Xem thêm: Trẻ béo phì vì tivi trong phòng ngủ

Bỏ bữa sáng

Bữa ăn sáng rất quan trọng, không chỉ với người lớn mà với trẻ con cũng vậy. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, việc liên tục bỏ bữa sáng trong một thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, nhất là đối với trẻ em, khi mà não vẫn đang trong thời kỳ phát triển. Những bé thường xuyên ăn sáng sẽ thông minh, hoạt bát và phản ứng nhanh nhạy hơn đối với những tình huống bất ngờ. Vậy nên, dù bận đến mấy, bạn cũng không nên bỏ qua bữa sáng của con đâu đấy.

>>> Xem thêm: Bữa sáng cho bé và những điều mẹ cần lưu ý

suc khoe be 3
Bữa sáng cung cấp năng lượng cho hoạt động của cả một ngày dài

Thói quen ngủ

Bình thường một người lớn dành 1/3 thời gian để ngủ và khoảng thời gian này còn nhiều hơn nửa đối với trẻ em. Vậy nên cũng không có gì là lạ nếu như nói giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của các bé.

>>> Xem thêm: 5 thói quen ngủ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé

Giấc ngủ sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau một ngày dài hoạt động mệt mỏi. Trong khi ngủ, các tế bào não của chúng ta sẽ được phục hồi và phát triển thêm. Ngủ ít hơn sẽ khiến trẻ trở nên mệt mỏi, mất tập trung khi học hành và làm việc. Thậm chí, nhiều bé sẽ gặp các vấn đề về cảm xúc nếu như thường xuyên bị mất ngủ.

Bạn cũng nên chú ý đến thời điểm cho giấc ngủ của con nữa nhé! Không nên cho bé ngủ liền ngay sau khi ăn. Ngủ sau khi ăn no sẽ gây cản trở đến các hoạt động của tim và dạ dày. Lượng thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn trong dạ dày sẽ khiến cơ thể bé mệt mỏi và khó chịu sau khi thức dậy. Nhiều trường hợp nghiêm trọng, bé còn có thể bị đau bụng nữa đấy

Các nguy cơ về sức khỏe liên quan tới hút thuốc thụ động

Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiếp xúc với khói thuốc sẽ tăng nguy cơ tử vong và bệnh tật, đồng thời có khả năng gây viêm nhiễm và kích ứng đường hô hấp của bé.

>>> Xem thêm: Bệnh suy hô hấp cấp ở trẻ sơ sinh

Khói thuốc có thể làm giảm nhịp thở và nhịp tim của bé, khiến bé có nguy cơ đối mặt với Hội Chứng Đột Tử Ở Trẻ (SIDS). Hút thuốc trong thời gian mang thai và sau khi sinh con sẽ làm tăng khả năng bị SIDS. Nếu ba hay mẹ hút thuốc, nguy cơ bị SIDS sẽ tăng gấp đôi. Nếu cả ba lẫn mẹ đều hút thuốc, nguy cơ này sẽ tăng gấp bốn lần.

MarryBaby

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x