Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Nỗi sợ hãi sẽ luôn đồng hành trong hành trình lớn lên của trẻ. Thương con, không muốn bé bị giật mình hay nơm nớp sợ về một điều gì đó thì mẹ phải học cách xua đi nỗi sợ hãi của con mẹ nhé.
Thực ra, đây là một trong những mốc phát triển tâm lý đầu tiên của bé. Khi được 6-7 tháng tuổi, bé đã bắt đầu có ý thức về người quen, người lạ. Nếu như trước đây, mẹ cảm thấy bé rất dễ theo người này, người khác thì từ giai đoạn này, bé lại thường bám chặt lấy người mẹ và sợ sệt khi có người lạ xung quanh. Thậm chí với cả những người thân nhưng ít gặp, bé cũng tỏ rõ nỗi sợ hãi.
Phản ứng trước người lạ có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau như bé nhìn nghi ngại, mếu máo hoặc òa khóc khi có người lạ bất ngờ tiến lại gần. Bé yêu cũng có thể lo sợ việc ở gần người lạ nhiều hơn khi bé mệt mỏi, đói bụng hay bị ốm.
Nỗi sợ hãi dễ biến ta thành người thiếu tự tin, bất an và tới mức nào đó có thể đẩy tới nỗi ám ảnh trong cuộc đời. Song cũng có những nỗi sợ mang tính tích cực như việc trẻ nhỏ sợ đứt tay thì không dám cầm dao; sợ mẹ la rầy thì biết nghe lời hơn; sợ điểm kém thì phải chăm chỉ học bài. Đối với người lớn “sợ” đôi khi giúp ta dừng lại trước những việc không nên làm. Như vậy nỗi sợ hãi lại mang tính nhân văn.
Điều đáng nói là người lớn thường suy nghĩ theo cách của mình và cho rằng nỗi sợ hãi của bé là nhảm nhí, ngớ ngẩn. Con kiến nhỏ bé kia thì có gì phải làm con sợ đến thế! Thật ra nỗi sợ của một đứa trẻ có thể khác với người lớn nhưng cảm giác là giống nhau. Nếu chân tay bạn run rẩy, miệng lắp bắp khi nói trước đám đông thì bé run sợ, quýnh lên khi con kiến bò dưới chân mình cũng là điều dễ hiểu. Vì vậy người lớn hãy tôn trọng, lắng nghe và giúp đỡ trẻ vượt qua nỗi sợ hãi hàng ngày.
Cũng cần hiểu thêm về nỗi sợ hãi của trẻ ở góc độ thời gian. Đa số nỗi sợ hãi ở trẻ mang tính tạm thời. Lúc này bé sợ nước, lúc khác bé lại sợ ma, rồi sợ đi họ. Nó sẽ qua đi theo năm tháng. Bạn chỉ cần hiểu tâm lý và tác động khéo để nỗi sợ của bé chấm dứt sớm. Trường hợp sợ hãi trở thành nỗi ám ảnh, bạn không thể tự mình giải quyết mà cần tới sự can thiệp của bác sĩ và chuyên gia tâm lý.
Bé 1 tuổi đã nhận biết rõ được đâu là người nhà và đâu là người lạ. Bé thường bám lấy mẹ như cái đuôi không lúc nào muốn dời. Thấy người lạ là quay ngoắt mặt đi. Ai có ý định tiếp cận, đưa tay ra bế lập tức bé bấu chặt lấy mẹ hết sức có thể và la lên om sòm khiến ta phải “đầu hàng”.
Từ khi sinh ra bé chỉ gắn bó và quen hơi của mẹ thôi! Trao tay cho người khác bé sẽ cảm có cảm giác như bị chia lìa, bất an và sợ hãi. Đây là tâm lý chung của các bé khi bước sang giai đoạn nhận thức rõ người thân, người lạ. Tuy nhiên, nếu mẹ sợ bé khóc và luôn giữ con khư khư bên cạnh thì nỗi sợ hãi kia sẽ không được chấm dứt.
♦ Giúp con chiến thắng nỗi sợ hãi
Để bé cưng hết sợ người lạ và mẹ đỡ vất vả khi cứ phải kè kè bên con, việc tập cho con “hòa đồng” với mọi người xung quanh ngay từ nhỏ sẽ rất cần thiết. Lúc bé còn ẵm ngửa, thường xuyên để ông bà, cô dì, chú trong gia đình bế bé. Có dịp giao lưu với hàng xóm thì mẹ cũng nên cho con đi “hóng hớt” chuyện một chút nhé. Cứ như vậy bé sẽ dần quen và cảm thấy thích thú khi được tiếp xúc với mọi người.
Khi bé đã nhận thức rõ ràng đâu là người quen, người lạ cũng là lúc trở nên “khó tính” hơn. Việc mẹ trao bé cho ai khác khi mỏi tay hay cần làm gì đó sẽ khó khăn ngàn lần. Mẹ cần kiên nhẫn, cho con tiếp xúc từ từ, đầu tiên với những bé cùng lứa tuổi. Cũng đừng quên thường xuyên đưa bé tới chơi nhà họ hàng, đi công viên, mời người quen về nhà chơi (đặc biệt là những người vui vẻ, có khiếu hài hước, nịnh trẻ con giỏi).
Thấy con cười toét miệng khi được ai đó hỏi han, không ngại ngần theo các anh chị đi mua bánh kẹo chứng tỏ mẹ đã thành công với việc giúp con xua tan nỗi sợ rồi đấy.
Trí tưởng tượng của trẻ con rất phong phú, đa dạng. Hình ảnh mụ phù thủy, ma quỷ từ trong truyện cổ tích hay phim hoạt hình có thể bước ra ngoài đời thật bất cứ khi nào. Nhất là khi bé ở một mình vào buổi tối. Con ma không đầu luôn chầu trực đâu đó trong từng góc phòng, sẵn sàng nhảy bổ ra ăn thịt trẻ con, trong khi bé biết mình không đủ sức mạnh để chống lại.
Vì vậy mẹ dễ dàng nhận thấy bé khăng khăng không chịu ngủ một mình, trong giấc ngủ thường gặp ác mộng. Điều này không chỉ các bé 3-4 tuổi, bước sang tuổi teen, trẻ còn ám ảnh bởi con ma không có thực này.
♦ Làm gì để giúp con?
Người lớn, không nên tiêm nhiễm vào đầu óc non nớt của bé những lời dọa nạt như: “Con không ăn ngoan là mẹ gọi ông kẹ lại bắt con đó”, “mau ngủ đi không là con ma nó xuất hiện bây giờ”. Với lời dọa nạt như vậy mẹ muốn con ngoan ngoãn nghe lời. Vô hình chung hình tượng ma quỷ trở thành nỗi ám ảnh từ bữa ăn tới giấc ngủ của trẻ.
Tới giờ ngủ nếu bé cứ chui tọt vào phòng của ba mẹ, không chịu ngủ một mình vì sợ con ma xuất hiện. Đầu tiên mẹ cần đảm bảo mở đèn ngủ để có lượng ánh sáng cần thiết trong phòng bé. Bé sẽ yên tâm hơn khi không phải chống chọi với không gian tối tăm đầy ma mị.
Nên dắt con đi kiểm tra từng ngóc ngách mà bé cho rằng có con ma đang ẩn náu. Với biện pháp này bạn đã khẳng định được rằng: “Nhà mình tuyệt đối không có ma đâu con”. Bé vì vậy mà an tâm ngủ ngon lành.
Sắm cho con những người bạn gấu bông, thỏ bông, siêu nhân để bé ôm khi ngủ. Bé sẽ cảm thấy mình không đơn độc và luôn có người bảo vệ kề bên.
Khéo léo hỏi bé xem con ma con “thấy” nó như thế nào? Bạn giúp con phác họa ra giấy, sau đó có thể thêm cho nó một vài chiếc răng sún, một cái mũi đỏ… để con ma đáng sợ trở thành con ma vui vẻ, đáng yêu trong mắt và trí tưởng tượng của bé.
Sức đề kháng của trẻ nhỏ thường yếu nên các mẹ phải đưa con đi gặp bác sĩ như ăn cơm bữa cũng là chuyện đương nhiên. Tuy vậy, bé chẳng thể nào “quen” được. Cảnh tượng bé co rúm người lại, la khóc bám chặt lấy mẹ không còn lạ lẫm. Đơn giản vì bé sợ đau, sợ vị đắng ngắt của những viên thuốc.
♦ Làm gì để giúp con?
Chơi trò bác sĩ khám bệnh. Bằng cách sắm cho bé bộ đồ bác sĩ, ống nghe, cặp nhiệt độ. Để bé đóng vai bác sĩ khám bệnh cho mẹ. Hoặc hướng dẫn để bé chơi trò chơi này cùng các bạn của mình. Với cách này, bé sẽ thấy thân quen hơn với hình ảnh bác sĩ.
Mẹ cũng đừng quên có phần thưởng nho nhỏ cho bé khi con dần vượt qua nỗi sợ hãi này nhé.
Hẳn các mẹ từng trải qua hoặc cũng từng chứng kiến cảnh bé gào khóc, ăn vạ mỗi sáng đi mẫu giáo. Bé sợ bị bỏ rơi, sợ môi trường mới, sợ đàn anh đàn chị trong trường cắn. Có vô vàn điều khiến bé phải sợ chết khiếp!
♦ Làm gì để giúp con?
Lên lịch sinh hoạt, giờ giấc ăn, ngủ, nghỉ ở nhà giống với trường để bé quen nếp, tránh tình trạng bị xáo trộn đột khi tiếp xúc với môi trường mới.
Thường xuyên trò truyện và hướng con nghĩ tới những điều thú vị ở trường như: có nhiều bạn chơi cùng, có nhiều trò chơi, cô giáo hát và kể truyện hay như thế nào.
Liên lạc với cô giáo để biết thêm về những thay đổi của bé ở trường, kịp thời có những biện pháp can thiệp khi bé bị những bạn nhí cào, cắn.
Với những bé lớn hơn thường sợ tới trường vì bài vở. Bạn nên quan tâm tới phương pháp học của trẻ. Hãy cùng con học bài, khuyến khích động viên trẻ khi con trả lời đúng. Học hành tiến bộ trẻ sẽ không còn sợ tới trường nữa.
Bước sang tuổi teen, bé trai và bé gái sẽ có những thay đổi rõ rệt mà trước hết là trên cơ thể. Thân hình phổng phao, vùng kín xuất hiện những sợi lông tơ thật khó chịu! Ở bé gái, một vài giọt màu đỏ dính dưới quần khiến chúng không khỏi bối rối và sợ hãi.
Bé trai bỗng dưng đổi giọng, tối ngủ gặp phải giấc mơ kỳ kỳ. Chúng lo sợ không biết mình đang bị gì thế này. Đây là dấu hiệu đánh dấu bước ngoặt trưởng thành của trẻ. Nếu bạn không giúp trẻ hiểu, đa số chúng chỉ biết ấp ủ nỗi sợ kín đáo này trong lòng.
♦ Làm gì để giúp con?
Trẻ thường hay xấu hổ khi nhắc tới chuyện này, bạn nên tác động tế nhị để bé nói ra vấn đề đang gặp phải. Nếu là con trai, mẹ nên nhờ bố nói chuyện với trẻ. Là bé gái, dĩ nhiên mẹ sẽ thích hợp hơn ai hết.
Lứa tuổi này bạn đã có thể giải thích để con hiểu rằng những thay đổi đó là đương nhiên, ai cũng đều trải qua, không phải điều gì kinh khủng. Con sẽ có nhiều lựa chọn hơn cho những trang phục, kiểu tóc của mình, bạn hướng con tới điều tốt đẹp.
Bên cạnh việc giải thích, động viên con bạn cũng đừng quên giúp trẻ hiểu thêm về cách chăm sóc, vệ sinh thân thể, những thông tin về sức khỏe sinh sản cho con ngay từ bây giờ.
Nỗi sợ hãi là bản chất ở con người. Nếu như người lớn chúng ta sợ bệnh tật, sợ già, sợ chết đi thì trẻ con cũng có quyền sợ ma quỷ, bóng tối, thậm chí là con côn trùng nhỏ bé. Hãy tôn trọng và giúp con xua tan nỗi sợ nhất thời ấy để con được “ăn ngon ngủ yên” và để nỗi sợ ấy chỉ còn là kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ của con.
Marry Baby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.