Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/01/2022

Phát triển ngôn ngữ cho bé: Khả năng giao tiếp trong năm đầu đời

Phát triển ngôn ngữ cho bé: Khả năng giao tiếp trong năm đầu đời
Tai bé đã phát triển hoàn thiện để có thể nghe thấy khi còn là thai nhi 4 tháng tuổi nằm trong bụng mẹ. Từ giây phút chào đời, bé đã học cách giao tiếp với mẹ.

Phát triển ngôn ngữ cho bé trong năm đầu đời rất quan trọng đối với khả năng giao tiếp khi lớn lên của trẻ. Cùng tham khảo để biết về cách giúp con phát triển khả năng giao tiếp trong năm đầu đời mẹ nhé!

Phát triển ngôn ngữ của bé trong năm đầu đời như thế nào?

1. Bé từ 0 – 3 tháng tuổi

Khóc là cách thức đầu tiên và duy nhất mà bé giao tiếp với bạn trong suốt vài tuần lễ đầu đời. Bé sẽ khóc để báo hiệu đang đói, tè dầm hoặc khó chịu trong người. Càng lớn, bé sẽ bắt đầu biết phát ra những âm thanh không rõ ràng hay những nguyên âm như: a, ê, ư, ơ…

Mặc dù bé chưa biết nói hay chưa thực sự biết bập bẹ một từ nào nhưng kỹ năng ngôn ngữ của bé vẫn đang hình thành. Bé đang lắng nghe và tìm hiểu thế giới xung quanh. Bé có thể giật mình nếu nghe thấy một tiếng động lớn và ngoảnh đầu về hướng có tiếng nói của mẹ.

Bạn có thể giúp thúc đẩy sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của bé bằng cách hát hoặc kể chuyện cho bé nghe. Hãy thường xuyên trò chuyện thủ thỉ và cho bé tiếp xúc với nhiều loại âm thanh và âm nhạc khác nhau.

Phát triển ngôn ngữ cho bé

2. Từ 4 – 6 tháng tuổi

Trong 3 tháng tiếp theo này, ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của trẻ bắt đầu phát triển mạnh. Những âm thanh không rõ ràng giờ đây trở thành tiếng bi bô, bập bẹ. Bé có thể phát ra những phụ âm có một âm tiết như n, k, g, p, và b. Bé biết cười to và dĩ nhiên vẫn còn khóc để giao tiếp với mẹ.

Bạn có thể khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ bằng cách chơi đùa cùng bé thường xuyên hơn. Hãy gọi tên con khi bạn trò chuyện với bé. Hãy lặp đi lặp lại những âm thanh mà bé dùng để trò chuyện với bạn và khuyến khích bé bắt chước nói theo. Chiếc lúc lắc là món đồ chơi rất thích hợp với lứa tuổi này.

3. Từ 7 – 9 tháng tuổi

Bé vẫn tiếp tục nói bi bô và tiến bộ hơn trước với kiểu cách như thực sự bé đang trò chuyện. Bé có thể nói được hai âm tiết như mama, dada. Mặc dù những âm thanh này nghe rất giống như từ ngữ thật nhưng thực ra bé vẫn chưa có thể liên kết chúng với người hoặc sự vật thật sự bên ngoài. Bé sẽ tiếp tục nói bi bô để học thêm được càng nhiều âm thanh mới trong suốt khoảng thời gian này. Bé cũng bắt đầu hiểu chuyện nhiều hơn như các mệnh lệnh đơn giản (không, không được). Vốn từ vựng của bé giờ đây đã phong phú, bé có thể hiểu được khá nhiều từ.

Bằng cách chơi đùa cùng bé, bạn có thể khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ của con. Việc hát bài hát mô tả các bộ phận cơ thể như: đầu và vai, đầu gối, và ngón chân hoặc chơi trò chơi như “Bụng con nằm ở đâu?”, “Mũi con ở đâu nè?” “Ngón chân của con đâu mất tiêu rồi?” là một cách tuyệt vời để tăng cường kỹ năng ngôn ngữ của trẻ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ sơ sinh bị zona phải làm sao? Cách chữa zona cho trẻ như thế nào?

4. Từ 10 – 12 tháng tuổi

Trong 3 tháng cuối của năm đầu tiên, bạn có thể nghe bé nói từ đầu tiên. Khi được một tuổi, hầu hết mọi đứa trẻ có thể nói được từ 3 đến 5 từ. Ngoài việc biết nói, kỹ năng hiểu biết của bé về ngôn ngữ nói cũng bắt đầu phát triển. Bé có thể lắc đầu để diễn tả “không”, vẫy tay chào tạm biệt và làm theo vài mệnh lệnh đơn giản.

Bạn có thể khuyến khích bé nói chuyện thông qua các hoạt động đọc truyện, hát ru và chơi các trò chơi như là ú oà. Việc bặt chước những âm thanh của các loài động vật cũng là một cách khuyến khích bé tập nói.

Bé không nói được khi tròn một tuổi không có nghĩa là bé gặp vấn đề về ngôn ngữ, trừ phi có thêm những dấu hiệu chậm phát triển khác. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy lo lắng về vấn đề phát triển ngôn ngữ của con.

Phát triển ngôn ngữ và hành vi của trẻ từ 12 -24 tháng tuổi

Phát triển ngôn ngữ cho bé

Tạo vốn từ cho bé bằng cách lặp đi lặp lại. Khi bé lặp đi lặp lại một âm thanh nào đó để chỉ một món đồ, đó được coi là một “từ” mà bé có thể nói được. Ví dụ như bé luôn nói “su” mỗi khi đòi uống sữa thì tức là bé đã hiểu từ “su” này tượng trưng cho thứ nước màu trắng ngon lành đó. Do đó, hãy luôn sửa các phát âm của bé. Bạn có thể dạy cho bé cách phát âm bằng cách nói ra những điều mà bạn biết là bé đang ám chỉ: Con muốn uống sữa phải không?

Hãy để ý cách bé sử dụng hành động để giao tiếp. Việc bé giao tiếp bằng cử chỉ hay nét mặt cũng rất quan trọng. Ví dụ như khi bé nắm tay và dẫn bạn đến bên một món đồ chơi, hành động này có nghĩa là bé muốn nói: Con muốn chơi món đồ chơi này. Nếu con bạn biết truyền đạt ý muốn qua những hành động như thế này thì kỹ năng ngôn ngữ nói của bé rất có thể theo đó mà phát triển. Bạn có thể giúp bé bằng cách lặp lại “thông điệp” mà bé “gửi” đến bạn: “Con muốn mẹ chơi cùng con sao? Mẹ đến đây!”.

Bạn nói chuyện với con càng nhiều thì trẻ sẽ học được càng nhiều từ. Trẻ học được ngôn ngữ là từ bạn – người thầy đầu tiên và tốt nhất của trẻ.

Trẻ được học 2 ngôn ngữ cùng một lúc cũng có lợi. Đây là một cách tuyệt vời giúp xây dựng một mối quan hệ gần gũi giữa bé và cộng đồng hay văn hoá. Khi kỹ năng ngôn ngữ của trẻ phát triển, bố mẹ có thể kết hợp dạy tiếng mẹ đẻ và một ngoại ngữ khác như tiếng Anh chẳng hạn.

1. Trẻ có các hành vi thách thức liên tục

Cứ mỗi 3 tới 9 phút, các bậc bố mẹ lại phải đối phó với hành vi thách thức của trẻ.

2. Hành vi thách thức này có ý nghĩa gì?

Bé thường thử nghiệm những hành động khác nhau để xem phản ứng của bạn ra sao. Phản ứng của bạn ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy dỗ con cũng như cách cư xử của bé.

Đưa ra các quy tắc rõ ràng cũng là bước khởi đầu giúp bé hình thành tính cách đầu đời. Bé cần được nhắc nhở thường xuyên về những quy tắc nên hoặc không nên vì lúc này trí nhớ của bé vẫn đang trong giai đoạn phát triển. Ví dụ như bố mẹ nên nói với bé là “Hãy đặt các khối lắp ráp vào thùng” thay vì nói “Hãy dọn dẹp đồ chơi của con đi”.

Nhất quán. Ví dụ, cứ mỗi khi bé ném một món đồ chơi ra xa, bố mẹ có thể phạt bé bằng cách lấy lại và không cho bé chơi món đồ chơi đó nữa. Sau đó, hãy đưa lại cho bé để xem bé còn ném đồ chơi đi nữa không.

Kiên nhẫn và bình tĩnh. Tất cả đứa trẻ đều cần có thời gian “thử” các quy tắc. Vì thế càng kiên nhẫn và bình tĩnh trong cách phản ứng sẽ càng hiệu quả hơn trong việc dạy bé cách tự chủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Vì sao trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc khi ngủ?

Các bí quyết khác phát triển ngôn ngữ cho bé từ trong nôi

  • Đáp lại tiếng khóc: Hãy trả lời tiếng khóc, bằng cách nhìn vào mắt bé, gật đầu và nói những lời âu yếm. Bé sẽ biết rằng mình đang được lắng nghe, được sống trong một nơi an toàn, nơi mà các nhu cầu đều được đáp ứng. Người thân càng hiểu các tín hiệu của trẻ sẽ càng khích lệ trẻ giao tiếp.
    • Gọi tên sự vật nhiều lần: Dùng câu ngắn và luôn lặp lại ít nhất 2 lần với trẻ. Điều này giúp bé khắc sâu hơn trong trí nhớ, tạo dựng không gian ngôn ngữ cho trẻ, giúp trẻ liên kết từ tốt hơn để hiểu ý nghĩa của từ vựng.

  • Trực quan: Tập cho trẻ nhìn vào đồ vật thật, rồi nhìn vào miệng của mẹ khi phát âm, trẻ cần ghi nhớ khẩu hình để biết cách phát âm.
    • Âm nhạc: Những bài hát thiếu nhi rất có tác dụng trong giai đoạn hình thành ngôn ngữ từ 0-2 tuổi, không chỉ giúp bé dễ ngủ mà những bài hát sôi động còn giúp tăng vốn từ vựng, kích thích lòng ham thích giao tiếp ở trẻ. Mẹ tự hát càng tốt, rồi tập cho trẻ hát theo, điều ấy giúp trẻ thấy thân thuộc, gần gũi hơn với giai điệu và ca từ.
    • Đừng làm bé rối: Khi nghe mẹ nói chuyện, bé sẽ rất thích nói lại với mẹ, vì thế mẹ hãy nhớ chờ đợi sự phản hồi từ bé bằng cách nhìn vào mắt con trìu mến, yêu thương.
    • Mở rộng phạm vi giao tiếp: Đưa trẻ ra ngoài, đến những nơi mới mẻ như công viên, rạp xiếc, khu vui chơi, nhà người thân, cửa hàng… để trẻ làm quen với các tiếng nói lạ, ngôn ngữ phong phú trong cuộc sống. Tiếp xúc với càng nhiều hoàn cảnh mới, sự vật mới sẽ giúp mở rộng khả năng giao tiếp và phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

    Phát triển ngôn ngữ cho bé

    Cần tuân thủ những nguyên tắc gì?

  • Sử dụng ngôn ngữ chuẩn (cả trong ngữ điệu và ngôn từ), tránh dùng từ không hay, từ lóng trước mặt trẻ và không nói ngọng theo trẻ.
  • Độ phức tạp tăng dần: Đi từ dễ đến khó, từ cái thân thuộc đến cái ở xa, trừu tượng hơn.
  • Kiên nhẫn và kiên nhẫn: Cho dù bé chưa nói được hay chỉ mới ê a những từ vô nghĩa thì ba mẹ vẫn hãy luôn kiên nhẫn trò chuyện với con. Khi nói chuyện, bạn nên chọn những câu ngắn, đơn giản để dạy bé dễ tiếp thu.
  • Luôn khen ngợi, động viên khi trẻ nói được từ mới. Điều này sẽ giúp trẻ tự tin và hào hứng hơn, thích nói, thích học từ mới hơn.
  • Mức độ vitamin D của mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ

    Một nghiên cứu được thực hiện không tìm thấy mối liên quan giữa thiếu vitamin D trong thời kỳ mang thai và sự phát triển hành vi, nhưng họ đã tìm thấy sự suy giảm đáng kể trong ngôn ngữ giữa các nhóm trẻ được sinh ra.

    Nhóm phụ nữ có mức độ vitamin D thấp nhất trong suốt thai kỳ sẽ có con gặp khó khăn về ngôn ngữ vào độ tuổi lên 5 và lên 10 cao gấp 2 lần trở lên so với nhóm phụ nữ có mức độ vitamin D cao hơn.

    Kết luận cũng chỉ ra rằng, cung cấp đầy đủ vitamin D trong suốt thai kỳ có thể giảm nguy cơ trẻ kém phát triển hay gặp khó khăn về ngôn ngữ sau này.

    >>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ em uống nước dừa có tốt không? – 6 tác dụng của nước dừa đối với trẻ

    Bổ sung vitamin D khi mang thai

    Hầu hết, chúng ta bổ sung vitamin bằng sữa, sữa chua bổ dưỡng, nước trái cây, cá, phơi nắng hoặc uống viên bổ sung trực tiếp. Nếu bạn đang sống trong khu vực xa đường xích đạo, đang mang thai trong mùa đông và không được ăn hay uống các sản phẩm giàu vitamin D, bạn và em bé của bạn có thể bị thiếu.

    Việc thường xuyên phơi nắng 5 – 30 phút có thể giúp cơ thể hấp thụ đủ lượng vitamin D thiết yếu. Bạn cũng có thể xin ý kiến của bác sĩ nếu muốn bổ sung vitamin D theo cách khác.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    Nguồn tham khảo

    1. Language development: 3-12 months
    https://raisingchildren.net.au/babies/development/language-development/language-3-12-months
    Truy cập ngày 12/1/2022

    2. Language development in children: 0-8 years
    https://raisingchildren.net.au/babies/development/language-development/language-development-0-8
    Truy cập ngày 12/1/2022

    3. Language development: Speech milestones for babies
    https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/language-development/art-20045163
    Truy cập ngày 12/1/2022

    4. How do babies communicate?
    https://www.pregnancybirthbaby.org.au/learning-to-talk
    Truy cập ngày 12/1/2022

    5. Age-Appropriate Speech and Language Milestones
    https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=age-appropriate-speech-and-language-milestones-90-P02170
    Truy cập ngày 12/1/2022

    x