Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Phương pháp dạy con là vấn đề bố mẹ phải đối mặt khi con trẻ dần dần hình thành ý thức tiếp thu. Để chăm sóc, nuôi dạy con cái nên người, cha mẹ nên học hỏi, tham khảo phương pháp của các nền giáo dục nổi tiếng thế giới để rút ra các kinh nghiệm giáo dục phù hợp với trẻ.
Không dễ để nuôi nấng một đứa trẻ khôn lớn, nhất là khi chúng ta luôn bị ảnh hưởng từ lời khuyên của những người xung quanh. Ngay cả những nhà giáo dục, nhà tâm lý nổi tiếng cũng có nhiều quan điểm trái chiều.
Tuy nhiên, hầu hết mọi phong cách giáo dục nổi tiếng nhất đều có quan niệm chung rằng, trẻ em sẽ lớn lên tự tin và hạnh phúc nếu được trao cho sự tự do và tôn trọng cá nhân.
Bố mẹ sẽ không là người ở mãi bên cạnh con, sống thay con được. Nên ngay từ nhỏ, hãy giúp trẻ phát triển đúng theo bản chất tốt ở trẻ. Hãy tạo cho con một nền tảng vững chắc để chúng có khả năng độc lập, tự chủ, không phụ thuộc.
Vì thế, các phương pháp dạy con được nghiên cứu và cho ra đời trên toàn thế giới. Việc nuôi dạy trẻ có phương pháp không chỉ phát triển con về mặt sinh học mà quan trọng là mặt nhân cách.
Tuy nhiên, để tìm ra một phương pháp dạy con đúng đắn nhất, bố mẹ cần phải thấu hiểu con mình cảm nhận tính cách trẻ phù hợp với cách giáo dục nào!
Dưới đây là các phương pháp nuôi dạy trẻ đúng cách phù hợp với tâm lý trẻ, các bạn cùng tham khảo để nuôi dạy con phát triển tốt nhất nhé!
Phương pháp giáo dục Montessori do tiến sĩ người Ý Maria Montessori – một chuyên gia trong các lĩnh vực triết học, nhân văn học và giáo dục học, sáng lập.
Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ bằng việc học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Montessori tập trung thúc đẩy tiềm năng của trẻ bằng một môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở với các giáo viên được đào tạo bài bản về chuyên môn cùng với các giáo cụ học tập chuyên biệt…
Phương pháp dạy con Montessori hướng đến một môi trường thân thiện và cởi mở giữa người dạy và học. Đây là phương pháp giáo dục trẻ em duy nhất trên thế giới học tập thông qua các giáo cụ trực quan, với trẻ là trung tâm và giáo viên, bố mẹ đóng vai trò là người hướng dẫn.
Thay vì áp đặt con theo cách của mình, ba mẹ và thầy cô nên làm bạn, đồng hành cùng con, làm bạn với con. Trước khi phán xét việc trẻ làm đúng hay sai, chúng ta nên dạy con bằng cách làm mẫu. Đồng thời quan sát và đưa ra những gợi ý để bé tự phát triển khả năng của mình.
Đặc điểm nổi trội của phương pháp dạy con Montessori là nhấn mạnh đến vai trò của tính tự lập, tự do (trong khuôn khổ cho phép) trong việc hình thành nhân cách trẻ.
Montessori giúp trẻ trở nên hoạt bát, có thể tự chăm sóc bản thân và mọi người sớm. Thông qua môi trường này, bé tăng khả năng nhớ và tiếp thu kiến thức, giúp trẻ luôn muốn tìm tòi, học hỏi điều mới.
Thế giới đã công nhận rằng: “Người Do Thái có trí tuệ rất thông minh và sáng suốt”. Và điều này xuất phát phần lớn từ sự giáo dục từ nhỏ. Cách giáo dục con của người Do Thái đã góp 40% vào tỷ lệ người đoạt giải Nobel.
Người mẹ Việt yêu con theo cách bảo bọc. Còn những người mẹ Do Thái lại dành cho con sự khích lệ và nỗ lực. Đối với người mẹ Do thái, 3 không trong việc nuôi con đó là: không thỏa mãn trước, không thỏa mãn tức thời, không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con.
Hơn nữa, người Do Thái còn đặt ra cho mình một chỉ số AQ- chỉ số vượt khó. 20% IQ + 80% (AQ + EQ) = 100% thành công. (IQ: chỉ số thông minh, EQ: chỉ số cảm xúc). Các bậc phụ huynh quan tâm và cố gắng rèn luyện chỉ số này cho con, kể cả các gia đình quý tộc ở Israel.
Một điểm khác trong phương pháp dạy con là người Do Thái thúc đẩy trẻ giúp đỡ việc nhà. Đối với họ, đây là một kỹ năng sinh tồn cần thiết. Từ lúc con 2 tuổi đã có thể tự phục vụ bản thân.
Quan điểm này được củng cố theo 1 nghiên cứu của Tạp chí giáo dục Gia đình tại Israel. Tỷ lệ thất nghiệp của người không biết làm việc nhà cao hơn 15 lần người biết làm việc nhà. Thu nhập bình quân của họ cũng thấp hơn 20% so với người thạo việc gia đình.
Phương pháp giáo dục con của người Do Thái là một trong những sách nuôi dạy con mẹ cần đọc. Cuốn sách chia sẻ bí quyết trở thành thiên tài của người Do Thái. Trí tuệ phi thường của họ không tự nhiên mà có. Đó là nhờ một nền tảng giáo dục vững chắc từ cha mẹ từ nhỏ.
Bắt đầu từ giai đoạn mẫu giáo và đi học, trẻ em ở Nhật Bản đã được dạy cách đối nhân xử thế, cùng các chuẩn mực đạo đức và văn hóa. Cách dạy con của người Nhật chú trọng vào nuôi dạy phẩm chất đạo đức cho trẻ trước tiên.
Tại Nhật Bản, shitsuke – kỷ luật rất được cộng đồng tôn trọng. Bố mẹ Nhật dạy con tính kỷ luật từ rất sớm. Đây cũng là điểm tương đồng trong cách nuôi dạy trẻ của người Do Thái.
Tạo thói quen thỏa hiệp khi trẻ khóc sẽ khiến bé quen và ỷ lại. Bé sẽ có xu hướng quấy khóc khi muốn đòi hỏi việc gì đó.
Các hoạt động dã ngoại với bạn bè, gia đình cũng được chú trọng. Ngay từ khi trẻ lên 2 lên 3, cha mẹ đã cho trẻ tập đi bộ đều đặn. Chia nhỏ thành những bài tập cho trẻ đi bộ 10 mét, 20 mét.
Một điểm để phát triển trí não ở trẻ là không can thiệp khi trẻ đang tập trung làm gì đó. Lúc này, hãy để bé trôi theo dòng chảy tư duy của việc mà bé đang làm. Điều này được nghiên cứu là rất có lợi cho quá trình tư duy, phát triển não bộ bé.
Nếu các bé có mâu thuẫn hay xích mích, bố mẹ không nên thiên vị và phán xét đúng sai. Thay vào đó sẽ tìm cách khuyên nhủ, giúp đỡ cho các bé làm hòa với nhau.
Tôn trọng tối đa, nhưng đồng thời cũng hết sức kỷ luật. Từ nhỏ, đứa trẻ đã được dạy phải tuân thủ những quy tắc ứng cơ bản như: Tự ăn, tự chăm sóc mình nếu có thể, ăn uống, sinh hoạt đúng giờ, lịch sự nơi công cộng. Lúc con bắt đầu biết cầm, nắm để ăn, bố và mẹ hướng dẫn con mình cách tự xúc ăn.
Đứa bé có thể còn ngượng nghịu, lóng ngóng thậm chí cáu kỉnh và bỏ cuộc. Nhiệm vụ của bố mẹ là phải kiên trì, hết lần này tới lần khác, vừa hướng dẫn vừa khích lệ, thậm chí biến bữa ăn thành “trò chơi”, để con có thể tập cho đến khi biết tự ăn thành thạo.
Người Mỹ giúp con độc lập, dũng cảm bằng cách cho bé ngủ một mình, ngã phải tự đứng lên, muốn làm gì phải dựa vào chính mình. Trẻ được tạo điều kiện phát triển khả năng sáng tạo: Có thể tự làm đồ chơi, khi hư thì tự sửa.
Trẻ em có quyền tự do sắp xếp thời gian và quyết định thời gian. Cha mẹ tôn trọng, yêu thương nhưng không chiều con. Trước khi quyết định điều gì, họ hỏi ý kiến con. Trẻ em được học tự giác xếp hàng từ nhỏ, không ồn ào nơi công cộng.
Các bậc cha mẹ ở Mỹ không chỉ là người thầy tốt nhất của con mà còn là người bạn với con suốt cuộc đời. Họ yêu thương con nhưng cũng để cho con tự lập làm việc.
Họ có thể khóc khi con mình đạt được những thành tích trong học tập, trong trò chơi hay trong công việc nhưng cũng rất kiên quyết để con tự làm mọi việc. Cha mẹ Mỹ biết lúc nào nên dành tình yêu thương cho bé, lúc nào nên để bé tự lập làm việc.
Phương pháp dạy con này định hướng nuôi dạy trẻ trở thành người tự tin, cho chúng cơ hội được làm điều mình muốn và khám phá bản thân. Các ngôi trường áp dụng chương trình này không phân cấp và bắt trẻ làm bài kiểm tra, tuy nhiên trẻ vẫn cần vượt qua một số kỳ thi cơ bản.
Đặc điểm của chương trình giáo dục Waldorf:
Đây là phương pháp do nhà tâm lý học người Ý – Loris Malaguzzi đề xuất. Ông cho rằng, mỗi đứa trẻ có thể nói được hàng trăm ngôn ngữ, chúng diễn giải sự hiểu biết về thế giới theo vô vàn cách sáng tạo.
Thay vì gò bó con theo ngôn ngữ của mình, cha mẹ nên tôn trọng và lắng nghe con. Quan điểm chính của phương pháp dạy con Malaguzzi:
Trẻ em luôn học hỏi từ chính cuộc sống hàng ngày và cách hiệu quả nhất để dạy bọn trẻ là làm mẫu và đối xử với chúng theo cách mà bạn muốn chúng đối xử với người khác, bằng tình thương và sự thấu hiểu chứ không phải la mắng hay sử dụng các biện pháp kỷ luật.
Chắc bạn sẽ thắc mắc làm sao trẻ có thể học cách không mắc lại sai lầm cũ nếu bạn không phạt chúng ở lần sai đầu. Bạn luôn cho rằng phải phạt bọn trẻ để dạy cho chúng một bài học. Thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng hình phạt với trẻ sẽ tạo ra những hành động sai trái hơn.
Khi bị phạt, trẻ sẽ cảm thấy tức giận và trở nên phòng thủ với mọi thứ xung quanh. Một loại hormone có tên là adrenalin sẽ nhấn chìm bọn trẻ trong cảm giác muốn chiến đấu thay vì hòa bình, hợp tác. Trẻ sẽ sớm quên những hành động xấu khiến chúng bị phạt và tạo cảm giác sợ hãi, muốn che đậy ở trẻ.
Thay vì phạt trẻ, bạn hãy quan tâm, yêu thương và trở thành những tấm gương để chúng noi theo. Khi đó, trẻ sẽ chấp nhận những quy tắc chúng ta đưa ra một cách dễ dàng hơn.
Dưới đây là những bí quyết giúp bạn uốn nắn con trẻ trở thành người ngoan ngoãn, trưởng thành từ bé mà không cần đòn roi hay hình phạt:
Đó cũng là một điểm bọn trẻ sẽ học từ bạn. Đừng hành động nóng vội khi đang tức giận hay chán nản. Hãy hít thở thật sâu, đợi đến khi bạn bình tĩnh hơn và làm chủ được tình hình.
Bạn phải hiểu rằng khi bọn trẻ nóng giận thì chúng không thể học được gì. Thay vì giảng giải, hãy đưa chúng đến một nơi yên tĩnh, giúp chúng bình tĩnh lại. Đó không phải là một hình phạt mà là một cơ hội để bạn hiểu con hơn.
Nếu trẻ vẫn tỏ ra sợ hãi và hoảng sợ, đừng cố giải thích về lỗi lầm của con. Thay vào đó, bạn hãy tạo cho trẻ một cảm giác an toàn và được yêu thương. Sau đó, khi con cảm thấy bình tĩnh hơn, bạn có thể gần gũi con và nói cho con hiểu vấn đề.
Lấy ví dụ như việc tập ngồi bô, bạn sẽ phải giúp con ở những lần đầu. Nhưng khi con đã làm nhiều lần, chúng sẽ tự tin hơn và có thể tự làm. Điều này cũng tương tự như khi bạn dạy con nói lời Cảm ơn, Đợi đến lượt, Không làm quên đồ, Làm bài tập về nhà và nhiều điều khác nữa.
Tạo thói quen là một điều rất quan trọng giúp trẻ xây dựng những kỹ năng cơ bản, giúp hình thành tính cách. Bạn có thể nổi điên với việc trẻ liên tục quên áo khoác nhưng việc la mắng không giúp trẻ ghi nhớ.
Trước khi bạn đưa ra những hướng dẫn hay yêu cầu đối với con, hãy cho trẻ thời gian để làm quen, đánh thức ham muốn học hỏi từ trẻ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ cư xử sai khi chúng cảm thấy tiêu cực về bản thân và không có sự kết nối với người xung quanh.
Ví dụ:
Tất nhiên bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào một vài quy tắc nhưng bạn cũng cần quan tâm đến cảm xúc của trẻ. Khi trẻ cảm thấy được hiểu, chúng sẽ chấp nhận những nguyên tắc dễ dàng hơn.
Hãy hướng dẫn trẻ bài học này thật sớm để bạn có thể truyền tải những thông điệp của bản thân một cách dễ dàng nhất. Ví dụ như việc bạn dùng khăn giấy lau sạch sữa đổ của con, không phàn nàn và không xấu hổ.
Khi trẻ lớn hơn, chúng sẽ bình tĩnh khi xử lý những cơn cáu giận với các em. Tấm gương về sửa lỗi và xin lỗi sẽ giúp con học một cách nhanh nhất.
Hãy nhớ rằng tất cả các hành vi sai trái cũng là một cách ứng xử theo một nhu cầu chính đáng nào đó (mặc dù sai). Khi con hành động sai, chúng cũng có những lý do riêng. Lúc đó, bạn nên quan sát xem có phải trẻ đang cáu vì thiếu ngủ hay vì một lý do nào đó không.
Hãy trò chuyện với con hoặc cho trẻ thời gian riêng để khóc và giải phóng cảm xúc xáo trộn bị kìm nén. Sau khi trẻ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản trên, chúng sẽ hiểu và dừng những hành vi sai trái.
Hãy tắt điện thoại, máy tính và trò chuyện với con để nghe con thủ thỉ những điều thầm kín nhất. Khi bạn trở thành một người bạn của trẻ, chúng sẽ dễ hợp tác hơn.
Trong thời buổi mà thế giới thay đổi đến chóng mặt, các ông bố, bà mẹ đôi khi không bắt kịp. Trẻ có thể tiếp cận với nhiều thông tin và trở nên độc lập hơn.
Đây là lúc phụ huynh phải thật tỉnh táo, dù không thể áp đặt con bất cứ điều gì nhưng phải đảm bảo chức năng của một người đỡ đầu, hướng dẫn. Hãy dành nhiều thời gian tìm hiểu các bí quyết dạy con, phương pháp dạy con phù hợp nhất để giáo dục trẻ trở thành một công dân tốt và thành công trong xã hội nhé!
Trung Kiên
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.