Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Xuân An
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 21/04/2014

“Căn bệnh 421” làm hư con trẻ

“Căn bệnh 421” làm hư con trẻ
Sự tập trung hết tình yêu thương, quan tâm chăm sóc thái quá và quá nuông chiều con cháu của những người lớn đã vô tình biến thành “liều thuốc độc” khiến cho đứa trẻ trở nên khó bảo và không tự quyết mọi vấn đề khi lớn lên.

Tại sao gọi là “căn bệnh 421”?

Ngày nay nhiều gia đình thường sinh ít con để có điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng đứa trẻ tốt nhất. Điều này không có gì sai trái bởi trẻ sinh ra nếu nhận được sự quan tâm đầy đủ của cha mẹ, ông bà và những người xung quanh chắc chắn sẽ là đứa bé hạnh phúc. Thế nhưng trên thực tế đã xuất hiện “căn bệnh 421” mà nguyên nhân là do chính những người xung quanh bé.

“Căn bệnh 421″ là hiện tượng mà cả gia đình có ông bà nội ngoại, bố mẹ hoặc thậm chí là nhiều thế hệ hơn chỉ tập trung chăm sóc một đứa trẻ. Sự quan tâm và nuông chiều thái quá của cha mẹ, ông bà cũng như những người xung quanh khiến cho đứa trẻ cảm thấy mình là “cái rốn của vũ trụ”. Và từ đó, đứa trẻ hay nhõng nhẽo, ỷ lại và không có ý thức tự lập. Điều đó ngay từ nhỏ sẽ tạo thành một thói quen xấu khi lớn lên khiến đứa trẻ không có suy nghĩ tích cực và không tự mình xử lý mọi vấn đề.

Dẫu biết cha mẹ nào cũng thương yêu con cái nhưng cách yêu thương con như thế nào cũng rất quan trọng. Nhiều ông bà, cha mẹ vì thương con, thương cháu nên cứ nghĩ rằng dành tất cả tình thương cho con, cho con những gì ngon nhất, tốt nhất, an nhàn nhất là cách thương con mà không biết rằng đã vô tình làm hư con cháu. Đến khi con đã lớn mà vẫn ỷ lại hoặc trở nên ngang ngược, lúc ấy có hối hận cũng đã muộn.

qua nuong chieu con 2
Thương con không đúng cách sẽ trở thành hại con

Làm sao để tránh “căn bệnh 421”?

Người Do thái là một trong những dân tộc được xem là thông minh nhất thế giới. Đặc biệt những đứa trẻ Do Thái đều tự lập từ nhỏ và có khả năng giải quyết vấn đề rất tốt. Điều đó có được là do ngay từ khi sinh ra, trẻ em của dân tộc này đã được giáo dục rất khắt khe. Một trong những lời khuyên mà các chuyên gia Do Thái dành cho các bà mẹ khi nuôi dạy con cái là: Không thỏa mãn trước; Không thỏa mãn tức thời; Không thỏa mãn quá mức yêu cầu của con. Nghĩa là trước những yêu cầu của con, các bậc cha mẹ phải thật bình tĩnh và nghe đứa trẻ giải thích về sự cần thiết của món đồ đó. Nếu bạn cảm thấy những lời giải thích của con trẻ là hợp lý thì có thể mua cho con nhưng phải kèm theo điều kiện để đứa trẻ biết là để có món đồ đó mình cần phải làm gì. Ví dụ như bạn có thể nói: “Vì hôm nay con ngoan nên mẹ sẽ mua món đồ đó cho con” hay “Nếu con cố gắng hơn thì mẹ sẽ mua cho con những món đồ khác nữa”.

Trong việc giáo dục con cái cần có sự thống nhất giữa bố mẹ và ông bà nội ngoại hai bên. Không nên có những cách ứng xử quá khác nhau vì như thế sẽ khiến cho đứa trẻ biết là nếu bị người này “bỏ rơi” thì vẫn còn chỗ khác để dựa vào.

Trong việc giáo dục con, bạn không nên nuông chiều con nhưng cũng không nên áp đặt bắt con phải làm những điều mà bé không muốn. Bạn nên chia sẻ và tìm hiểu xem bé thích gì, muốn gì? Bạn có thể khuyến khích bé làm những điều ấy một cách tự lập mà không cần sự trợ giúp từ bạn. Cách nuôi dạy con này chắc chắn sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và rất có ích khi bé lớn lên và phải giải quyết những tình huống khó khăn.

Thương con cái không phải là điều sai trái nhưng thương theo cách nào thì các bậc ông bà cha mẹ phải tỉnh táo để bé trưởng thành tốt nhất nhé.

Phan Anh

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x