Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 03/12/2013

Sự phát triển của bé từ 18 đến 24 tháng tuổi

Sự phát triển của bé từ 18 đến 24 tháng tuổi
Đây là giai đoạn rất thú vị với cả bố mẹ lẫn bé vì bé bắt đầu biết nói và còn nói nhiều nữa là đằng khác. Hơn nữa, trẻ còn bắt đầu biết tưởng tượng và "giả bộ". Đây là một bước tiến lớn trong sự phát triển của bé, khiến cuộc sống thêm phần thú vị và vui tươi.
Sự phát triển của bé từ 18 đến 24 tháng tuổi
Một trong những điểm nổi bật trong sự phát triển của bé giai đoạn này là bé bắt đầu biết tưởng tượng

Bé biết làm gì Mẹ xử trí ra sao

Mỗi ngày con học thêm nhiều từ mới.

  • Con có thể nói được 50 đến 100 từ mới trước khi tròn 2 tuổi.
  • Thậm chí con còn biết ghép 2 từ với nhau để tạo thành một câu hoàn chỉnh.

Hãy chuyển những từ hay cụm từ của bé thành một câu hoàn chỉnh. Ví dụ, khi bé nói: “Sữa”, bạn có thể lập lại ý của bé bằng: “Con muốn uống sữa mẹ ơi”.

Khi đọc truyện tranh cho bé nghe, bố mẹ có thể vừa đọc vừa trò chuyện với bé về nội dung của truyện, như đặt câu hỏi về hình ảnh, con vật, màu sắc trong truyện

Con cần được bố mẹ hướng dẫn để học cách kiểm soát bản thân.

  • Con biết là con không được phép làm một việc nào đó (bò ra khỏi nhà, chơi dao, kéo…) nhưng con vẫn không thể kiểm soát được cảm xúc và hành động của con.
  • Con sẽ la khóc, “làm mình làm mẩy” khi không làm được điều gì đó. Bố mẹ hãy kiên nhẫn hơn với con nhé!
Biến những cảm xúc của bé thành từ ngữ. Mẹ biết con không vui khi mẹ tắt TV. Nhưng bây giờ tối rồi, chúng ta sắp đi ngủ. Hay là mẹ con mình cùng đọc truyện một chút trước khi lên giường ngủ nhé!

Con bắt đầu biết tưởng tượng

  • Con biết “giả bộ” đút cho búp bê ăn, hệt như khi mẹ cho con ăn.
  • Khi chơi với chiếc xe đồ chơi, con biết “giả giọng” tiếng xe nổ máy “brừmmm brừmmm”

Hãy biết “giả bộ” khi chơi với bé. Bạn có thể “giả” làm chú cún con, biết sủa “gâu gâu” và chạy theo một quả banh đang lăn.

Tạo điều kiện cho trí tưởng tượng của bé phát triển bằng những món đồ chơi như quần áo cho búp bê, con thú đồ chơi, khối lắp ráp, bộ đồ chơi bán đồ hàng.

Con là nhà khoa học “nhí’, luôn thích thử nghiệm và khám phá!

  • Con thích xếp lại rồi dở ra, đóng lại rồi mở ra để xem mọi thứ hoạt động ra sao.
  • Con còn biết phân loại đồ vật theo màu sắc, hình dáng, kích thước… Con biết xếp xe lửa để riêng với xe hơi.

Giúp bé tập sắp xếp, phân loại. Ví dụ như khi phân loại quần áo, bố mẹ có thể chỉ bé cách phân loại áo để riêng một chồng và vớ để riêng thành một chồng khác.

Khuyến khích bé khám phá thế giới xung quanh. Có thể cho bé chơi nghịch cát ngoài trời (trộn cát với nước, nén vào một cái khuôn rồi lấy ra để làm bánh)…

Con có thể xử lý được tình huống khéo léo hơn trước

  • Con biết thổi cho nguội thức ăn khi mẹ nói rằng đồ ăn còn nóng hoặc con biết tự mặc áo khoác.

Giúp bé xử lý tình huống, tránh làm thay bé. Bé càng làm nhiều thì càng học hỏi được nhiều điều.

Chơi các trò chơi cần phải sử dụng đến kỹ năng giải quyết vấn đề. Ví dụ cho bé các khối lắp ráp để bé tự xây nhà cao tầng hoặc chơi xếp hình bằng 3-4 mảnh ghép.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x