Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/04/2024

Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt

Sự phát triển của bé sẽ đánh giá sữa mẹ như thế nào là tốt
Đã có nhiều lý giải về dưỡng chất và lợi ích mà sữa mẹ mang lại cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng để có được nhận xét đúng nhất về sữa mẹ thế nào là tốt thì chính sự phát triển của trẻ mới là thước đo chính xác nhất để đánh giá.

Sữa mẹ thế nào là tốt? Sữa mẹ tốt là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho trẻ sơ sinh, với độ an toàn cao và cung cấp hàm lượng dưỡng chất tốt cho hệ miễn dịch của trẻ. Vì thế, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng sữa mẹ là một trong những cách bảo đảm sức khỏe và khả năng phát triển của trẻ sơ sinh hiệu quả nhất.

3 lợi ích khi nuôi con bằng sữa mẹ

Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng, thời gian trẻ được cho bú sữa mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tối đa của trẻ về nhận thức nói chung và ngôn ngữ nói riêng. Không những vậy, sữa mẹ còn giúp mang đến 3 tiêu chuẩn vàng:

  • Hỗ trợ hệ miễn dịch khỏe mạnh: Sữa mẹ cung cấp các kháng thể tự nhiên như Alpha-lactalbumin, HMO, cùng các axit béo giúp bé xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh và bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ bệnh tật. Không những vậy, sữa mẹ còn giúp trẻ giảm nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn, béo phì, đái tháo đường típ 1, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, viêm tai giữa.
  • Hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng: Với các chất béo tự nhiên có cấu trúcđặc biệt, sữa mẹ rất dễ tiêu và dễ hấp thu, nhờ đó hạn chế tình trạng nôn trớ và ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
  • Hỗ trợ phát triển trí não: Sữa mẹ có chứa các dưỡng chất cần thiết nhất cho sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng trẻ bú mẹ sẽ thông minh hơn khi lớn lên.

Sự phát triển của trẻ là thước đo chất lượng sữa mẹ

Nhìn vào sự phát triển của trẻ, ta có thể đánh giá được sữa mẹ có tốt hay không. Bởi sữa mẹ không chỉ là nguồn cung cấp dưỡng chất mà còn giúp trẻ xây dựng hệ miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật và tạo nền tảng cho sự phát triển não bộ.

6 tuần đầu tiên

3 – 4 ngày sau sinh là giai đoạn sữa non phát huy tác dụng, giúp ổn định lượng đường trong máu, khởi động hệ tiêu hóa và “đặt nền móng” cho phát triển não bộ cho trẻ. Trong 6 tuần tiếp theo, hệ miễn dịch của trẻ sẽ được củng cố bởi các dưỡng chất từ sữa mẹ, ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa… Do đó, nếu trẻ phát triển bình thường và không bị bệnh chứng tỏ sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất kháng thể cho trẻ.

Từ 6 tuần – 4 tháng

Dù giai đoạn sữa non đã qua, nhưng trong giai đoạn này, một nguồn sữa mẹ tốt vẫn sẽ giúp trẻ hạn chế nguy cơ dị ứng thức ăn. Không chỉ vậy, duy trì việc cho con bú sữa mẹ 3 – 4 tháng còn giúp trẻ giảm nguy cơ hen suyễn, nhiễm trùng và vấn đề về tiêu hóa.

Sự phát triển của trẻ là thước đo hoàn hảo cho chất lượng sữa mẹ

Từ 4 – 9 tháng

Nuôi con bằng sữa mẹ liên tiếp trong 6 tháng sau sinh:

  • Giúp trẻ giảm nguy cơ nhiễm trùng tai – mũi – họng.
  • Giúp trẻ có khả năng chống lại các bệnh tự miễn và dị ứng hô hấp. Giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu đến 19%.
  • Phát triển khả năng nhận thức, vận động, cảm xúc và hành vi.

Khi cho trẻ bú sữa mẹ đến 9 tháng, trẻ sẽ được phát triển thể chất để trở nên năng động và độc lập hơn.

Giai đoạn 9 – 12 tháng

Nuôi con bằng sữa mẹ từ 9 – 12 tháng còn mang lại cho trẻ những lợi ích lâu dài về sức khỏe như:

  • Giảm nguy cơ thừa cân
  • Hạn chế rủi ro mắc các bệnh tim mạch khi trưởng thành
  • Tăng cường sức khỏe răng miệng
  • Phát triển ngôn ngữ
  • Hỗ trợ định hình vòm miệng và đường hô hấp.

Từ 12 tháng trở đi

Sữa mẹ có khả năng tự điều chỉnh để phù hợp với quá trình phát triển của trẻ. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn không nên vội cai sữa khi con mới một tuổi.

Qua những chia sẻ trên, hi vọng bạn đã hiểu hơn về lợi ích của sữa mẹ cũng như tầm quan trọng của việc cho bé bú mẹ. Tuy nhiên, trong trường hợp không thể cho bé bú vì một lý do nào đó, bạn cũng đừng quá lo lắng. Hãy cân nhắc nhờ đến sự hỗ trợ từ các giải pháp dinh dưỡng thay thế phù hợp để giúp bé nhận được nguồn dinh dưỡng tốt nhất.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

Breastfeeding: https://www.who.int/health-topics/breastfeeding#tab=tab_1. Ngày truy cập: 30/08/2022.

The Effect of Breastfeeding on Intelligence Quotient and Social Intelligence Among Seven- to Nine-Year-Old Girls: A Pilot Study: https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fnut.2022.726042/full. Ngày truy cập: 30/08/2022.

Infant and young child feeding: https://www.who.int/news-room/fact-sheets/detail/infant-and-young-child-feeding. Ngày truy cập: 30/08/2022.

The Long-Term Public Health Benefits of Breastfeeding: https://journals.sagepub.com/doi/abs/10.1177/1010539515624964?journalCode=apha. Ngày truy cập: 30/08/2022.

Breastfeeding Your Baby: Breastfeeding – Simply the Best: https://www.health.ny.gov/publications/2961/. Ngày truy cập: 30/08/2022.

The Effect of Breastfeeding on the Cognitive and Language Development of Children Under 3 Years of Age: Results of ‘Balochistan-Early Childhood Development Project: https://www.hilarispublisher.com/open-access/the-effect-of-breastfeeding-on-the-cognitive-and-language-development-ofchildren-under-3-years-of-age-results-of-balochistanearly-2329-9126-1000305.pdf. Ngày truy cập: 30/08/2022.

The Benefits of Breastfeeding: A Timeline for the Ages: https://lactationnetwork.com/blog/the-benefits-of-breastfeeding-a-timeline-for-the-ages/. Ngày truy cập: 30/08/2022.

Types of Breast Milk: https://www.lifespan.org/centers-services/noreen-stonor-drexel-birthing-center/breastfeeding-basics/types-breast-milk. Ngày truy cập: 30/08/2022.

Breast Milk Color and How It Changes: https://www.verywellfamily.com/the-colors-of-breast-milk-431984. Ngày truy cập: 30/08/2022.

What Is Rusty Pipe Syndrome?: https://www.verywellfamily.com/rusty-pipe-syndrome-431996. Ngày truy cập: 30/08/2022.

Leaking from your nipples: https://www.nhs.uk/pregnancy/related-conditions/common-symptoms/leaking-nipples/. Ngày truy cập: 30/08/2022.

The Science of Breastfeeding and Brain Development: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5651963/. Ngày truy cập: 08/09/2022.

x