Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 10/12/2023

Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Táo bón ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Thông thường, táo bón ở trẻ em là cách cơ thể bé phản ứng với chế độ ăn uống không phù hợp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bé bị táo bón lại là "báo hiệu" của một bệnh lý nào đó. Mẹ nên lưu ý những trường hợp sau đây nhé!

Tình trạng táo bón ở trẻ em rất phổ biến, một phần do sữa mẹ, một phần do thực phẩm và một số yếu tố khác. Táo bón có thể là một tình trạng bình thường nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó mà trẻ gặp phải.

Táo bón ở trẻ em
Những trường hợp táo bón ở trẻ em do bị chứng khó đại tiện thường có thể tự khỏi trong 2 tháng đầu tiên sau sinh

1.3 Nguyên nhân trẻ táo bón do phình đại tràng bẩm sinh

Phình đại tràng (bệnh Hirschsprung) là một căn bệnh khá hiếm gặp; chỉ có 1 trong 5.000 bé sinh ra mắc bệnh này; và thường phổ biến hơn ở các bé trai. Những bé mắc bệnh này thường là do thiếu một số dây thần kinh và cơ trong ruột già nên không thể co lại và đẩy phân ra ngoài.

Thông thường, trong vòng 48 giờ sau sinh và trước khi cho bé xuất viện; các bác sĩ thường đợi bé đại tiện lần đầu tiên để có thể chẩn đoán căn bệnh này một cách sớm nhất.

Tuy nhiên, trong những trường hợp nhẹ hơn, bé có thể “đẩy” một ít phân ra ngoài; nên có thể rất khó phát hiện, kể cả sau khi bé lớn hơn. Một khi vấn đề được chẩn đoán, bác sĩ sẽ phẫu thuật loại bỏ những phần của ruột thiếu dây thần kinh cần thiết.

1.4 Nguyên nhân khác gây tình trạng táo bón ở trẻ em

Táo bón ở trẻ em có thể do:

  • Trẻ em tự bỏ qua ham muốn đi vệ sinh.
  • Không ăn đủ chất xơ.
  • Không uống đủ nước (đối với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi thì do không đủ sữa mẹ).
  • Bắt đầu tập ăn dặm; hoặc đang trong giai đoạn chuyển từ sữa mẹ sang sữa công thức (trẻ sơ sinh).
  • Những thay đổi về môi trường, chẳng hạn như du lịch; bắt đầu đi học; hoặc các sự kiện căng thẳng.
  • Táo bón ở trẻ em có thể do trẻ chưa sẵn sàng để tập đi vệ sinh: Bé đang học cách kiểm soát nhu động ruột của mình; hoặc bé đã từng đi tiêu đau đớn trước đó và muốn tránh chúng.

>> Mẹ xem thêm: Màu sắc phân của trẻ sơ sinh thế nào là bình thường?

2. Dấu hiệu bệnh táo bón ở trẻ em

dấu hiệu trẻ sơ sinh bị táo bón
Táo bón ở trẻ em sơ sinh sẽ có dấu hiệu mẹ có thể quan sát được

Táo bón ở trẻ em sẽ có những biểu hiện sau đây:

  • Đi đại tiện ít hơn bình thường (khoảng dưới 3 lần một tuần).
  • Bé bị đau bụng, đau hậu môn và căng thẳng khi đi đại tiện.
  • Bé chán ăn, đau bụng, bụng căng chướng khó chịu.
  • Bé đi đại tiện ra phân khô, cứng, tỏn mỏn như phân dê.
  • Bé sợ đi đại tiện, mỗi lần nhìn thấy bô và bồn cầu thì không muốn ngồi vào.
  • Có cảm giác đi tiêu chưa hết phân.
  • Phân của trẻ có thể lẫn máu do nứt hậu môn.
  • Phân có mùi khó chịu.

Hãy liên hệ với bác sĩ nhi khoa trước khi cho trẻ em uống thuốc nhuận tràng; hoặc thuốc xổ để điều trị táo bón.

4. Khi nào nên cho trẻ em bị táo bón đi bác sĩ?

Mẹ hãy đưa bé đi thăm khám bác sĩ nhi khoa nếu bất kỳ điều nào sau đây xảy ra:

  • Trẻ em bị táo bón trở nên cáu gắt và có vẻ như đang bị đau dạ dày. Trẻ sơ sinh sẽ co chân lên bụng; khóc khi bị đau.
  • Em bé bị táo bón và nôn mửa; và bụng của trẻ em sơ sinh trông giống như bị đầy hơi hoặc bị phình.
  • Mẹ thấy máu trong phân của trẻ sơ sinh.
  • Tình trạng táo bón của trẻ em không thuyên giảm; dù đã được can thiệp với nhiều biện pháp.

Táo bón là căn bệnh truyền kiếp của các thế hệ trẻ em; tuy vậy không phải mẹ bỉm sữa nào cũng nắm rõ để cảnh giác. Táo bón lâu ngày khiến trẻ biếng ăn, khó chịu; gây hại cho tiêu hóa và sự hấp thụ chất dinh dưỡng từ đó khiến trẻ khó tăng cân cũng như phát triển trí thông minh tốt nhất.

Do đó, mẹ luôn cần cảnh giác với căn bệnh táo bón ở trẻ em để giúp bé yêu có hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Những chia sẻ trong bài viết này của MarryBaby hy vọng sẽ hữu ích với các mẹ trong việc chăm sóc con nhỏ trong những năm đầu đời của bé nhé.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. What are the signs of infant constipation? And what’s the best way to treat it?
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/expert-answers/infant-constipation/faq-20058519
Ngày truy cập: 11.12.2023

2. How Can I Tell If My Baby is Constipated?
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/diapers-clothing/Pages/Infant-Constipation.aspx
Ngày truy cập: 11.12.2023

3. Constipation: Infant
https://www.nationwidechildrens.org/conditions/constipation-infant
Ngày truy cập: 11.12.2023

4. Constipation in babies
https://www.pregnancybirthbaby.org.au/constipation-in-babies
Ngày truy cập: 11.12.2023

5. Constipation
https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/constipation/
Ngày truy cập: 11.12.2023

6. Constipation in infants and children
https://medlineplus.gov/ency/article/003125.htm
Ngày truy cập: 11.12.2023

x