Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Bùi Nguyễn Ngọc Vy
Cập nhật 11/10/2022

Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ

Thứ tự mọc răng của bé và lời khuyên chăm sóc từ bác sĩ
Mọc răng đánh dấu bước trưởng thành lớn của bé từ sau khi sinh. Đây cũng là giai đoạn bé chuyển từ ăn dặm thức ăn lỏng sang đặc. Bé sẽ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, nóng sốt và đôi khi mọc răng trễ hoặc sớm hơn các bạn đồng trang lứa.

Trước khi tìm hiểu thứ tự mọc răng của bé, bạn cần biết khi nào bé mọc răng và những dấu hiệu trẻ mọc răng.

Thứ tự mọc răng của bé bắt đầu trong giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi với răng sữa mọc trước. Đến sinh nhật 3 tuổi, bé sẽ có một hàm răng hoàn thiện với 20 chiếc răng sữa xinh xinh. Trong thời gian này, bố mẹ cần quan tâm chăm sóc kỹ để bé có một hàm răng khỏe đẹp khi trưởng thành.

1. Khi nào bé bắt đầu mọc răng?

Thứ tự mọc răng của bé như thế nào? Thông thường, những chiếc răng đầu tiên sẽ mọc từ lúc bé 6 tháng tuổi tới 1 tuổi. Nhưng cũng có trường hợp bé mọc răng rất sớm; trước khoảng thời gian thông thường. Có trường hợp mọc sớm thì cũng có trường hợp bé mọc răng chậm. Có bé dù đã hơn 1 tuổi nhưng vẫn chưa có chiếc răng nào nhú mọc và cũng chưa có dấu hiệu sắp mọc răng.

thứ tự mọc răng của bé 2
Thứ tự mọc răng của bé: Thông thường trẻ sẽ bắt đầu mọc hai răng cửa hàm dưới đầu tiên

Điều này các mẹ không cần phải lo lắng nhiều. Rất có thể đây chỉ là do nguyên nhân cấu trúc răng hoặc do di truyền nên bé chậm mọc răng hơn những trẻ cùng trang lứa mà thôi. Dù mọc răng sớm, muộn hoặc mọc đúng thời gian thì thứ tự mọc răng của bé trên hai hàm đều như nhau, vẫn theo một trật tự nhất định.

2. Dấu hiệu trẻ mọc răng

Nếu mẹ đã biết thời gian nào bé mọc răng thì hãy cùng tìm hiểu những dấu hiệu trẻ mọc răng dưới đây.

  • Chảy dãi: Mọc răng sẽ kích thích chảy nước dãi.
  • Cằm nổi mẩn: Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cả cổ gây ra nổi mẩn. Bố mẹ cần chú ý để chăm sóc là da trẻ tốt hơn.
  • Ho: Việc có quá nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc.
  • Thích nhai cắn: Áp lực khi những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay. Hãy chọn đồ chơi mềm cho trẻ để hạn chế tổn thương nướu của trẻ.
  • Chán ăn: Sự khó chịu sẽ khiến trẻ muốn được dỗ dành bởi ti mẹ hay núm vú giả nhưng khi ngậm vào, chúng lại khiến cơn đau của trẻ trở nên khó chịu hơn. Lâu dần sẽ dẫn đến chán ăn.
Biếng ăn
Bên cạnh tìm hiểu thứ tự mọc răng của bé, mẹ cần biết dấu hiệu bé mọc răng

3. Lịch và thứ tự mọc răng sữa của trẻ

Trẻ mọc răng nào trước? Trong 3 năm đầu đời, bé sẽ phát triển 5 loại răng khác nhau theo thứ tự như sau:

  • Răng cửa trung tâm (răng cửa)
  • Răng cửa bên (giữa răng cửa và răng nanh)
  • Răng hàm đầu tiên
  • Răng nanh (bên cạnh răng hàm phía trước)
  • Răng hàm thứ hai

Trẻ mọc răng nào trước? Thông thường, trẻ sẽ mọc răng cửa dưới (răng cửa trung tâm) đầu tiên. Đôi khi răng cửa của bé có thể mọc hơi lệch một chút. Đây là điều bình thường không đáng lo ngại.

3.1 Thứ tự mọc răng sữa của bé từ 6 tháng tuổi

Dưới đây là thứ tự mọc răng của bé từ 6 tháng tuổi:

  • Thứ tự mọc răng ở trẻ 6-10 tháng tuổi: Bé có thể mọc 2 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
  • 8-12 tháng tuổi: Thứ tự mọc răng của bé tiếp theo thường là 2 chiếc răng cửa trên. Khi 2 chiếc răng thỏ này mọc, trông bé nhà bạn rất dễ thương.
  • 9- 13 tháng tuổi: Bé mọc tiếp 2 chiếc răng cửa số 2 phía trên. Vậy là hàm trên của bé đã có 4 chiếc răng cửa.
  • 10-16 tháng tuổi: Thứ tự tiếp theo là 2 chiếc răng cửa số 2 hàm dưới. Vào thời điểm này, bé nhà bạn đã có thể khoe khá nhiều răng khi cười.
  • 13-19 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm trên đầu tiên xuất hiện. Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong, cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa trên đầu tiên.
  • 14-18 tháng tuổi: Bé mọc thêm 2 răng hàm dưới. Cũng như 2 răng hàm trên, chúng mọc cách một vị trí so với 4 chiếc răng cửa dưới đầu tiên.
  • 16-22 tháng tuổi: Hai chiếc răng nanh hàm trên được mọc sẽ lấp đầy vị trí bị bỏ trống. Có một thực tế thú vị là ngoài cái tên răng nanh, ở một số nơi, họ gọi hai chiếc răng này là răng chó.
  • 17-23 tháng tuổi: Hai răng nanh hàm dưới xuất hiện tiếp theo. Bây giờ, bé nhà bạn đã có một nụ cười toàn răng. Nó thực sự rất đẹp vì răng sữa bao giờ cũng trắng hơn răng vĩnh viễn.
  • 23-31 tháng tuổi: Hai răng hàm phía dưới tiếp theo được mọc. Ở giai đoạn này, nhiều bé thường không cảm thấy khó chịu khi mọc răng vì đang bận rộn khám phá nhiều thứ xung quanh.
  • 25-33 tháng tuổi: Hai chiếc răng hàm trên cuối cùng sẽ mọc. Vậy là cho đến khi bé 3 tuổi, con bạn sẽ có một nụ cười vô cùng rực rỡ với đầy đủ 20 chiếc răng sữa.
thứ tự mọc răng của bé 1
Theo thứ tự mọc răng của bé thông thường đến sinh nhật 3 tuổi, bé sẽ mọc đủ 20 chiếc răng sữa

3.2 Các vấn đề về răng sữa trẻ thường gặp phải

Theo thứ tự mọc răng của bé, bé thường gặp phải các vấn đề về răng sữa và điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ như sau:

  • Mất răng sớm
  • Nhiễm trùng
  • Viêm mô tế bào (nhiễm trùng xảy ra và lây lan dưới da)
  • Viêm nướu (bệnh nướu răng)
  • Đốm vàng hoặc nâu trên răng
  • Sâu răng
  • Sún răng

Các vấn đề về mọc răng có xu hướng xảy ra phổ biến ở trẻ sinh non hoặc trẻ không được người lớn chăm sóc cẩn thận.

Mẹ nên đưa bé đi khám nha khoa định kỳ từ lúc bé một tuổi trở lên. Lý do vì từ độ tuổi này hệ răng của bé đang phát triển mạnh, cộng với việc bé đã ăn nhiều thức ăn phức tạp hơn nên dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng như sâu răng.

3.3 Cách chăm sóc khi trẻ mọc răng

Theo thứ tự mọc răng của bé trước khi răng của bé nhú lên, mẹ sẽ thấy lợi của bé đỏ và sưng to, sốt nhẹ, làm bé lười ăn, khóc quấy, sút cân. Thời điểm này, mẹ nên chăm sóc, vỗ về bé, thay đổi chế độ ăn, thay bằng bột, sữa, cháo loãng để phù hợp với bé.

Trong giai đoạn mọc răng, trẻ có thể ngứa nướu, đau nướu và sốt (thường mọc răng hàm). Nếu chỉ ngứa nướu (trẻ hay nghiến răng, nghiến lợi, chảy nước dãi) có thể cho trẻ nhai núm vú giả khi trẻ khó chịu.

Nếu trẻ đau hoặc sốt, cha mẹ có thể cho trẻ uống paracetamol (thuốc hạ sốt thông dụng cho trẻ nhỏ trên 1 tuổi), liều lượng như khi trẻ bị sốt. Các bậc cha mẹ có thể dùng khăn lạnh: Đặt một chiếc khăn sạch, ẩm ướt trong tủ lạnh trong 15 phút, và sau đó cho bé nhai.

Trường hợp bé đi ngoài phân loãng, sệt 3-4 lần/ngày, trong vòng khoảng 3-7 ngày: Nếu lượng phân và lượng nước ra ít thì không cần bù nước, vẫn cho ăn uống bình thường. Còn thấy phân nhiều nước, đi ngoài nhiều lần, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện.

Sau khi ăn nên cho bé uống một ít nước tráng miệng, hoặc lấy khăn mềm lau răng, hoặc đánh răng cho bé. Mẹ nên làm thường xuyên, nhiều lần trong ngày cho bé.

4. Thứ tự mọc răng của bé, mọc răng vĩnh viễn

4.1 Thứ tự mọc răng của bé – răng vĩnh viễn

Răng vĩnh viễn còn được gọi là răng trưởng thành hoặc răng thứ cấp. Đến khoảng 21 tuổi, một bé trung bình có 32 răng vĩnh viễn, bao gồm 16 ở hàm trên và 16 ở hàm dưới.

Trong một số trường hợp, răng hàm thứ ba – thường được gọi là răng khôn – không phát triển hoặc không mọc ra. Do đó, một bộ 28 răng vĩnh viễn cũng được coi là bình thường.

Theo thứ tự mọc răng của trẻ, vào khoảng sáu tuổi, răng hàm vĩnh viễn đầu tiên của bé sẽ mọc lên. Bốn răng hàm (hai trong mỗi hàm) xuất hiện phía sau răng chính của trẻ. Các răng vĩnh viễn khác, ví dụ như răng cửa, răng nanh và răng hàm sẽ mọc vào các khoảng trống trong nướu do răng nguyên sinh để lại.

4.2 Thời gian mọc răng vĩnh viễn

Thứ tự mọc răng của bé cũng giống như răng sữa, thời gian mọc răng vĩnh viễn ở mỗi bé là khác nhau, song thường có các thứ tự mọc răng của trẻ như sau:

  • Răng hàm đầu tiên: 6-7 tuổi
  • Răng cửa trung tâm: 6-8 tuổi
  • Răng cửa bên: 8-9 tuổi
  • Răng nanh: 9-13 tuổi
  • Răng tiền thân: 9-13 tuổi
  • Răng hàm thứ hai: 12-14 tuổi
  • Răng hàm thứ ba (răng khôn): 17-25 tuổi (nếu có)

    thứ tự mọc răng vĩnh viễn
    Thời gian mọc răng vĩnh viễn ở mỗi trẻ là khác nhau

4.3 Các vấn đề về răng vĩnh viễn trẻ thường gặp phải

Trẻ thường gặp phải các vấn đề về răng và điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thẩm mỹ cũng như tâm lý của trẻ như sau:

  • Răng mọc lệch
  • Sâu răng
  • Sún răng
  • Hô răng
  • Răng bị ố vàng

4.4 Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ

  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày sáng khi vừa ngủ dậy và tối trước khi lên giường
  • Hạn chế ăn/uống đồ ngọt, nhất là vào buổi đêm
  • Không dùng tăm xỉa răng
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sau mỗi bữa ăn
  • Không dùng đồ uống gây xỉn màu răng như cà phê, nước ngọt tạo màu
  • Không ăn đá lạnh
  • Không dùng răng để cắn các loại hạt cứng như hạt mắc ca, hạt đào…
  • Không ăn/uống đồ quá nóng
  • Đi khám nha khoa định kỳ

>> Mẹ có thể tham khảo: Cách vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh hết cặn sữa, tránh tưa lưỡi

Đồ ngọt
Cách để thứ tự mọc răng của bé chuẩn? Không nên cho bé ăn đồ ngọt

5. Một số lưu ý về thứ tự mọc răng của bé

Thứ tự mọc răng của bé có thể diễn ra không đúng theo trình tự hoặc không phải bé nào cũng có thời gian mọc răng giống nhau. Điều này là bình thường và mẹ không cần phải lo lắng.

Tuy nhiên, với các bé có thứ tự mọc răng thật sự cá biệt như đẻ ra đã có răng hoặc hơn một tuổi nhưng bé chưa mọc răng nào thì mẹ nên đưa con tới bệnh viện để được thăm khám để phát hiện các vấn đề bất thường trong sự phát triển mà trẻ có thể gặp phải nhé.

Bên cạnh theo dõi thứ tự mọc răng của bé, các mẹ nên quan tâm tới việc bổ sung thêm canxi để răng bé chắc khỏe và phát triển toàn diện nhất. Khi bắt đầu mọc răng sữa cho tới khi phát triển hoàn chỉnh, các mẹ nên đưa bé tới bác sĩ nha khoa. Tại đây bạn có thể tham khảo ý kiến nha sĩ có nên niềng răng cho bé hay không. Đặc biệt là có cần nhổ bớt những chiếc răng bị thừa trong cả 2 hàm để khi mọc răng vĩnh viễn, bé có một hàm răng đều và đẹp.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Teething Tots
https://kidshealth.org/en/parents/teething.html
Ngày cập nhật: 16/09/2022

2. Teeth & Teething
https://www.kidshealth.org.nz/teeth-teething
Ngày cập nhật: 16/09/2022

3. Teething
https://www.mouthhealthy.org/en/az-topics/t/teething
Ngày cập nhật: 16/09/2022

4. Baby’s First Tooth: 7 Facts Parents Should Know
www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Babys-First-Tooth-Facts-Parents-Should-Know.aspx
Ngày cập nhật: 16/09/2022

5. Baby Teething Pain
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/teething-tooth-care/Pages/Teething-Pain.aspx
Ngày cập nhật: 16/09/2022

x