Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trung Hiếu
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 26/04/2019

Thực đơn ăn dặm bổ dưỡng cho bé từ 6-9 tháng tuổi

Thực đơn ăn dặm bổ dưỡng cho bé từ 6-9 tháng tuổi
Kể từ tháng thứ 6, mẹ bắt đầu tập cho bé ăn dặm để nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của con cưng. Trong những tháng tiếp theo, mẹ nên điều chỉnh thực đơn ăn dặm bổ dưỡng với các món ăn đa dạng và phù hợp với hệ tiêu hóa của trẻ.

Việc chọn lựa các nhóm thực phẩm cho bé từ 6-9 tháng tuổi ăn dặm là vấn đề bố mẹ luôn quan tâm. Tùy vào giai đoạn phát triển theo từng tháng, bé cần dung nạp một lượng chất dinh dưỡng để phát triển thể chất và tinh thần.

Vì vậy, mẹ cần tìm hiểu rõ hơn về thực đơn ăn dặm đạt chuẩn cho bé từ 6-9 tháng tuổi.

Thực đơn ăn dặm bổ dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, 6 tháng tuổi là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu cho trẻ sơ sinh ăn dặm. Bên cạnh sữa mẹ, bé cần một lượng dưỡng chất thiết yếu có trong thực phẩm.

Lúc này, bố mẹ không khỏi băn khoăn về thực đơn ăn dặm vừa giúp con dễ ăn vừa tốt cho sức khỏe. Dù ở độ tuổi nào, mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất sau: tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo.

Thực đơn ăn dặm bổ dưỡng
Bé bắt đầu tập ăn dặm khi đạt 6 tháng tuổi

Mẹ có thể chế biến các món ăn cho trẻ 6 tháng tuổi với nguyên liệu giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả và các loại đậu.

Trong những bữa ăn đầu tiên, mẹ bắt đầu bằng việc trộn ngũ cốc trẻ em với sữa mẹ. Khi bé đã quen dần với việc ăn dặm, mẹ nghiền mịn hoặc nấu chín mềm các loại hoa quả chín với sữa mẹ hay sữa bột.

Mẹ có thể chọn bơ, chuối, bí đỏ, cà chua hoặc khoai tây…Các món ăn cần được nấu chín kỹ. Mẹ không được dùng sữa bò cho đến khi con đạt 1 tuổi. Ngoài ra, mẹ có thể nấu cháo trắng hoặc bột ăn dặm.

Thực đơn ăn dặm bổ dưỡng 1
Rau củ quả là nhóm thực phẩm chính trong thực đơn ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ

Vào những ngày cuối tháng thứ 6, mẹ nên bổ sung các món mới như thịt, cá, rau, cháo trong bữa chính ăn kèm với bữa phụ gồm hoa quả nghiền nhuyễn.

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi cần thêm đạm động vật

Trẻ sơ sinh 7 tháng tuổi đã có hệ tiêu hóa hoàn thiện hơn và có khả năng khai tương đối tốt. Lúc này, mẹ có thể chế biến các món cháo nấu kèm thịt và rau củ.

Mẹ nên “nâng cấp” thêm các loại cá, tôm, cua để bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết. Một số món ngon trong thực đơn ăn dặm bổ dưỡng cho trẻ 7 tháng tuổi bao gồm:

  • Cháo trứng
  • Cháo/bột thịt bằm bí đỏ
  • Cháo/bột bí xanh thịt lợn
  • Cháo cá quả
  • Cháo sườn rau củ
  • Bột tôm khoai mỡ
  • Cháo yến mạch ớt ngọt và nui dầm sốt trứng

Mẹ cần bổ sung thêm vài bữa phụ bên cạnh 3 bữa chính mỗi ngày. Các món khai vị cho bữa phụ như bánh gạo, bánh quy, phô-mai ăn liền, lòng đỏ trứng luộc, mì ý nấu chín hoặc các loại hoa quả xoài, táo, lê.

Thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi nên đa dạng hơn

Ở giai đoạn này, trẻ cần nạp lượng dinh dưỡng tối thiểu hàng ngày với 500ml sữa và 3 bữa ăn dặm chính. Hàm lượng trong thực đơn mỗi bữa là 200ml.

Với nhu cầu dinh dưỡng tăng dần, mẹ nên xen kẽ nhiều bữa phụ vào bữa ăn chính. Các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé như váng sữa, phô mai là bữa phụ lý tưởng.

Bữa ăn chính bao gồm 4 nhóm thực phẩm giàu protein, carbohydrate, vitamin, khoáng chất… với thịt/cá/tôm nấu cùng với gạo tẻ trắng, rau củ quả và một ít dầu cho trẻ sơ sinh.

Thực đơn ăn dặm bổ dưỡng 2
Cháo thịt bò bí đỏ cung cấp nhiều dưỡng chất cho trẻ 8 tháng tuổi

Tất cả đều được nghiền nhỏ, xay nhuyễn để bé vừa dễ nuốt vừa dễ hấp thụ dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Mẹ có thể tham khảo một số món ăn trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 tháng tuổi như cháo thịt heo bí đao, cháo thịt heo nấm rơm, cháo cá cà rốt, cháo thịt heo cải ngọt.

Bổ sung thức ăn thô vào thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

Kể từ tháng thứ 9, mẹ bắt đầu thay đổi thực đơn ăn dặm để bé phát triển khả năng nhai thức ăn. Mẹ cho bé ăn các món ăn mềm như cháo/súp đặc và độ lợn cợn tăng dần. Bé cần ăn ⅔ bát mỗi bữa.

Ở giai đoạn này, mẹ đa dạng khẩu phần ăn với các bữa phụ gồm trái cây tươi, bánh flan hoặc rau câu, khoai lang nướng hoặc rau củ luộc cắt nhỏ.

Cháo gan gà khoai lang; cháo cá hồi bí đỏ; súp thịt bò khoai lang; cháo tim bò hầm khoai tây, cà rốt, cải ngọt; cháo thịt bò cải thảo; cháo thịt heo, gạo, đậu xanh là một số món chính giàu dinh dưỡng được nhiều mẹ áp dụng cho trẻ 9 tháng tuổi.

Xây dựng thực đơn ăn dặm bổ dưỡng chất cho trẻ sơ sinh từ 6-9 tháng tuổi đóng vai trò rất quan trọng trong việc nuôi dạy con. Chỉ với chế độ ăn uống khoa học từ những tháng đầu đời, mẹ mới có thể giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x