- Thứ 2: Cháo mịn bí đỏ, sữa.
- Thứ 3:.Cháo mịn bắp cải, đậu xanh.
- Thứ 4: Cháo mịn trứng, cà chua.
- Thứ 5: Khoai lang nghiền, cải thìa.
- Thứ 6: Cháo mịn cà rốt, bông cải.
- Thứ 7: Súp khoai tây sữa, đậu.
- Chủ nhật: Cháo bí đỏ, cải xoăn.
Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Để tăng thêm sự đa dạng về món ăn của bé trong giai đoạn ăn dặm, MarryBaby sẽ gợi ý cho mẹ mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi theo từng phương pháp. Mẹ xem ngay nhé!
Theo nhiều khuyến cáo, trẻ sơ sinh chỉ nên bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Trong đó có một số ít trường hợp là trẻ đã bắt đầu ăn dặm sớm từ 4 – 6 tháng tuổi.
Theo Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị, trẻ chỉ nên ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Bên cạnh đó, AAP còn nhấn mạnh rằng, việc nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu là hoàn toàn cần thiết và tốt cho trẻ.
Phụ nữ mới lần đầu làm mẹ thường rất băn khoăn với chế độ dinh dưỡng của trẻ ở từng giai đoạn. Vậy thì trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?
Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột.
Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.
Trẻ sau 6 tháng tuổi là giai đoạn bé cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa mẹ vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày.
Mẹ cần lưu ý thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu là: tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.
Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng trong việc hỗ trợ tiêu hóa, đi ngoài cho bé. Mẹ có thể áp dụng tuyệt chiêu “tô màu bát bột” bằng cách thay đổi loại rau, củ. Vì rau củ thì rất đa dạng màu sắc như: màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…
Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào? Trẻ cần được cho ăn dặm ít nhất 1 –2 lần trong ngày kèm theo bú mẹ. Nhưng để việc ăn dặm diễn ra suôn sẻ, mẹ nên tăng dần lượng thức ăn, cũng như độ thô của thức ăn theo mỗi tuần, mỗi tháng.
Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn khoảng 2 bữa bột cháo/ngày.
Đây là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng nhất hiện nay.
Nghe đến 2 chữ “truyền thống” chắc hẳn mẹ đã biết phương pháp này đã có từ rất lâu đời.
Với cách chế biến các món ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ nấu cháo trắng kết hợp chung với các loại thực phẩm như rau, củ, thịt, cá, tôm… Mọi thứ đều được làm nhuyễn bằng cách xay, tán nhuyễn hoặc ray.
Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế cũng như thời gian nhiều hay ít mà mẹ có thể chú trọng đến cách chế biến cũng như thành phần. Khi quá bận rộn mẹ sẽ thường nấu chung cháo với thịt và rau rồi xay nhuyễn và đút con ăn.
Còn nếu thư thả hơn, cách thức thực hiện sẽ cần kỹ lưỡng hơn một chút, ví dụ như:
Dưới đây là các món ăn dặm cho bé 6 tháng, mẹ có thể nghiên cứu để chăm bé:
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Thực đơn và phương pháp ăn dặm kiểu Nhật khá phù hợp với trẻ em Việt Nam.
Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp được tin tưởng sẽ giúp trẻ ăn ngon hơn, tiêu hóa tốt và bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là phối hợp các loại thực phẩm khác nhau để tạo nên thực đơn ăn dặm đa dạng, ngon miệng và phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
Phương pháp này cầu kỳ hơn kiểu truyền thống. Do đó, mẹ mất nhiều công sức cũng như thời gian nhiều hơn để chuẩn bị và chế biến. Đổi lại, bữa ăn dặm của bé sẽ có cả sắc – hương – vị.
Nguyên liệu:
Cách nấu cháo với cải bó xôi cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi như thế nào?
Nguyên liệu
Cách thực hiện
Phương pháp này còn gọi là ăn dặm blw. Đây là phương pháp tiến bộ từ phương Tây có thể rèn luyện cho bé thói quen chủ động và yêu thích ăn uống.
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW – Baby Led Weaning) là phương pháp ăn dặm cho phép trẻ được tự quyết định món ăn, cách ăn theo ý mình và bố mẹ phải tôn trọng quyết định này của trẻ.
Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cũng được mẹ nấu riêng cho từng món nhưng khác với phương pháp truyền thống và kiểu Nhật là bé sẽ ăn ngay thức ăn thô thay vì cháo xay nhuyễn.
Ăn dặm bé tự chỉ huy có thể giúp kích thích quá trình phát triển của trẻ được thuận lợi hơn cả về mọi mặt nhất là vận động, khả năng linh hoạt và xử lý cũng như tiếp cận với thức ăn.
Để khởi động mẹ có thể cho bé ăn món cà rốt hấp. Hãy cắt cà rốt thành từng thanh nhỏ vừa với tay cầm của trẻ. Sau đó luộc hoặc hấp cho đến khi chín nhừ là được.
Thịt gà sau khi làm sạch mẹ mang đi luộc hoặc hấp cho thật nhừ, xé nhỏ thành từng sợi để cho bé dễ cầm.
Bên cạnh chọn cách cho bé ăn dặm, xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng… mẹ cần lưu ý về vệ sinh thực phẩm vì tỷ lệ rối loạn tiêu hóa cao nhất ở lứa tuổi trẻ ăn dặm.
Mẹ cần chú ý rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp và bát đũa khi chuẩn bị thức ăn cho trẻ, cần cho trẻ ăn trong vòng hai giờ sau khi nấu.
Các bài viết cùng chủ đề:
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. 8 Tips for Introducing Solid Foods With Baby-Led Weaning
https://health.clevelandclinic.org/8-tips-for-introducing-solid-foods-with-baby-led-weaning/
Ngày truy cập: 24.05.2023
2. What to feed your baby
https://www.nhs.uk/start4life/weaning/what-to-feed-your-baby/around-6-months/
Ngày truy cập: 24.05.2023
3. Top 10 Baby Weaning Foods
https://www.momjunction.com/articles/baby-weaning-foods_006615/
Ngày truy cập: 24.05.2023
4. Starting Solid Foods
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/feeding-nutrition/Pages/Starting-Solid-Foods.aspx
Ngày truy cập: 26/10/2022
5. Do’s and Don’ts for Baby’s First Foods
https://www.eatright.org/food/nutrition/eating-as-a-family/dos-and-donts-for-babys-first-foods
Ngày truy cập: 24.05.2023