Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Trúc Lê
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 07/10/2020

Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách

Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách
Thực đơn ăn dặm cho bé cần có đầy đủ các loại dưỡng chất để đảm bảo cho cơ thể phát triển. Ngoài ra, thời kỳ này, các bé cũng chưa phát triển hệ nhai nên bạn chú ý làm mềm thức ăn để con dễ nuốt

Thực đơn cho bé ăn dặm, bạn có thể chuẩn bị từ khi bé 6 tháng tuổi trở đi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé có thể hấp thu chất khác ngoài sữa mẹ.

cho bé ăn dặm

Bắt đầu cho bé ăn dặm như thế nào?

Với hầu hết trẻ, bạn có thể bắt đầu bằng cách nghiền nhỏ các loại thức ăn. Thường thì các bà mẹ có thói quen bắt đầu thực đơn cho bé ăn dặm bằng ngũ cốc nhưng chưa có gì chứng minh bé nên ăn món gì trước thì tốt hơn. Bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm bằng các loại thực phẩm được nghiền nhỏ như khoai lang, bí, chuối, đào và lê.

Trước tiên, bạn cho bé bú rồi cho ăn một hoặc hai muỗng thức ăn được nghiền nhỏ. Nếu bạn muốn bắt đầu với ngũ cốc, nên trộn với sữa bột hoặc sữa mẹ để tạo thành một hỗn hợp sền sệt và dùng muỗng bằng nhựa mềm đút cho bé để tránh gây tổn thương nướu, bắt đầu cho ăn với một chút thức ăn ở đầu muỗng.

Nếu bé có vẻ không hứng thú với việc cho ăn bằng muỗng thì có thể cho bé ngửi và nếm thử thức ăn hoặc chờ cho đến khi bé muốn ăn. Đừng cho bột ngũ cốc vào bình sữa vì như vậy bé sẽ không nhận thức được rằng thức ăn phải được ăn từ muỗng và phải ngồi ăn.

Khi bắt đầu thực đơn cho bé ăn dặm, bạn nên cho bé ăn mỗi ngày một lần vào bất kỳ thời điểm nào khi hai mẹ con cảm thấy tiện, nhưng đừng cho ăn khi bé mệt mỏi hoặc bực bội. Lúc đầu bé có thể không ăn nhiều nhưng nên cho bé một thời gian để làm quen. Một số bé cần phải tập làm quen với việc giữ thức ăn trong miệng và nuốt.

Khi bé đã quen với thực đơn mới, có thể cho bé ăn vài muỗng cà phê một ngày. Nếu bé đang ăn ngũ cốc, mẹ có thể dần dần bớt lượng chất lỏng để thức ăn sệt hơn. Khi bé có thể ăn nhiều hơn, nên tăng thêm một cữ ăn dặm.

♦Làm sao biết được khi nào bé đã no?

Mỗi cữ bé có thể ăn lượng thức ăn khác nhau nên đó không phải là tiêu chuẩn để biết khi nào bé đã no. Nếu bé ngả người ra phía sau, quay mặt khỏi thức ăn, bắt đầu chơi với muỗng hoặc không chịu mở miệng thì có thể bé đã ăn đủ. Thỉnh thoảng bé sẽ ngậm miệng vì chưa ăn xong nên hãy cho bé thời gian để nuốt.

 cho bé ăn dặm trong ngày

♦Có cần phải tiếp tục cho bé bú mẹ hoặc bú bình không?

Bé cần phải uống sữa cho đến khi được một tuổi. Sữa mẹ và sữa bột công thức cung cấp các vitamin quan trọng, sắt và protein ở dạng dễ tiêu hóa. Thức ăn dặm không thể cung cấp tất cả dưỡng chất từ sữa mẹ hoặc sữa bột trong năm đầu. Bạn nên để ý xem bé cần bao nhiêu sữa mẹ hoặc sữa bột sau khi bắt đầu ăn dặm.

♦Cho bé làm quen với thức ăn mới như thế nào?

Mẹ nên thử cho bé làm quen với thức ăn mới một cách chậm rãi, mỗi lần chỉ cho làm quen với một loại rồi chờ ít nhất ba ngày mới cho ăn loại tiếp theo. Như vậy, bạn sẽ biết được liệu bé có bị dị ứng với loại thức ăn nào đó hay không. Dấu hiệu dị ứng bao gồm tiêu chảy, nôn mửa, mặt sưng phù, thở khò khè hoặc nổi mẩn đỏ. Nếu gia đình có tiền sử bị dị ứng hoặc bé bị dị ứng khi tập ăn, nên chờ ít nhất một tuần trước khi cho bé ăn thức ăn mới.

Nên hỏi bác sĩ về các loại thức ăn dặm và thời điểm cho ăn. Để an toàn, bác sĩ có thể khuyên bạn đừng nên cho bé ăn quá sớm các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như đậu nành, các sản phẩm từ sữa tươi, trứng, lúa mì và cá.

Mặc dù cho bé làm quen với việc ăn nhiều loại thức ăn là tốt nhưng cũng cần thời gian để bé làm quen với mùi vị và cảm giác mới. Quá trình cho bé làm quen với thức ăn thường theo thứ tự như sau:

  • Thức ăn nghiền mịn hoặc sền sệt
  • Thức ăn xay nhỏ hoặc nghiền nhỏ
  • Thức ăn xắt nhỏ

Nếu bé đang ăn ngũ cốc và sắp làm quen với rau củ hoặc trái cây, nên cho thêm vài muỗng các loại thức ăn này khi cho bé ăn ngũ cốc. Tất cả thức ăn phải ở dạng sệt vì ở giai đoạn này bé sẽ ép thức ăn lên vòm miệng rồi nuốt xuống.

Nếu bạn cho bé ăn các loại thức ăn dặm được chế biến sẵn, nên múc một ít ra đĩa nhỏ rồi cho bé ăn. Nếu bạn lấy trực tiếp từ hũ cho bé thì bạn sẽ không thể để dành phần còn lại vì đã bị nhiễm khuẩn từ miệng bé thông qua muỗng cho ăn. Ngoài ra, bạn phải bỏ tất cả những hũ thức ăn sẵn trong vòng một đến hai ngày kể từ khi mở nắp trong thực đơn cho bé ăn dặm.

Ăn dặm cho bé

Một số phụ huynh có thể khuyên bạn nên bắt đầu thực đơn cho bé ăn dặm bằng rau củ thay vì trái cây để bé không bị nghiện đồ ngọt. Tuy nhiên, khi sinh ra thì bé nào cũng thích vị ngọt nên bạn không cần quá quan tâm đến thứ tự các món ăn dặm. Ngoài ra, đừng loại bỏ món nào ra khỏi thực đơn cho bé ăn dặm chỉ vì bạn không thích món đó. Lưu ý, không cho bé ăn các loại thức ăn có thể gây nghẹn.

Nếu bé quay mặt đi khi được cho ăn một món nào đó thì đừng ép bé, thử lại sau khoảng một tuần. Bé có thể không bao giờ thích khoai lang hoặc sẽ thay đổi suy nghĩ nhiều lần và cuối cùng thì lại mê món khoai lang.

Đừng ngạc nhiên nếu phân của bé có màu và mùi khác khi bắt đầu ăn dặm. Nếu từ trước đến giờ bé chỉ bú mẹ thì bạn có thể nhận thấy phân bé có mùi nặng hơn rất nhiều so với lúc trước dù bé chỉ ăn vài mẩu thức ăn nhỏ. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nếu phân của bé có vẻ quá cứng, nên cho bé ăn các loại rau củ quả khác ngoài gạo và chuối vì 2 loại này có thể góp phần gây táo bón,.

Vào khoảng thời gian này, bạn cũng có thể tập cho bé uống nước để hạn chế táo bón mặc dù lượng nước cần thiết vẫn được lấy từ sữa mẹ hoặc sữa bột. Bạn có thể cho bé uống 50 – 100ml nước mỗi ngày bằng ly tập uống.

Thực phẩm ngon miệng dành cho bé ăn dặm

Với các bé ăn dặm, ngoài việc bổ sung các món ăn phù hợp, bạn hãy bắt đầu rèn luyện cho bé kỹ năng ăn uống tự lập. Vì đây là thời điểm quan trọng để tập chi bé ăn dặm, làm quen với việc cầm đồ ăn và các loại thức ăn mới. Khi đó, bé luôn có thói quen dùng tay nhét các loại thức ăn vào miệng. Bạn cũng nên lựa chọn những loại thực phẩm cần thiết, đủ dinh dưỡng và dễ nhai cho bé ăn dặm.

♦ Dưới đây là 7 thực phẩm thích hợp có trong thực đơn cho bé ăn dặm

1. Các loại thịt: Thịt được xem là một trong những thực phẩm lý tưởng cho bé. Thịt bò, thịt heo, thịt gà rất tốt vì có chứa các chất sắt cần thiết trong những năm đầu đời của bé. Tuy nhiên, bạn hãy chọn những phần thịt mềm để bé không bị hóc. Có nhiều cách chế biến thịt khác nhau, bạn có thể tham khảo để cho thực đơn ăn dặm trong ngày của bé được phong phú.

2. Cá: Các chất béo có khả năng chống oxy hóa như omega 3 rất tốt cho sự phát triển của não bé. Ngoài ra DHA trong dầu cá cũng có vai trò quan trọng tương tự. Bạn hãy bổ sung vào danh sách ăn của bé những món từ cá. Tuy nhiên, hãy lựa chọn các loại cá chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và ít có thủy ngân như cá hồi, cá ngừ… Với cá, bạn cần nấu kỹ để khử mùi tanh, sau đó cắt miếng nhỏ vừa ăn cho bé.

3. Trứng: Là một loại thực phẩm không thể thiếu và rất dễ chế biến cho khẩu phần của bé ăn dặm. Bạn có thể luộc trứng hoặc xào cùng các loại rau, nấm, củ quả khác cho bé. Các thành phần dinh dưỡng trong trứng như protein, các vitamin rất tốt cho sự phát triển của bé.

các món ăn dặm

4. Rau, quả mềm: Rau quả cung cấp một lượng chất xơ và các loại vitamin cần thiết cho quá trình phát triển cơ thể của bé. Bên cạnh đó, màu sắc bắt mắt, mùi vị đa dạng cũng giúp bé dễ ăn hơn. Bạn hãy tăng cường bổ sung các loại trái cây dễ ăn như đu đủ, kiwi, xoài, dâu tây và các loại rau củ như bông cải, cải bó xôi, cà rốt, bí đỏ, khoai lang… Bạn cần nấu các loại thực phẩm này cho mềm sau đó cắt nhỏ cho bé dễ nhai.

5. Đậu: Các loại thuộc họ đậu như đậu xanh, đậu nành, đậu Hà Lan… rất giàu protein, vitamin và các chất xơ. Hơn nữa, bé rất dễ ăn các món này. Các loại đậu đậu cần được nấu chín và mềm, là món ăn vô cùng dinh dưỡng cho sự phát triển và trí thông minh của bé từ khi còn nhỏ mà bạn không thể bỏ qua.

6. Ngũ cốc nguyên hạt: Các loại ngũ cốc nguyên hạt chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ cần thiết. Khi sử dụng các loại ngũ cốc nguyên hạt bé cũng hấp thu luôn các chất dinh dưỡng có trong mầm, cám của ngũ cốc. Với ngũ cốc, khi nấu bạn cần đảm bảo chất dinh dưỡng không bị hao hụt trong quá trính nấu.

7. Pho mát: Ngoài các thực phẩm nói trên, bạn cũng có thể sử dụng thêm pho mát vào thực đơn hàng ngày cho trẻ ăn dặm. Bạn có thể trộn pho mát vào các loại rau, đậu hay trứng hoặc cũng có thể cho bé ăn riêng. Pho mát rất giàu protein và canxi cần thiết cho sự phát triển chiều cao của bé về sau.

Thông qua việc ăn bốc, trong quá trình bé ăn dặm, bé sẽ học được cách phân biệt chất liệu, màu sắc, hương vị riêng… của từng loại thức ăn. Để kích thích thị giác của bé, bạn nên chú ý đến các món có nhiều màu sắc. Ngoài ra, chế biến vừa khẩu vị và cắt nhỏ vừa phải để bé có thể dễ dàng cầm tay. Khi nấu ăn, bạn cũng chú ý không nêm thêm muối vào đồ ăn của bé ăn dặm và các thức ăn phải đảm bảo được mềm cho bé dễ ăn.

Thực đơn cho bé ăn dặm đúng cách

1. Độ tuổi 6-8 tháng: Với thực đơn ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi tới 8 tháng tuổi, chúng ta nên tập cho bé ăn ngũ cốc, trái cây và rau củ, cùng với 3-5 lần uống sữa (tương đương với 500-700 ml sữa bột/ngày).

  • Bữa sáng:

    1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh). Khi bé ăn dặm, bạn không cần chỉ cho bé ăn với gạo, chúng ta có thể dùng những loại ngũ cốc thay thế khác như: yến mạch, lúa mạch.
  • Bữa trưa:

    1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).

    2 muỗng canh trái cây hoặc rau củ xay nhuyễn (táo, xoài chín, khoai lang, đậu Hà Lan).
  • Bữa tối:

    1-2 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).

    1-2 muỗng canh trái cây hoặc rau quả (như cà rốt xay nhuyễn, bí, chuối, quả mơ).

Thực đơn cho bé ăn dặm

2. Độ tuổi 8-11 tháng: Thêm các loại thịt và thức ăn cỡ nhỏ vào chế độ ăn uống hàng ngày của bé, cùng với 3-5 lần uống sữa (tương đương với 500-700ml sữa bột/ngày).

  • Bữa sáng:

    2-3 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).

    Khoảng 1 muỗng canh trái cây như kiwi xắt hạt lựu, chuối, đào chín, dưa hấu, dưa lưới.

  • Bữa trưa:

    2-3 muỗng canh ngũ cốc (loại dành cho bé sơ sinh).

    2 muỗng canh trái cây xay nhuyễn.

    1 muỗng canh thức ăn cỡ nhỏ như: ngũ cốc nguyên hạt, một ít đậu phụ, bí xắt hạt lựu nấu chín.

  • Bữa tối:

    2 muỗng canh rau củ xay nhuyễn.

    1-2 muỗng canh thịt xay (thịt gà hay thịt bò).

    1 muỗng canh thức ăn loại (cỡ) nhõ: 1 lát thơm nhỏ, đào chín, xoài, chuối thái hạt lựu.

3. Độ tuổi 12-24 tháng: Thay thế bột dinh dưỡng bằng 2 cốc sữa nguyên chất mỗi ngày. Tuy nhiên, có khoảng 2% tỉ lệ ở bé có nguy cơ thừa cân. Vì vậy, chúng ta vẫn tiếp tục cho bé uống sữa bột nhưng vẫn đảm bảo là thức ăn ở dạng cứng là nguồn dinh dưỡng chính cho bé.

  • Bữa sáng:

    1 lát bánh mì nướng

    1 quả trứng (luộc hoặc chế biến bằng cách khác)

    6 lát nho + 56ml sữa

    Bữa ăn nhẹ: chuối xắt lát + 56ml sữa

  • Bữa trưa:

    2 lát bánh mì nướng

    1 lát pho mát

    1/4 chén bông cải xanh nấu chín, mềm

    56ml sữa

    Bữa ăn nhẹ: 1/4 tách bột ngũ cốc

    1/4 chén nho: dưa gang

  • Bữa tối:

    1/2 chén mì với sốt cà chua

    30gr thịt bò

    2 muỗng canh rau xắt nhỏ, nấu chín, mềm

    56ml sữa

    Bữa ăn nhẹ: 1/4 chén trái cây xắt nhỏ

    1/4 ly yogurt

Con bạn có thể hấp thụ được tất cả các carbohydrate bé cần từ sữa mẹ và bột dinh dưỡng. Vì vậy, bạn nên cho bé tập uống bằng slippy cup (loại ly nhỏ, nắp có chỗ uống nhô lên) trong bữa ăn khi bé đạt 6 tháng tuổi để bé có thói quen uống bằng ly và nếm vị của nước lọc. Hãy tập cho bé uống nước trái cây, nhưng loại thức uống này dễ gây sâu răng và dẫn đến việc bị tiêu chảy đối với bé mới chập chững biết đi. Sau 1 tuổi, bạn nên đảm bảo cho bé uống 2 ly nước mỗi ngày.

NAPHASINTHU

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x