Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/09/2018

10 thực phẩm nhất định mẹ cho con bú phải cân nhắc kỹ càng

10 thực phẩm nhất định mẹ cho con bú phải cân nhắc kỹ càng
Nuôi con bằng sữa mẹ chắc chắn là cách tốt nhất để cung cấp đầy đủ dưỡng chất và kháng thể cần thiết trong những tháng năm đầu đời. Đó là lý do khi cho con bú mẹ cần cân nhắc thực phẩm nạp vào cơ thể.

Ngay sau khi sinh mẹ đã được khuyến khích cho bé bú sữa non để trẻ có thể nhận được nhiều nhất những kháng thể tăng cường cho hệ miễn dịch thụ động cho bé. Tiếp tục cho con bú sẽ góp phần vào sự trưởng thành của cơ thể bé một cách khỏe mạnh nhất.

Để kích sữa mẹ về nhiều, chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau sinh là lưu ý tối quan trọng. Trong suốt khoảng thời gian 6 tháng đầu đời, mẹ nên duy trì thực đơn đảm bảo ít nhất 1.800 calo/ngày.

Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu canxi, carbonhydate phức tạp, nguồn protein từ thịt nạc… Trái cây và rau xanh cũng rất cần, vừa giúp bổ sung chất dinh dưỡng, vừa có thể hạn chế lượng calories nạp vào cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý thường xuyên bổ sung nước cho cơ thể, trung bình khoảng 6 ly nước mỗi ngày.

Lưu ý các nhóm chất cần được mẹ cân đối một cách hợp lý để vừa tốt cho sức khỏe mà lại không làm ảnh hưởng đến em bé. Vì lúc này bé bú sữa mẹ đồng nghĩa với việc sẽ hấp thu các chất mà mẹ vừa ăn vào.

Đó là lý do mẹ cần cân nhắc, phân loại thực phẩm “nạp” vào cơ thể. Dưới đây là 10 nguyên liệu chế biến cần lưu ý:

Các loại cá

Cá cung cấp một lượng protein đáng kế giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau sinh nhanh chóng. Một số loại cá như cá hồi và cá ngừ còn cung cấp thêm omega-3 mà cơ thể cả mẹ và bé đề rất cần.

Nhưng còn về thủy ngân và dưỡng chất bất lợi khác thì sao? Chỉ cần chọn lựa đúng cách và ăn đủ số lượng cần là đủ. Mẹ có thể chế biến các món hải sản 2 lần/ tuần và ăn Bạn có thể nấu hải sản hai lần mỗi tuần. Mỗi khẩu phần ăn có thể lên đến 180gr.

cho con bú 2

Thức ăn cay

Mẹ “mê đắm” các loại nước sốt cay, nóng và muốn thưởng thức những món ăn hấp dẫn ngay sau sinh. Nhưng hầu hết lại nhận được những khuyến cáo nên từ bỏ sở thích này vì không tốt cho hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, có một sự thật là hầu hết các em bé mới sinh đều có thể xử lý các loại nguyên liệu cay nóng trong chế độ ăn uống của mẹ. Và đương nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều trong một ngày bởi món ăn có tốt thì ăn nhiều cũng phản tác dụng.

cho con bú 10

Rau bạc hà, rau mùi tây và cây xô thơm

Đây là các loại rau gia vị khá phổ biến, kích thích vị giác. Nhưng mẹ nên biết có một số loại thảo mộc có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa mà cơ thể mẹ tạo ra. Nhất là trong những tháng đầu sau sinh.

Ví dụ, ăn nhiều rau mùi tây có thể gây tắc sữa, giảm khả năng tiết sữa. Quá nhiều cây xô thơm và bạc hà sẽ “ngắt” luôn nguồn sữa cho bé.

cho con bú 9

Uống thêm các loại sữa khi cho con bú

Mặc dù hiếm khi trở thành một vấn đề nghiêm trọng nhưng mẹ vẫn cần chú ý theo dõi trẻ. Nói cho bác sĩ nhu khoa biết nếu mẹ có biểu hiện bất thường về da, khó thở sau khi cho con bú hoặc các triệu chứng khác.

cho con bú 8

Các loại trà

Sử dụng trà trong khi đang cho con bú có thể gây hại. Điều này là đúng. Trong trà có caffein, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ – và bé. Trà cũng có thể làm cho cơ thể mẹ khó hấp thụ chất sắt.

cho con bú 7

Trứng, đậu phộng và quả hạch

Mẹ không bị dị ứng và muốn ngăn ngừa dị ứng các loại thực phẩm này ở bé cưng bằng cách loại bỏ tất cả ra khỏi khẩu phần ăn?

Rất tiếc, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy bạn có thể làm điều đó bằng cách bỏ qua các loại thực phẩm cụ thể. Hãy hỏi bác sĩ hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

cho con bú 6

Đồ uống có đường

Nuôi con bằng sữa mẹ có thể khiến bạn khát nước hơn bình thường. Nếu đúng như vậy, hãy uống một ly nước mỗi khi bạn cho con bú. Nhưng đừng uống quá nhiều nước ngọt và nước trái cây có đường.

cho con bú 5

Rượu

Thực tế, việc uống rượu bia còn làm ức chế khả năng tiết sữa, thậm chí là mất sữa cho con bú. Vì vậy, nếu mẹ vẫn còn ý định cho con bú thì nên tránh xa hai loại thức uống này.

cho con bú 4

Thực phẩm gây đầy hơi

Đối với các mẹ có bé thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng, hãy giảm bớt những thức ăn như dứa, cải bắp, súp lơ xanh, các loại đậu hạt và củ cải.

cho con bú 3

Cà phê

Cà phê không phải là nguồn caffeine duy nhất. Những người quan tâm đến việc tiêu thụ caffeine hoặc những người nhận thấy rằng caffein dường như ảnh hưởng xấu đến trẻ đang bú mẹ nên chú ý đến các loại thực phẩm giàu chất caffein khác, bao gồm: nước tăng lực, trà đen, trà xanh, trà trắng, nước ngọt, sô cô la và các sản phẩm từ ca cao…

cho con bú 2

Chuyện kiêng cữ khi cho con bú là cần thiết để chất lượng sữa luôn đạt chất lượng cao nhất. Tuy nhiên điều này không đồng nghĩa với việc mẹ phải kiêng cữ hoàn toàn những thực phẩm yêu thích. Ăn trong giới hạn là được mẹ nhé!

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x