Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 27/06/2017

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: Vắc-xin dịch vụ hay miễn phí!

Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh: Vắc-xin dịch vụ hay miễn phí!
Theo số liệu thống kê công bố từ Bộ Y tế hằng năm tiêm phòng cho trẻ sơ sinh theo hình thức dịch vụ chỉ chiếm khoảng 10%. Còn lại phần lớn trẻ em Việt Nam vẫn đang tham gia thực hiện chương tình tiêm chủng mở rộng.

Vắc-xin tiêm phòng cho trẻ sơ sinh hiện tại có hình thức: Sử dụng vắc-xin trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) hoặc vắc-xin dịch vụ. Dù là hình thức nào trước khi đưa vào sử dụng đều phải được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, được kiểm định tính an toàn và hiệu quả chặt chẽ.

Vắc-xin cứ đắt tiền là tốt?

Qua thống kê, khoảng 1,5 triệu trẻ mỗi năm đang tham gia tiêm trong chương trình TCMR trong khi đó chỉ có khoảng 8-10% nhu cầu cần tiêm dịch vụ.

Tuy nhiên vẫn có rất nhiều gia đình quan niệm phải tiêm vắc-xin dịch vụ, càng đắt tiền càng tốt và ít phản ứng phụ. Sự thật có phải như vậy?

  • Tất cả các loại vắc-xin đều có phản ứng nhất định sau khi tiêm. Tỷ lệ tử vong do TCMR là có nhưng khi lưu hành tỷ lệ này nằm trong giới hạn của Tổ chức Y tế Thế giới vẫn được cho phép.
  • Số lượng văc-xin dịch vụ chiếm ít, không đặt hàng số lượng lớn như vắc-xin TCMR mà điều tiết theo cơ chế thị trường giá chắc chắc đắt hơn.
  • Vắc-xin TCMR không phải tự nhiên miễn phí, Nhà nước phải trả tiền để mua, tổ chức quốc tế hỗ trợ.
  • tiêm phòng cho trẻ
    Mẹ có quyền lựa chọn vắc-xin dịch vụ hoặc vắc-xin tiêm chủng mở rộng cho bé
    • Chi phí hỗ trợ người đi tiêm của TCMR chỉ khoảng 600 đồng/1 mũi còn tiêm chủng dịch vụ khoảng 7.000-17.000 đồng/ 1 mũ. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước phải bỏ tiền chi trả thêm khoảng vài trăm tỷ đồng.
    • Hiện có 20 loại vắc-xin dịch vụ cho trẻ sơ sinh thì chỉ thiếu 2 loại là Infarix Hexa (6 trong 1) và Pentaxim (5 trong 1). Loại tương ứng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng là vắc-xin 5 trong 1 Quinvaxem. Thiếu 2 loại vắc-xin này chủ yếu ở các thành phố lớn, nhu cầu cao cùng một lúc, đẩy giá cả leo thang.

    Rất nhiều gia đình có suy nghĩ vắc-xin miễn phí là không tốt tiêm dịch vụ an toàn hơn, chất lượng hơn nhưng khi tìm hiểu căn cơ thì không thể nói là vắc-xin dịch vụ tốt hơn vắc xin trong Chương trình TCMR.

    Tại sao tồn tại 2 hình thức vắc-xin?

    Theo đại diện từ Bộ Y tế việc tiêm phòng cho trẻ sơ sinh hiện vẫn đang thực hiện theo cơ chế thị trường nên tồn tại vắc-xin dưới 2 hình thức là tiêm chủng dịch vụ và TCMR. Mỗi gia đình có quyền lựa chọn, các nhà kinh doanh, sản xuất có quyền phân phối cung cấp.

    Nếu lựa chọn hình thức TCMR chỉ cần mẹ nắm lịch tiêm phòng cho trẻ và đăng ký tại cơ sở y tế cấp phường (xã) có thể đưa bé tới chích ngừa mà không phải chờ đợi hay lo lắng tiêm không đủ liều, tiêm muộn.

    tiêm phòng cho trẻ sơ sinh
    Tiêm phòng cho trẻ sơ sinh những năm đầu đời là cần thiết để phòng bệnh

    Hình thức dịch vụ mẹ có thể chủ động về thời gian đi tiêm tuy nhiên những lúc cao điểm việc thiếu vắc-xin sẽ dẫn đế tình trạng xếp hàng, chời đợi tại một số điểm tiêm. Cũng chính việc thiếu cũng đã ảnh hưởng đến tâm lý của nhiều mẹ. Đó là sự chờ đợi.

    Tâm lý chờ đợi sau khi sinh dẫn tới trẻ tiêm muộn, không đúng lịch, càng dễ bị mắc bệnh. Có thời điểm xuất hiện dịch ho gà đáng lẽ trẻ được tiêm lúc 2 tháng tuổi, nhưng vì muộn, không tiêm nên trẻ mắc bệnh ho gà khi 3,4 tháng tuổi.

    Tâm lý chờ đợi một phần ảnh hưởng lớn từ cơ chế truyền thông. Làm không đúng, không đủ cộng thêm sự phát triển của mạng xã hội tạo nên những cơn sốt ảo từ đó khiến các bà mẹ thấy rằng vắc-xin dịch vụ tốt và lại tiếp tục chờ.

    Những trường hợp “chống chỉ định” tiêm phòng

    Vắc-xin tiêm chủng cho trẻ sơ sinh được cho là an toàn, có rất ít các trường hợp phải chống chỉ định, chỉ chống chỉ định với tiêm chủng trong những trường hợp sau:

    • Trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng nặng sau tiêm chủng vắc-xin cùng loại lần trước.
    • Trẻ có tình trạng suy chức năng các cơ quan (như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan….)
    • Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc-xin.

    Để đảm bảo an toàn cho bé trước khi tiêm chủng tại mỗi cơ sở y tế luôn có cán bộ có chuyên môn khám sàng lọc và chỉ chỉ định tiêm chủng khi đủ điều kiện. Cùng với đó, các mẹ cần phối hợp cung cấp các thông tin cần thiết về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử tiêm chủng và phản ứng sau tiêm chủng của những lần tiêm chủng trước.

    Mẹ cũng cần biết độ tuổi khuyến nghị để tiêm phòng không phải là chính xác tuyệt đối. Ví dụ 2 tháng có thể được hiểu là từ 6 đến 10 tuần tuổi. Mặc dù khuyến cáo mẹ nên cố gắng đưa trẻ đi tiêm phòng theo mốc thời gian nhưng vẫn có thể chậm trễ một chút cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch của vắc xin hay bắt buộc trẻ phải tiêm lại từ đầu.

    Khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, tất cả các văc-xin đều an toàn, hiệu quả và được kiểm duyệt chất lượng bởi Bộ Y tế. Quyền ựa chọn thuộc về các mẹ.

    Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    x