Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
1/ Tự ý mua thuốc trị sổ mũi cho bé
Không ít mẹ rất chủ quan cho rằng sổ mũi chỉ là bệnh cảm cúm thông thường ở trẻ em, vì vậy thay vì đưa con đi thăm khám, lại tự mua thuốc trị bệnh cho con. Việc lạm dụng thuốc, đặc biệt là các thuốc kháng histamin, nếu không dùng đúng theo liều lượng phù hợp cho từng nhóm tuổi, bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, bé nghẹt mũi nặng hơn, dịch mũi đặc lại, gây khó thở.
Nếu mẹ dùng thuốc nhỏ mũi chứa corticoid để trị sổ mũi cho bé, tuyệt đối không dùng quá 7 ngày, và tốt nhất phải theo chỉ định của bác sĩ. Thuốc chứa corticoid dùng sai cách sẽ gây ra biến chứng ức chế vỏ thượng thận, tiết hormone tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ, tăng đường huyết.
2/ Xông mũi cho bé tại nhà
Để giúp bé dễ chịu hơn, mẹ thường tự ý xông mũi cho bé tại nhà. Tuy nhiên, nếu làm sai cách, trẻ sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong một vài loại thuốc xông mũi chứa kháng sinh, dùng lâu ngày rất dễ gây xơ cứng cuống mũi, làm tổn thương niêm mạc mũi, dễ nhiễm trùng và một số bệnh hô hấp khác.
Ngoài ra, dùng thuốc quá liều còn gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng như tăng hoặc hạ huyết áp, run tay chân, tăng nhịp tim, gây co thắt, bệnh tim mạch, nghiêm trọng nhất có thể dẫn đến tử vong.
Dùng thảo dược để xông cũng không hẳn là an toàn 100%. Nếu bé nhà bạn bị hen suyễn, dễ bị dị ứng, có bệnh về đường hô hấp, khi xông mũi bằng thảo dược, bé rất dễ bị kích ứng, bộc phát cơn hen suyễn, gây co thắt phế quản.
3/ Xịt rửa mũi cho bé quá nhiều
Tuyệt đối không nên xịt, rửa mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày. Mũi có cơ chế tự làm sạch, rửa nhiều lần làm mất chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi, gây khô mũi, nhiễm khuẩn, tổn thương niêm mạc mũi. Do đó, không nên lạm dụng phương pháp này, để giữ chất nhầy tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn, cải thiện bệnh tình ổn định hơn.
3/ Trị bệnh theo mẹo dân gian
Nếu thấy con sổ mũi kéo dài, thăm khám bác sĩ là giải pháp tốt nhất, thay vì làm theo một số mẹo dân gian không rõ nguồn gốc. Biết đâu đấy, bệnh không đỡ, lại còn chuyển biến nặng hơn, và có khi còn ảnh hưởng đến bộ phận khác trong cơ thể trẻ.
4/ Lưu ý khi chăm trẻ bị sổ mũi
-Cho trẻ ngủ ở môi trường thoáng mát, nhiệt độ phòng tốt nhất 27-28 độ C. Nếu phòng để quạt, nên để số vừa phải, để khoảng cách xa vừa đủ dưới chân.
-Đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đưởng để hạn chế sự xâm nhập của bụi bặm, vi khuẩn.
-Vệ sinh miệng, súc nước muối sinh lý để ngăn ngừa bệnh lây sang họng.
-Tránh đừng để trẻ ngoáy mũi nhiều.
-Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc kháng sinh, thuốc không rõ nguồn gốc.
>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:
MarryBaby
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.