Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyễn Mận
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 17/08/2020

Trẻ mọc răng hàm và cách chữa trị khi trẻ bị sâu răng hàm

Trẻ mọc răng hàm và cách chữa trị khi trẻ bị sâu răng hàm
Trẻ mọc răng hàm là một sự kiện quan trọng trong suốt 2 năm đầu đời. Nếu may mắn êm ái đi qua "sự vụ" này, mẹ đừng mừng vội, thay răng vĩnh viễn cũng là chặng đường dài khác nữa đang chờ.

Mọc răng hàm trẻ và cả bố mẹ phải đối diện với rất nhiều khó khăn. Đó là cảm giác đau nhức, mệt mỏi do sốt không thể nhai, nuốt như bình thường. Chuyện sụt cân là chắc chắn. Và mẹ cũng có thể thức thâu đêm nếu bé quấy khóc không chịu ngủ.

Sau khi sinh những vấn đề như thế này không xa lạ. Mẹ cũng xác định luôn là sẽ phải 2 lần qua đò vì bé thay răng hàm sữa và răng hàm vĩnh viễn.

Trẻ mọc răng hàm sữa và răng hàm vĩnh viễn

Trong thứ tự mọc răng của trẻ sơ sinh chiếc răng hàm sữa thứ nhất mọc khi trẻ được khoảng 13-19 tháng (hàm trên) và 14-18 tháng tuổi (hàm dưới). Chiếc răng hàm sữa thứ hai mọc khi trẻ khoảng 25-33 tháng tuổi (hàm trên) và 23-31 tháng tuổi (hàm dưới).

trẻ mọc răng hàm 1
Mọc răng là thời kỳ trẻ cảm thấy “khó ở”, mẹ cần kiên nhẫn trong chuyện cho bé ăn

Răng hàm sữa sẽ gắn bó với trẻ khoảng 6 năm đầu đời, tuy rằng chúng chắc chắn sẽ rụng đi nhưng cũng cần được chăm sóc tốt vì giai đoạn này hệ răng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thói quen nhai, nuốt để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

Tới giai đoạn thay răng vĩnh viễn, mọi chuyện cần được lưu tâm hơn nữa. Lúc này hàm răng đích xác là “góc con người” khi trưởng thành. Răng hàm số 6 mọc sớm nhất khi trẻ mới 6-7 tuổi. Lúc này những chưa có chiếc răng sữa nào được thay thế.

Do đó, thường có 2 hướng có thể xảy ra với chiếc răng hàm 6 là nhanh chóng bị sâu răng mà không được điều trị và mọc bị chen chúc, lệch ra khỏi hàm mà không được nắn chỉnh sớm dẫn đến lệch răng vĩnh viễn.

Vì vậy điều quan trọng nhất cha mẹ cần nhớ là ngay khi trẻ chuẩn bị vào lớp 1 nên để ý xem chiếc răng hàm số 6 này mọc như thế nào và giúp bé chăm sóc, giữ gìn nó thật tốt. Nếu bị lệch thì nên cho bé đi nha sỹ để nắn lại.

Tốt nhất phụ huynh nên nắm được lịch thay răng của từng vị trí răng cụ thể để biết răng nào thay đúng, răng nào không được thay. Vì nếu răng sữa không rụng đúng lịch và răng sữa không mọc đúng thời điểm sẽ gây lệch lạc răng về sau.

Lịch trình thay răng vĩnh viễn

  • 6-7 tuổi là thời gian trẻ thay 2 chiếc răng cửa giữa hàm dưới (răng số 1)
  • 7 tuổi thay 2 răng cửa giữa hàm trên
  • 7-8 tuổi thay 2 răng cửa bên hàm dưới (răng số 2)
  • 8 tuổi thay 2 răng cửa bên hàm trên
  • 9-10 tuổi thay 2 răng hàm số 4 hàm dưới
  • 10 – 11 tuổi thay 2 răng nanh hàm dưới
  • 11 tuổi thay 2 răng hàm số 5 hàm trên
  • 11-12 tuổi thay 2 răng hàm số 4 hàm trên và 2 răng nanh (răng số 3) hàm dưới
  • 12 tuổi thay 2 răng hàm số 5 hàm trên.

Dấu hiệu trẻ mọc răng hàm

Vấn đề phụ huynh phải đối diện khi trẻ mọc răng hàm chính là:

  • Sốt nhẹ: Nguyên nhân là khi mọc răng hàm ở trẻ em được các bác sĩ nha khoa cho rằng thời điểm mọc răng của trẻ đồng thời trùng với giai đoạn trẻ đã hết thời gian có được khả năng miễn dịch nhận được từ người mẹ.
  • Chảy nước dãi: Dấu hiệu này rất dễ nhận biết ở trẻ nhỏ và trẻ lớn cũng vậy.
  • Ho: Đừng quá lo lắng và nghĩ con mình bị ốm. Việc có nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc. Chỉ khi những cơn ho kèm sốt, sổ mũi, dị ứng thì đấy mới là dấu hiệu trẻ bị ốm.
  • Hay nhai đồ: Áp lực khi những mầm răng bé xinh cứ đòi đâm xuyên qua nướu sẽ khiến con không hề thoải mái một chút nào. Trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm bất cứ cái gì chúng có trong tay
  • Chán ăn: Sự đau nhức, khó chịu khi những chiếc răng hàm nhú lên sẽ khiến trẻ có hiện tượng chán ăn và lười ăn hơn
  • Khó ngủ: Khi mọc răng hàm ở trẻ em sẽ khiến trẻ hay bị thức giấc vào ban ngày và đêm.

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng hàm

Với hiện tượng sốt khi mọc răng hàm ở trẻ em, mẹ có thể cặp nhiệt độ theo dõi tình trạng cho bé. Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ nên dùng khăn ấm lau mát cơ thể để hạ sốt. Đồng thời, mẹ có thể tăng cữ bú cho bé trong ngày, nếu bé không bú được, mẹ vắt sữa cho ăn bằng thìa.

Đối với những bé lớn hơn, mẹ nên thường xuyên cho uống thêm nước lọc hoặc nước trái cây bổ sung vitamin vào cơ thể. Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và tránh tình trạng mất nước.

trẻ mọc răng hàm 3
Cho bé uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây để hạ sốt và tăng cường dinh dưỡng

Mọc răng hàm ở trẻ rất dễ dẫn đến tình trạng kén ăn, nên mẹ hãy chọn những thực phẩm mềm để trẻ dễ ăn hơn, đồ ăn không quá nóng hay quá lạnh đều không tốt cho bé.

Khi răng đã mọc, mẹ nên giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt, thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm.

Chế độ dinh dưỡng cho bé mọc răng

Khi trẻ sốt do mọc răng hàm, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, bởi lúc này trẻ ăn uống rất khó khăn, thường bỏ ăn do sưng nướu đâu.

Mẹ cho trẻ ăn các loại thực phẩm xay nhuyễn, mềm để tránh tác động mạnh đến chỗ nướu đang bị sưng do răng mọc. Ngoài ra, mẹ có thể luộc chín cà rốt, khoai tây, súp lơ cho trẻ gặm để kích thích mọc răng tốt và nướu răng của bé bớt khó chịu.

Trong thực đơn của bé, mẹ bổ sung thêm các loại nước trái cây tốt cho bé vừa cung cấp vitamin. Mẹ có thể cho bé uống nước hơi lạnh để xoa dịu cơn đau răng nhé! Bánh quy ít đường là món ăn dặm lý tưởng cho bé đang độ tuổi mọc răng.

Nhiều bé sẽ bị sốt nhẹ kéo dài từ 1 đến 3 ngày mẹ cần theo dõi, quan sát thấy con có biểu hiện lạ hơn đưa đến bệnh viên để được bác sĩ chuẩn đoán.

Mọc răng cũng đau và khi bị sâu răng hàm, phải nhổ cũng đau không kém. Bố mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân sâu răng hàm cũng như cách chữa trị nhé.

Những lưu ý khi trẻ em bị sâu răng hàm

1. Nguyên nhân trẻ em bị sâu răng hàm

Có nhiều nguyên nhân sâu răng hàm bị sâu nhưng chủ yếu là thói quen thích ăn đồ ngọt và vệ sinh răng miệng kém.

Ăn nhiều đồ ngọt

Ở độ tuổi nào cũng vậy, đồ ngọt luôn giữ được sự hấp dẫn không thể chối từ với mọi đứa trẻ. Ăn quá nhiều đồ ngọt có thể gây ra nhiều bệnh như béo phì, tiểu đường… và sâu răng là bệnh dễ nhận thấy nhất. Đường có chứa trong đồ ngọt nếu sử dụng quá nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công khoang miệng.

Vệ sinh răng miệng kém

Không đợi khi đau răng, sâu răng mới lo lắng tới việc phải vệ sinh răng miệng trẻ thường xuyên mà ngay từ khi hàm răng sữa nhỏ xinh của trẻ hoàn thiện bạn đã cần tập cho trẻ thói quen này. Đa số trẻ thường chưa biết cách làm sạch răng miệng khoa học, nếu bạn không quan tâm càng dễ dẫn tới khả năng trẻ em bị sâu răng hàm sớm.

Trẻ cần hiểu, đánh răng thường xuyên ít nhất mỗi lần sau mỗi bữa ăn là điều nên làm để bảo vệ hàm răng đẹp. Gia đình chính là môi trường hướng dướng hiệu quả nhất đánh răng đúng cách, ngăn ngừa mảng bám dẫn đến sâu răng.

Trẻ bị thiếu canxi

Canxi giúp sản sinh men răng, giúp răng cứng chắc và khỏe mạnh. Trẻ bị thiếu canxi, răng yếu, men răng mỏng, không thể kháng cự các vi khuẩn gây bệnh nên có nguy cơ mắc bệnh sâu răng hàm rất cao.

2. Những lưu ý khi điều trị

Vì răng hàm có chức năng nhai quan trọng nhất trong khoang miệng nên tác hại đầu tiên chính là trẻ ăn uống không ngon miệng này. Khi ăn, răng không thể nhai, xé, nghiền nhuyễn thức ăn trước khi chuyển xuống dạ dày tiêu hóa. Sau cùng, trẻ sẽ biếng ăn, bỏ bữa, thậm chí sẽ khiến trẻ bị đau răng dai dẳng.

Khi phát hiện trẻ bị sâu răng hàm, tùy mức độ mà bác sĩ sẽ đưa ra những hướng điều trị hợp lý. Thông thường có các trường hợp sau:

  • Sâu men răng: Những biểu hiện thường thấy là bề mặt răng có các đốm trắng, răng mất độ nhẵn bóng. Đối với trường hợp này, các bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp tái khoáng khoáng phần răng bị sâu của trẻ. Các dung dịch sử dụng sẽ bao gồm: Các chất cacium, phosphate, florinê bôi vào nơi bị sâu răng, liên tục trong vòng 5 – 6 tháng, sâu răng hàm của trẻ sẽ lành hoàn toàn.
  • Sâu ngà răng: Ở giai đoạn sâu răng này, trẻ sẽ cảm thấy bị răng ê buốt, đau nhức khi có kích thích từ thức ăn nóng lạnh, chua ngọt. Triệu chứng: Lỗ sâu đổi màu, đáy lỗ sâu gồ ghề, có nhiều ngà mềm hoặc ngà mủn.

Bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp hàn trám kiểm soát răng sâu nạo vét toàn bộ phần ngà răng bị hư hỏng, sau đó sử dụng vật liệu hàn trám để trám bít và tái tạo lại hình dáng của răng, nhằm ngăn chăn sự phát triển của bệnh.

  • Sâu răng lan đến tủy răng: Trẻ bị sâu răng hàm ở trường hợp này là mức độ nghiêm trọng, sâu vào tủy răng và gây ra nhiều biến chứng: viêm tủy, áp xe xương ổ răng, tủy hoại tử, răng lung lay… Có thể áp dụng phương pháp hàn trám hoặc phải nhổ răng cho trẻ , nếu răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, không thể tiếp tục bảo tồn.

Trẻ em bị sâu răng hàm ở mọi mức độ đều cần được đưa tới cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị thích hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống tại nhà để trẻ nhanh lành bệnh.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x