Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Linh Hồ
Tham vấn y khoa: Thạc sĩ - Bác sĩ CKI Lê Chí Hiếu
Cập nhật 18/05/2022

"Bắt mạch" tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc

"Bắt mạch" tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc, làm phiền giấc ngủ của cả nhà là những điều hết sức bình thường khi còn nhỏ. Nếu không xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý thì mẹ không cần lo lắng về hiện tượng này.

Tình trạng trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể nhìn theo hướng tích cực như sau: Mặc dù trẻ mới sinh gần như ngủ suốt ngày đêm nhưng thường thức giấc sau 2 giờ để bú vì đói. Khóc được xem như một báo hiệu về sự phát triển của trẻ trong những tháng đầu tiên làm quen với cuộc sống thực tế.

Sau khi sinh bé có xu hướng khóc nhiều vào 2-3 tuần đầu tiên và đạt “mốc” ở tuần thứ 6-8. Thời gian sau đó bé giảm quấy khóc, khoảng tháng thứ 4. Trẻ sơ sinh sẽ hay khóc đêm vì đây là khoảng thời gian giải tỏa căng thẳng trong một ngày dài.

Tại sao trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc?

Dù bú bình hay bú mẹ thì trẻ từ mới sinh đến 1 tháng tuổi cũng ngủ suốt ngày đêm và chỉ thức dậy để bú. Do vẫn còn quen không gian trong bụng mẹ nên bé chưa phân biệt được ngày và đêm. Vì vậy nhiều trẻ sẽ ngủ suốt vào ban ngày và thức giấc nhiều hơn vào ban đêm. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nếu trẻ không có triệu chứng bệnh lý liên quan.

trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc nếu không phải do bệnh lý mẹ đừng quá lo lắng

Những trẻ ngủ quá nhiều, ngủ sâu ở giai đoạn đầu mới sinh cũng không phải là tốt. Tuy không cần phải đánh thức trẻ sơ sinh dậy để cho bú nhưng cũng không nên để bé ngủ quá 3 giờ mà không cho bú. Sau 3 tháng 10 ngày, trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm từ 6-8 giờ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ quấy khóc khi ngủ: 7 lý do thường gặp và cách xoa dịu con

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng não bộ của trẻ dù được 18 tháng cũng chỉ mới phát triển 25% so với não người lớn, phần còn lại đều đang trong giai đoạn định hình. Vì thế giấc ngủ của trẻ dưới 18 tháng thường chập chờn và giống với nếp sinh hoạt của bé khi còn là bào thai.

Các giai đoạn của một giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ cũng như người lớn, cũng có giấc ngủ cũng chia ra nhiều giai đoạn khác nhau. Tùy từng giai đoạn mà trẻ ngủ không ngon giấc hay thức giấc và cử động.

trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc
Trẻ sơ sinh không chịu ngủ và trẻ khó ngủ về đêm là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh

1. Giấc ngủ nhanh (REM)

Được lý giải là giấc ngủ có cử động mắt nhanh. Ở giấc ngủ ngắn này trẻ sẽ nằm mơ và mắt sẽ cử động nhanh theo chiều trước sau. Mặc dù trẻ nhỏ ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày, nhưng khoảng phân nửa thời gian là giấc ngủ REM. Tức là bé chỉ ngủ sâu khoảng 8 giờ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Những nguy hiểm khi trẻ hay quấy khóc vào ban đêm và cách khắc phục

2. Giấc ngủ chậm (Non-REM)

Loại giấc ngủ không cử động mắt nhanh có 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Buồn ngủ. Triệu chứng thường thấy là mí mắt sụp xuống, chớp liên tục, ngủ gà ngủ gật.
  • Giai đoạn 2: Ngủ lơ mơ. Trẻ có thể vẫn cử động, giật mình, vặn mình.
  • Giai đoạn 3: Ngủ sâu.
  • Giai đoạn 4: Ngủ rất sâu.

Trong vài tháng đầu, trẻ có thể thức giấc khi chuyển từ ngủ sâu sang ngủ lơ mơ và có thể khó ngủ trở lại. Cụ thể khoảng hơn 22 giờ đêm; bé có thể ngủ rất sâu và sẽ có 2 lần thức giấc ở giai đoạn 2. Từ gần 23 giờ – 5 giờ sáng là những giấc ngủ không sâu, đồng thời xuất hiện những cơn mơ, xen lẫn những lần thức dậy ngắn. Từ 5 – 6 giờ sáng, bé ngủ sâu trở lại. Hiện tượng trẻ sơ sinh hay khóc đêm rất bình thường, mẹ không cần quá lo lắng nhé!

Khi được 6 – 10 tháng tuổi giấc ngủ của bé có thể bị ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như tình trạng sức khỏe, thói quen hàng ngày hoăc bé đang mọc răng…

Mẹ nên làm gì khi trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc về đêm?

Việc bé thức dậy trong đêm và quấy khóc là mẹ không nên quá căng thẳng hay lo lắng. Vấn đề cần giải quyết lúc này là làm thể náo để bé ngủ ngon lại sau đó.

trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc 1
Vé hay khóc đêm đôi khi chỉ là để giải tỏa căng thẳng trong ngày

Nếu trước 22h bé đang ngủ mà giật mình thức dậy, khóc hay la hét thì rất có thể do một nhân tố nào đó bên ngoài tác động khiến trẻ sơ sinh hay khóc đêm vì cảm thấy bất an, hoảng loạn. Ví dụ như tiếng nói chuyện ồn ào, tiếng tivi quá lớn… Mẹ có biết mẹo để bé ngủ không giật mình là gì không? Chỉ cần tìm lại không gian yên lặng bé sẽ tự ru mình ngủ lại rất nhanh. Nếu trẻ vặn mình hay đứng lên trên cũi thì mẹ hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm lại, không nên bế ẵm, ru hay nói chuyện với bé bởi thực ra lúc này bé vẫn đang ngủ.

>>> Bạn có thể tham khảo: Bé khóc đêm: Mặc kệ khóc chán, con sẽ tự ngủ thôi!

Một nghiên cứu về tình trạng trẻ thường xuyên khóc đêm đáng được chú ý năm 2011 chỉ ra rằng: Trẻ em không biết cách ngừng khóc cho tới khi chúng được ép chúng vào khuôn khổ. Bắt trẻ ngoan ngoãn tiếp tục đi ngủ vào ban đêm sẽ giúp cha mẹ cảm thấy yên tâm và thoải mái hơn nhưng vô hình chung lại tăng sự khó chịu trong bé khi bé hay khóc đêm.

Tập cho bé ngủ đêm đồng nghĩa với việc bé sẽ trải qua một chu kỳ mới: Cảm thấy thoải mái nhưng sau đó lại bị ức chế. Đến một mức độ nào đó, bé sẽ bộc lộ những ức chế đó bằng các phản ứng cực đoan như là khóc to lên.

Trẻ ngủ không ngon giấc hay quấy khóc có thể hiểu là một hiện tượng sinh lý tự nhiên. Cho dù bạn có cảm thấy phiền toái về những lần như vậy cũng nên tập thích ứng cũng như trẻ đang thích ứng với cuộc sống mới.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Nguồn tham khảo

1. Crying baby: What to do when your newborn cries
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/healthy-baby/
Truy cập ngày 26/11/2021

2. Soothing a crying baby
https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/soothing-a-crying-baby/
Truy cập ngày 26/11/2021

3. Newborn behaviour: an overview
https://raisingchildren.net.au/newborns/behaviour/understanding-behaviour/newborn-behaviour
Truy cập ngày 26/11/2021

4. How to Handle Your Baby Crying at Night
https://parenting.firstcry.com/articles/baby-crying-at-night-causes-solution/
Truy cập ngày 26/11/2021

5. What to Do When Babies Cry
https://kidshealth.org/en/parents/babies-cry.html
Truy cập ngày 26/11/2021

x