Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?
Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác
Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Bài viết này không cung cấp đủ thông tin
Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.
Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.
Tôi có câu hỏi.
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!
Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc
Giống như chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giấc ngủ hàng ngày cũng rất quan trọng, giúp bé phát triển toàn diện cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Tuy nhiên, có rất nhiều nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc khi ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến làm bé ngủ không sâu giấc và cách giải quyết phù hợp, mẹ tham khảo nhé!
Thiếu can-xi là một nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Can-xi có vai trò cực kỳ quan trọng, nó được xem là “nền móng” cho sự phát triển của hệ xương, răng khỏe mạnh. Không chỉ còi xương, chậm lớn, trẻ bị thiếu can-xi còn thường hay hay giật mình khi ngủ, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc… Vì nếu thiếu can-xi, quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương sẽ bị ảnh hưởng, đồng thời hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh khiến cho việc tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, trẻ trở nên khó ngủ, ngủ hay mơ màng bất an…
– Không bổ sung đầy đủ canxi dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu hụt can-xi ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
– Sau khi sinh trẻ bị “cắt” nguồn can-xi đột ngột từ mẹ do đó cơ thể trẻ phải tự điều chỉnh.
– Trẻ không được bổ sung can-xi, vitamin D sau khi sinh cũng làm tăng nguy cơ bị thiếu can-xi trầm trọng.
– Chế độ dinh dưỡng “nghèo” can-xi.
– Khi mang thai, mẹ cần tích cực ăn uống nhiều thực phẩm có nguồn can-xi dồi dào như sữa, các chế phẩm từ sữa, tôm, cua, rau chân vịt, súp lơ xanh… Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung canxi bằng viên uống nếu có sự chỉ định của bác sĩ.
– Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong những tháng đầu đời bởi sữa mẹ có hàm lượng can-xi dồi dào và an toàn nhất cho bé.
– Thường xuyên tắm nắng cho trẻ sơ sinh để giúp cơ thể tổng hơp vitamin D hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa can-xi.
Phòng ngủ cũng là một nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Sau khi chào đời bé phải tập thích nghi với môi trường hoàn toàn mới và khác xa so với chiếc “tổ” ấm áp khi còn ở trong bụng mẹ. Đây cũng là lý do khiến trẻ ngủ không sâu giấc. Bên cạnh đó, giấc ngủ của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng do chỗ nằm không được thoải mái, bị ẩm ướt…
>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ hay quấy khóc có đáng lo ngại hay không?
– Quấn chăn quanh người cho bé: Đây là cách làm rất đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sâu hơn, đặc biệt không bị giật mình khi ngủ.
– Tạo cho bé nơi ngủ tiện lợi: Tình trạng ướt át, tã bỉm đang bị “quá tải” do bé tè nhiều sẽ khiến bé trở nên khó chịu, bứt rứt không yên. Điều này chắc chắn ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ khi phải thức dậy giữa đêm khóc vì bị ướt, bị lạnh. Vì vậy mẹ cần lưu ý đảm bảo nơi ngủ cho bé phải thật khô thoáng, êm ái, ấm áp mẹ nhé!
Tinh thần của trẻ cũng ảnh hưởng và khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc. Trẻ bị một tác động bên ngoài khiến cho tinh thần không ổn định. Chẳng hạn, khi không chịu ngủ cha mẹ thường hay la mắng, dọa nạt đôi khi còn dùng đòn roi đối với trẻ; Hoặc kể với bé về những con ma, ông kẹ nhằm mục đích khiến bé sợ hãi và bắt đầu đi ngủ…Những việc làm này có thể sẽ có tác dụng nhưng lại làm trẻ ngủ không sâu giấc, hay giật mình đôi khi khóc thét bởi những giấc mơ xấu… Do đó, cha mẹ cần tuyệt đối không áp dụng biện pháp này nhé!
Trẻ nhỏ thường rất hiếu động, luôn thích vận động mọi lúc mọi nơi hay khi đùa giỡn vui cười quá khích cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Hoạt động tuy tốt nhưng cũng cần hạn chế, đặc biệt là khoảng thời gian trước khi đi ngủ vào buổi tối.
Đối với trẻ sơ sinh thời gian ngủ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu, do đó cha mẹ khó tạo cho bé một thói quen sinh hoạt có giờ giấc. Nhưng khi lớn hơn khoảng 6 tháng trở lên mẹ có thể lập cho trẻ một thời gian biểu nhất định cho giấc ngủ. Việc làm này giúp trẻ ngủ đủ giấc, đến giờ là bé sẽ tự ngủ.
Trong độ tuổi từ 1-3 bé rất ham chơi nên thường ít ngủ, bỏ qua giấc ngủ trưa, ngủ trễ hơn vào buổi tối. Theo đó, bé không ngủ đủ giấc ảnh hưởng trực tiếp sự phát triển thể chất, khả năng học hỏi, tiếp thu bài vở sau này.
Vì vậy, mẹ nên điều chỉnh và quy đinh giờ giấc ngủ một cách hợp lý, không cho bé ngủ quá muộn vào ban đêm. Điều này giúp trẻ ngủ đủ giấc hơn và ngon hơn.
>>> Bạn có thể tham khảo: Hát ru cho bé – Tuyệt chiêu giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, mẹ có thể tham khảo cách sau:
Nếu trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc thì trong 8 tuần đầu sau sinh trẻ không thể thức hơn 2 giờ liên tục vì sau đó trẻ sẽ quá mệt mỏi và trở nên khó ngủ. Các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ như chớp mắt liên tục, lim dim, kéo dài, ngáp hay quầng thâm dưới mắt sẽ giúp phụ huynh cho trẻ đi ngủ để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc, mẹ nên dạy trẻ phân biệt giữa ngày và đêm. Một số trẻ sơ sinh có thói quen thức đêm ngay từ trong bụng mẹ và khi ra đời cũng duy trì thói quen như vậy. Trong vài ngày đầu sau sinh không thể thay đổi thói quen của trẻ ngay được mà chỉ có thể bắt đầu dạy khi trẻ được 2 tuần tuổi.
Ban ngày khi trẻ còn thức cần chơi với trẻ càng nhiều càng tốt, nói chuyện và hát cho trẻ nghe vào các cữ bú ban ngày, đảm bảo ánh sáng trong phòng ngủ và không cần loại bỏ các tiếng ồn thông thường ban ngày như tiếng tivi, radio,…nhẹ nhàng đánh thức trẻ dậy khi trẻ thiu thiu ngủ. Khi về đêm cần giữ yên lặng và nói khẽ khi trẻ bú cữ đêm, giữ phòng tối và yên tĩnh.
>>> Bạn có thể tham khảo: Tổng hợp mẹo dân gian giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon bạn biết chưa?
Khi trẻ được 6-8 tuần tuổi có thể bắt đầu dạy trẻ tự ngủ. Phụ huynh nên đặt trẻ vào nôi hay giường khi trẻ buồn ngủ nhưng vẫn còn thức. Cách thức dỗ trẻ trong 8 tuần đầu sau sinh rất quan trọng vì sẽ tạo thành thói quen cho trẻ cho nên cần lựa chọn hình thức khả thi với bản thân như: hát ru, nghe nhạc, vỗ nhẹ mông, gãi nhẹ đầu,… Không nên cho trẻ ngủ trên tay rồi mới đặt xuống giường vì sẽ tạo thói quen xấu cho trẻ.
Qua đây, hi vọng mẹ đã biết được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách giúp bé ngủ ngoan hơn rồi. Chúc mẹ và bé luôn khỏe!
Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.
1. Infant Sleep
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=infant-sleep-90-P02237
Truy cập ngày: 15/03/2023
2. Baby sleep: 2-12 months
https://raisingchildren.net.au/babies/sleep/understanding-sleep/sleep-2-12-months
Truy cập ngày: 15/03/2023
3. Helping baby sleep through the night
https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/infant-and-toddler-health/in-depth/baby-sleep/art-20045014
Truy cập ngày: 15/03/2023
4. How to Keep Your Sleeping Baby Safe: AAP Policy Explained
https://www.healthychildren.org/English/ages-stages/baby/sleep/Pages/A-Parents-Guide-to-Safe-Sleep.aspx
Truy cập ngày: 15/03/2023
5. Helping your baby to sleep
https://www.nhs.uk/conditions/baby/caring-for-a-newborn/helping-your-baby-to-sleep/
Truy cập ngày: 15/03/2023