Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Nguyên Hà
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 14/04/2016

Vì sao trẻ sơ sinh hay nhìn tay?

Vì sao trẻ sơ sinh hay nhìn tay?
Từ 2 tháng tuổi trở đi, rất nhiều trẻ sơ sinh có thói quen nhìn chằm chằm vào bàn tay mình trong khi các ông bố bà mẹ cứ "mắt tròn, mắt dẹt" không hiểu con muốn chơi trò gì. Nếu cũng đang cảm thấy hành vi của bé quá lạ lùng, bài viết dưới đây là dành riêng cho bạn

Có gì kỳ lạ trên đôi bàn tay bé nhỏ mà bé lại cứ nhìn chăm chú đến vậy? Liệu có vấn đề gì đang xảy ra ư? Mời bố mẹ tìm lời giải đáp về hành động kỳ lạ này của các bé sơ sinh trong bài viết dưới đây nhé!

Trẻ sơ sinh
Bé hay nhìn ngắm bàn tay liệu có vấn đề về sức khỏe?

Thực tế, theo tiến trình phát triển tự nhiên của mình, trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi rất thích được quan sát và nhìn ngắm mọi thứ xung quanh, chẳng hạn như cái quạt quay, đồ chơi treo lủng lẳng trước mặt hay cái mùng chụp trên nôi… Theo bản năng, bé sẽ thấy đôi bàn tay mình chuyển động được, ở ngay trước mặt mình và thấy hứng thú với phát hiện này. Do đó, bé sẽ ngắm mãi đôi bàn tay be bé của mình. Điều này không chỉ rất bình thường mà còn cho thấy bé cưng đang phát triển đúng tiến độ của mình.

Tầm nhìn của trẻ 2 tháng tuổi được cải thiện nhiều nên bé có thể nhìn thấy được đồ vật để ở xa và quan sát được chi tiết hơn. Điều này là do sự phát triển của não bộ đã giúp củng cố thêm các cơ mắt của bé.

Khoảng 2-3 tháng tuổi, mẹ sẽ thấy thỉnh thoảng trẻ sẽ nhìn chằm chằm khuôn mặt mình mà không rời mắt cho đến khi mẹ đi chỗ khác. Điều này cũng xảy ra tương tự với đôi tay của trẻ. Những biểu hiện này đều nằm trong quá trình phát triển tự nhiên và cũng là cách bé “giải trí” đầy thú vị.

Bé sẽ sớm kiểm soát được tầm nhìn xung quanh mình và rất thích thú nhìn ngắm những đồ vật mới và lạ. Vì thế, khi mẹ treo những đồ chơi mới lên, mắt trẻ sẽ mở to hơn khi phát hiện ra “người bạn mới” rồi nhìn ngắm kỹ hơn, lâu hơn so với những món đồ chơi đã quen thuộc với bé. Việc trẻ nhìn chăm chú đôi tay mình là một cách đơn giản giúp trẻ phát triển thị lực của mình và khả năng phối hợp cử động hai tay cùng lúc. Những điều này là sự chuẩn bị cho những bước phát triển vượt bậc hơn sau này của trẻ.

Ở giai đoạn 3 tháng tuổi, trẻ sơ sinh có thể tự chủ trong việc phối hợp cử động hai tay và sau đó, bé sẽ học cách để chờm với hay bắt chụp lấy đồ vật. Lúc này, bé sẽ không còn hứng thú để nhìn ngắm đôi tay của mình nữa mà chuyển sang tìm cách điều khiển chúng theo ý mình.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x