Chúng tôi có thể cải thiện như thế nào?

close
chevron

Bài viết này có những thông tin sai lệch hoặc chưa chính xác

Hãy cho chúng tôi biết thông tin nào chưa chính xác.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Bài viết này không cung cấp đủ thông tin

Hãy cho chúng tôi biết bài viết đang thiếu điều gì.

Bạn không cần điền thông tin này nếu không thấy thoải mái. Nhấn Gửi ý kiến ở dưới đây để tiếp tục đọc.

chevron

Tôi có câu hỏi.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu có góp ý, vui lòng chia sẻ ở khung phía dưới!

Nếu bạn gặp nguy hiểm hoặc cần cấp cứu, bạn phải gọi ngay cho các dịch vụ cấp cứu gần bạn, hoặc

Ảnh tác giảbadge
Tác giả: Cộng tác viên MarryBaby
Thông tin kiểm chứng bởi Ban biên tập MarryBaby
Cập nhật 23/05/2017

Sữa mẹ là nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ nhiều về đêm?

Sữa mẹ là nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ nhiều về đêm?
Trẻ sơ sinh thường rất dễ ngủ và có thể ngủ ở bất cứ ở nơi nào. Đó là lý do làm nhiều cha mẹ lo lắng khi thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày và ngủ xuyên đêm không bú. Một phần nguyên nhân là do trẻ đã quen môi trường trong bụng mẹ, phần còn lại là ảnh hưởng dinh dưỡng từ sữa mẹ.

Ngay từ khi mẹ mang thai cho tới khi chào đời, khoảng thời gian 9 tháng trong bụng mẹ, bé yêu đã quen không ăn theo cữ, không ngủ theo giờ, không phân biệt ngày đêm, sáng tối. Chính vì vậy, vừa mới sinh, cơ thể bé chưa nạp được hormone cần thiết cho giấc ngủ dài. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, nhưng ngủ khi bé muốn.

Chất lượng sữa mẹ ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Sữa mẹ ở thời điểm sau khi sinh, không giống như “thực đơn đặt sẵn” mà trái lại, biến đổi trong quá trình cho con bú, những ngày đâu là trong mỗi lần ăn của bé. Thậm chí sữa con thay đổi theo cả khí hậu và giới tính để có thể đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển của bé. Đó cũng là lý do giấc ngủ của trẻ bị ảnh hưởng nhiều từ các thành phần chất an thần phù hợp có trong sữa mẹ.

Một số chất cố định có trong nang sữa giúp trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn:

  • Casomorphin: Sữa mẹ có đạm Whey và đạm Casein, trong đó đạm Casein chiếm một lượng nhỏ, có chứa chất an thần Casomorphin có tác dụng giúp bé yêu ngủ say. Lượng đạm Casein rất ít này phù hợp hoàn toàn với trẻ sơ sinh, giúp bé có những phần giấc ngủ tĩnh và sâu nhưng không mê man.Thành phần đạm chính Whey, không mang chất an thần này nên không khiến trẻ ngủ li bì mà chỉ ngủ say.
  • Hormone Melatonmin (Hormone giúp bé ngủ nhiều): Khoảng thời gian 3 tháng đầu đời, cơ thể bé chưa tạo được Melatomin mà chủ yếu lấy từ nguồn sữa mẹ. Vào buổi đêm, sữa chứa nhiều Melatomin nhất, giúp bé tạo nên nhịp sinh học mới và quen dần với giấc ngủ dài hơn vào ban đêm.
sữa mẹ
Sữa mẹ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển cũng như giấc ngủ của trẻ sơ sinh
  • Hormone Prolactin (Hormone tạo sữa): Với những mẹ sinh con đầu lòng thường cảm thấy ngực căng sữa nhiều hơn vào ban đêm. Đó là do hormone Prolactin trong cơ thể mẹ tăng lên, giúp có nhiều sữa hơn. Đồng thời, sữa vào buổi đêm giàu các hợp chất cần thiết cho sự phát triển của não hơn, nhiều chất béo giúp bé no lâu nên sẽ ngủ được những giấc dài hơn ban ngày.
  • Hormone Serotonin (Hormone hoạt động và phát triển não): Theo các chuyên gian, có một loại đạm đặc biệt dồi dào trong sữa mẹ vào buổi đêm là Tryptophan. Chất Tryptophan này chính là dẫn chất cần thiết cho quá trình tạo hormone Serotonin – một hormone thiết yếu cho hoạt động và sự phát triển của não. Hormone này giúp não làm việc tốt hơn, giúp tâm trạng thoải mái và điều chỉnh chu kỳ thức ngủ.

Những vấn đề của giấc ngủ buổi đêm

Có những trẻ ngủ nhiều về đêm, ngủ ngoan và không quấy khóc nhiều những cũng có phần lớn trẻ lại bị rối loạn giấc ngủ. Điều này thường bắt nguồn từ sự chưa hoàn chỉnh về hành vi ở trẻ sơ sinh và nhũ nhi. Thức giấc và quấy khóc về đêm rất thường gặp ở lứa tuổi này do trẻ bị đói. Mẹ nên nhanh chóng cho trẻ bú để trở lại với giấc ngủ.

Với những trẻ hay khóc đêm mẹ không cần quá lo lắng vì tình trạng này thường giảm bớt khi trẻ được 2 tháng tuổi khi trẻ không bú đêm thường xuyên. Dấu hiệu nhận biết là khi có sự thay đổi khoảng cách giữa hai lần trẻ đòi ăn về đêm rộng ra, trẻ ít quấy khóc hơn so với thói quen khóc đòi bú mỗi 3 giờ trước đây.

Một số trẻ ngủ hay giật mình, quấy mẹ buổi đêm không phải đói mà có vấn đề về tiêu hóa. Mẹ cần theo dõi kỹ những lần đi tiêu của bé, để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Hoặc cho bé đi khám khi cần.

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh 3 tháng đầu

Những tuần đầu điên mới chào đời, bé thường chỉ ngủ từng giấc ngắn. Thông thường, bé sơ sinh không thể tự ý mình thức giấc và ngủ ngủ đủ thời gian bé cần.

Thời gian ngủ thông thường của trẻ 3 tháng đầu: Mỗi ngày ngủ khoảng 16 -18 tiếng và số lượng giác ngủ 4/ngày. Thời gian thức trung bình giữa các giấc ngủ là khoảng 1 tiếng. Phụ huynh sẽ mất khoảng 15 phút để dỗ cho trẻ ngủ. Mỗi giấc ngủ thường kéo dài từ 1-3 tiếng và thường thức đêm đòi bú.

Ngoài việc bú đều, tăng cần đủ, giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Trẻ sơ sinh ngủ nhiều sẽ phát triển tốt. Ngược lại nếu rối loạn giấc ngủ vào ban đêm trẻ không chỉ chậm lớn, mệt mỏi, hay quấy khóc, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Mẹ cần theo dõi kỹ chu kỳ giấc ngủ để kịp thời phát hiện bệnh lý liên quan.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

x